Chú chó con của lão già homeless bị cột cạnh chiếc xe đẩy mua hàng siêu thị; chiếc xe đang chất đầy “gia tài’ cho lão. Con chó kêu vài tiếng khe khẽ như trả lời. Nó ve vẩy đuôi như muốn cho lão thấy nó nghe tiếng gọi của chủ.

Quả thật tội nghiệp cho con chó cũng mang thân phận ‘homeless’ như chủ do màu lông trông bẩn thỉu không chút gì “mượt mà “ như chó “nhà giàu”?

Con chó homeless như tôi vừa ‘đặt tên’ có vẻ tinh khôn; có thể có chút gì “tinh ranh” mới đúng. Tôi nghĩ vậy cũng phải; vì có như thế mới cùng lão chủ ‘sinh tồn’ dọc theo ‘con đường gió bụi, giang hồ’. Nó loay hoay “ngó ngược nhìn xuôi” như muốn trung thành bảo vệ cái gia tài của chủ.

Trong chiếc xe siêu thị, không biết bao nhiêu thứ vặt vãnh: nào cái mền bông dơ dáy ố vàng, nào những mớ áo quần cũ bẩn thỉu, vài ba chiếc giày méo mó sờn gót, mấy cái bao đựng lon nhôm, chai nhựa. Những thứ nhôm nhựa lão lượm hàng ngày sẽ gom lại bán cho các nơi tái chế kiếm vài đồng mua thức ăn. Có thể mấy đồng bạc này lão sẽ mua thuốc hút cho qua cơn ghiền cùng cái giá rét mùa Ðông chăng?

Sợi dây cột chó không được dài cho nó đi xa hơn. Nó chỉ loay hoay, ngửi – ngửi, quanh chiếc xe đẩy như sắp sửa được ăn chút gì, thực ra chẳng có gì cho nó ăn cả!

Xem thêm:   Thân thương hai tiếng "Mình ơi"

Thỉnh thoảng lão úp hai tay vào mặt nói lảm nhảm những gì không ai nghe rõ. Thực ra chẳng ai để ý tiếng lão nói, chẳng ai màng nhìn lão. Mọi người lo lên xe cho kịp giờ. Nếu mưa, lão có thể ngồi vào chiếc ghế dài trong trạm để tránh. Chẳng ai xua đuổi nhưng lão sẽ tự lo thân phận mình, cố ý ngồi xa hơn để tránh sự khó chịu cho những người đợi xe.

Nhìn con chó, tôi thấy tội nghiệp, tuy ở Mỹ mà nó chẳng may mắn. Chẳng bì với mấy con chó ‘tốt phước’, được chủ dẫn đi dạo ngày hai buổi. Trời lạnh, những con chó may mắn kia có cái “áo chó” khoác ngoài; trên cổ có người còn đeo thêm cái chuông vàng óng ánh. Sợi dây dẫn chó cũng màu mè thật đẹp! Rõ ràng đó là những con chó nhà giàu, mập mạp đang bước đủng đỉnh theo chủ, bộ lông láng mượt trông phát ham.

Bảo Huân

“Chó ốm xấu mặt chủ nhà”, câu này chỉ đúng cho ai đang có cơm ăn áo mặc, có nhà cửa, có xe cộ chạy đó đây. Bộ lông xơ xác của chú “chó homeless” hôm nay tôi gặp nó cũng tương xứng với bộ áo quần bẩn thỉu hôi hám mà chủ nó đang bận.

Lão và con chó, hai ‘chủ tớ’ vẫn lang thang trong thành phố San Jose này qua bao mùa Ðông, tôi không biết được. Ngày tháng tới lão sẽ còn hòa mình với “vũ điệu trần gian” dưới ‘thiên đường hạ giới’ này, nơi mà hai thái cực sướng – khổ tột cùng mãi quyện vào nhau làm thành một khúc ‘ bi ai ’ mãi mãi cho loài người.

Xem thêm:   Tại sao khách hàng phải luôn chịu thiệt?

Khi trời quá lạnh, có những người homeless nằm chết bên lề đường, trên ghế công viên hay xó xỉnh nào đó ở ngoài các hành lang, góc chợ trong thành phố. Bao cái chết vô thừa nhận cạnh những ngôi nhà bên trong có lò sưởi ấm áp và thức ăn dư thừa? Nhưng từ lâu chẳng ai thống kê. Thiên hạ chẳng còn ai hơi sức đâu động đến những sự thật đau lòng hay khó chịu cho những gì gọi là “lương tâm” này cả. Vấn nạn homeless đã thành bất trị và kinh niên tại các nước giàu có và sự thật này không ai chối bỏ nhưng xã hội vẫn mãi bất lực.

Xã hội đã và đang góp tay giúp dịu đi thảm nạn trong đó có những người homeless ngày ngày lang thang trên các nẻo phố nơi quê hương mới tôi đang ở. Có xã hội nào quá toàn mỹ đâu? Nơi đây nền văn hóa mới trách nhiệm cá nhân là cao nhất còn tình gia đình nghĩa vụ bà con là thứ yếu. Bởi thế, một ai đó trong xã hội này khi đã lỡ ‘sa chân” thì khó lòng ngoi lên được. Có thể tôi nghĩ đúng, lão già homeless hôm nay tôi đang gặp bên cạnh xe buýt này chỉ một lần “đã lỡ sa chân” vì một vấn đề gì đó và “vết dơ” nó vẫn bị xã hội lưu mãi không cho lão một cơ hội hoàn lương?

Xem thêm:   Suy Đi Ngẫm Lại (03/28/2024)

Lão già giờ thôi lảm nhảm. Lại úp mặt, lão đang ngủ trong lòng hai bàn tay. Có thể lão đang mơ về một tiệc hội linh đình nào. Cũng có thể lão đang mơ về hình ảnh xa xưa khi gia đình đoàn tụ trong đêm Giáng Sinh bên lò sưởi ấm cúng. Hồn lão đang bay về một quá khứ thật xa: ngày xưa lão mới ra đời, đang nằm trong vòng tay ấp yêu của mẹ hiền:

– Ôi sung sướng và êm ấm biết bao!

Chú chó con vẫn ngó láo liên làm bổn phận canh chừng chiếc xe. Thỉnh thoảng nó ngó lão như đợi chia cho một chút bánh nào? Không thấy gì, con chó lấy chân cào cào vào vài mẩu rác cạnh nó, đôi mắt đen nhánh láo liên ra dáng chăm chỉ.

Tôi lên xe buýt, cái trạm xa dần. Dáng ngồi lom khom của lão già homeless, chiếc xe đẩy và con chó nhỏ dần cho đến khi khuất hẳn.

ĐHL