Nga, Trung Quốc luôn gây bất an cho dân chúng và đất nước Mỹ. Trong kế hoạch củng cố quốc phòng nhằm tự vệ và chống trả trước sự phát triển quân sự to lớn của hai nước này, Mỹ đang chế tạo loại vũ khí sát thương cao là hỏa tiễn nguyên tử liên lục địa, có chiều dài bằng cỡ đường chơi bowling. Hỏa tiễn này có tầm hoạt động 6,000 miles, mang đầu đạn nguyên tử mạnh gấp 20 lần so với trái bom thả ở Hiroshima.

Được biết, Không quân Mỹ đã có kế hoạch mua hơn 600 cái.

Minh họa GBSD. Nguồn. Northrop Grumman

Trị giá một hỏa tiễn liên lục địa GBSD

Không quân Mỹ đã ký hợp đồng trị giá 13.3 tỉ đô với công ty quốc phòng Northrop Grumman để thiết kế và chế tạo loại hỏa tiễn này. Tuy nhiên, số tiền này chỉ là số nhỏ so với tổng chi phí để trang bị vũ khí hiện đại này. Theo một báo cáo của Ngũ Giác Ðài, qua Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí và hãng tin Bloomberg thì chính phủ Mỹ sẽ chi khoảng 100 tỉ đô để sở hữu hỏa tiễn liên lục địa và sẵn sàng đưa vào sử dụng vào năm 2029. Ðể biết rõ giá trị hợp đồng mua GBSD thì có thể so sánh số tiền $100 tỉ này đủ trả được lương cho giáo viên của 1.24 triệu trường tiểu học trong 1 năm; tài trợ 2.84 triệu sinh viên với học bổng 4 năm ở đại học hoặc đủ lo cho 3.3 triệu tiền điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Cũng chừng đó tiền đủ xây một bức tường cơ khí để bảo vệ New York khi thủy triều lên cao. Hoặc đủ chi phí để bay khứ hồi tới Hỏa Tinh.

Bảo trì đầu đạn nguyên tử. Nguồn. staging.taktikz.com

Chiến thuật ngăn cản

Không quân Mỹ đặt cho chiến cụ này một cái tên khác với tên những loại hỏa tiễn đã xài, viết tắt là GBSD – “Hỏa tiễn ngăn cản chiến lược từ mặt đất”. GBSD được thiết kế để thay thế hạm đội hỏa tiễn Minuteman III hiện có. Cả 2 đều là hỏa tiễn liên lục địa, hoặc ICBMs. Giống như các loại trước, hỏa tiễn GBSD sẽ được đặt ở các hầm chứa dưới mặt đất, rải rác ở 5 tiểu bang.

Xem thêm:   Kẻ ngốc

Mục đích chính của GBSD không chỉ đánh trả các cuộc tấn công nguyên tử mà còn ngăn chặn từ trên không.

Bảo trì đầu đạn nguyên tử GBSD. Nguồn U.S. Air Force.

Theo lý thuyết “chiến thuật ngăn cản” thì kho vũ khí nguyên tử của Mỹ hiện có 3,800 đầu đạn. Họ đã gởi tin này tới các quốc gia có vũ khí nguyên tử với mục đích “răn đe” đối phương về sự đánh trả khủng khiếp của quân đội Mỹ. Vì vậy, tốt nhất là họ không nên tấn công trước.

Nhiều người tin rằng “chiến thuật ngăn cản” sẽ thành công, vì sự thật là không quốc gia nào dám tấn công Mỹ bằng vũ khí nguyên tử.

Phóng thử nghiệm hỏa tiễn nguyên tử GBSD. Nguồn. www.militaryaerospace.com

Lợi thế của GBSD

Ngoài ra, hỏa tiễn GBSD còn có mục đích chiến lược khác. Ðó là do nằm trong các hầm chứa ngầm dưới đất, trải rộng cả vùng cao nguyên của nước Mỹ, nên nếu xảy ra chiến tranh nguyên tử thì GBSD sẽ thu hút hỏa lực của đối phương tập trung tấn công vô các khu vực. Ðiều đó dẫn đến trường hợp nếu muốn tấn công, các nước đối đầu sẽ phải sử dụng rất nhiều đầu đạn nguyên tử vào một khu vực thưa thớt dân cư.

Hỏa tiễn GBSD. Nguồn. U.S. Air Force

điều bất lợi

Nhiều nhà cựu chỉ huy quân sự chỉ trích sự thụ động của các dàn phóng GBSD dưới các hầm ngầm vì hệ thống này không có khả năng di chuyển vị trí, tránh sự theo dõi mục tiêu của đối phương như hỏa tiễn chứa trong tàu ngầm hoặc chứa ở máy bay. Hỏa tiễn nguyên tử phóng từ mặt đất GBSD của Mỹ là mục tiêu dễ nhận dạng.

Tân trang hỏa tiễn Minuteman III. Nguồn. breakingdefense.com

Ngoài ra, do quá lộ liễu nên GBSD có thêm nguy cơ khác: các hầm chứa hiện không có hệ thống tự bảo vệ trước một cuộc tấn công trực tiếp. Hệ thống vi tính điều khiển chỉ đưa ra “Coi chừng, cảnh giác”. Khi Ngũ Giác Ðài nhận được tín hiệu của một cuộc tấn công nguyên tử đang tới, nhưng hệ thống vi tính của điều khiển dàn phóng GBSD lại báo là “Có thể đang bị bắn do máy bị phá và báo động sai”. Năm 2010, chính quyền Obama đã mở cuộc điều tra và thấy rằng các hỏa tiễn Minuteman dễ bị tê liệt bởi một cuộc tấn công mạng. Một sai sót nhỏ có thể tạo ra nhiều hậu quả thảm khốc. James Mattis, cựu tướng TQLC – người sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng thứ 26 của Mỹ – đã tường trình trước Ủy ban Dịch vụ Vũ trang của Thượng Viện rằng, loại bỏ hỏa tiễn nguyên tử phóng từ mặt đất của Mỹ “sẽ giảm nguy cơ báo động giả”. Một oanh tạc cơ có thể quay trở lại mục tiêu nhưng một hỏa tiễn nguyên tử phóng đi sai lầm thì không thể thu về được.

Phóng thử nghiệm GBSD. Nguồn. militaryanalizer.com

Chạy đua võ trang đầu đạn nguyên t

Xem thêm:   Sứa hương vị của biển

William J. Perry, Bộ trưởng Quốc phòng của chính phủ Clinton, đã phát biểu: “Chúng ta không cần phải chế tạo lại những vũ khí đã có trong thời kỳ chiến tranh lạnh”. Thay thế hệ thống hỏa tiễn phóng từ mặt đất của Mỹ, ông viết: “Sẽ tốn hao nhiều, nên dùng kinh phí này để củng cố lợi thế của các phương tiện chiến tranh thông thường và xây dựng hệ thống công nghệ vi tính có nhiều khả năng đập khủng bố và các cuộc tấn công mạng”.

Ðược biết, hiện nay Nga có khoảng 4,300 đầu đạn nguyên tử – ngang cỡ với Mỹ – và họ cũng đang phát triển vũ khí mới. Nhưng ông Perry đã chỉ ra: “Nếu Nga quyết định sản xuất đầu đạn nhiều hơn nữa, thì kinh tế của họ sẽ sụp tiệm, cũng giống như thời gian chiến tranh lạnh”. Theo nhiều phân tích của các chuyên gia an ninh quốc gia, Trung Quốc là mối đe dọa triền miên, lớn hơn Nga, phải hiểu rằng đổ tiền vô vũ khí nguyên tử quá nhiều là họ tự hủy hoại”.

Ðúng như Ngũ Giác Ðài dự kiến, Trung Quốc tăng gấp đôi số đầu đạn nguyên tử trong kho chứa của mình, hiện nay họ có khoảng dưới 300 đơn vị, vẫn còn quá ít so với Mỹ và Nga.

Trạm phóng GBSD. nguồn. zakadoo.com

Phản ứng của dân M

Trong một cuộc khảo sát các cử tri được Liên đoàn Các Khoa học gia Mỹ thực hiện vào tháng 10-2020 cho thấy, 60% người dân muốn làm cách khác như, tân trang hỏa tiễn cũ Minuteman và loại bỏ hỏa tiễn nguyên tử. Kết quả này cũng giống như cuộc khảo sát năm 2019, do Chương trình Cố vấn Cộng đồng tại đại học Maryland thực hiện. Câu hỏi đặt ra là “Liệu chính phủ có nên loại bỏ dần các hỏa tiễn nguyên tử đặt trên đất liền hay không?”. Và có 61% người được hỏi, trong đó 53% đảng Cộng Hòa, 69% Dân Chủ đều cho biết là “Có”.

Xem thêm:   Mưa rừng & tiếng hú giữa đêm khuya

Tất cả đưa tới câu hỏi: “Mục đích chiến lược không rõ ràng, dân chúng không thích, vậy tại sao Washington lại tốn quá nhiều tiền để thay thế hỏa tiễn Minuteman III?”.

Bàn điều khiển GBSD. Nguồn. httpwww.zakadoo.com

Nếu đi coi một nơi chứa hỏa tiễn nguyên tử tại nước Mỹ, điều đầu tiên bạn thấy là một căn trạm màu xanh, hoặc xám, nổi bật với màu sắc cảnh vật thiên nhiên chung quanh. Những hàng rào mắt cáo dài, có các ăng-ten nhỏ khó thấy ở xa và dưới lòng đất là hỏa tiễn nguyên tử.

Nhìn ở cự ly gần, thì thấy các dãy rào bao quanh một khu vực nhỏ hơn 1 block phố, phía trên là ba dây thép gai. Ngoài hàng rào, có cây cột gắn đèn hoặc gắn máy quay video. Bên trong rào, ở nơi phủ sỏi hoặc đất có mấy cây cọc treo bộ phận báo động an ninh hình dĩa, một bảng nhỏ trên cánh cổng khóa chặt, ghi “Ðược sử dụng vũ khí chết người” nhưng lại không có một dấu hiệu cho biết chủ của khu vực và mục đích sử dụng, không có phù hiệu của không quân hoặc cờ Mỹ.

Hầu như hoàn toàn không có ai trong khu vực, chỉ tiếng cỏ lao xao trên mặt đất, và phía dưới là vũ khí nguyên tử chết người.

Phòng điều khiển GBSD. Nguồn. Charlie Riedel, Associated Press

(Nguồn: By Elisabeth Eaves)