Gương mặt những ngày cuối tháng 4-75. Nguồn. pastdaily.com

Ghé thăm J, người bạn Mỹ già, kỹ sư trưởng ở RMK  ngay đường Thống Nhất.

J nói.

– Cẩn thận, tụi tao bắt đầu dzọt! Tao có vé, mầy và gia đình qua đây đi chung, 9 giờ tối 29…

Tôi vòng nhà thờ Ðức Bà, vừa quẹo vô tiệm HL trước bưu điện mua bánh, thì có 2 tiếng nổ lớn liên tục, tôi ngừng xe, nhìn lên trời. Bên kia đường, ngay góc nhà thờ Ðức Bà, 2 chiếc xe hoa kỳ kiểu xưa (thường cho thuê đám cưới), một đỏ, một xanh, và nhóm của Tướng Kỳ, mặc thường phục, cũng đang chỉ chỏ lên trời.

Ðài BBC, tối ngày 9-4-1975. “Vào lúc 8h30 ngày 8/4/1975, Trung úy Nguyễn Thành Trung đã dùng máy bay phản lực F5E ném bom Dinh Ðộc Lập, đánh dấu sự khởi đầu những ngày tuyệt mạng của chính phủ VNCH”.

Vợ.

– Anh rút hết tiền ngân hàng ra, có chuyện rồi!

– Ngân hàng của Mỹ, có chuyện cũng an toàn, Mỹ không bỏ VN đâu.

– Lấy ra phòng khi chiến tranh tới Sài Gòn.

Tôi cười.

– Ừa thì anh lấy một ít, SG sẽ không mất.

Ngày 29-4-1975, quân Bắc Việt pháo kích vô phi trường TSN, Ðại Sứ Mỹ Graham Martin đã ra lệnh di tản nhân viên, thường dân và gia đình người Mỹ đi khỏi SG. Bắt đầu cuộc di tản, đài phát thanh quân đội Mỹ phát liên tục bài “Giáng sinh trắng”.

Máy bay thám thính L-19, rơi đầu hẻm 59 Nguyễn Hoàng do hết nhiên liệu. Nguồn. Photo by Herve GLOAGUEN. Getty Images

Ngày 29-4-1975

7 giờ sáng, tôi lấy xe, chạy lên đường Nguyễn Hoàng, nhà hàng của L, bạn ở xưởng phim.

– Làm tô phở đi! Nổ tùm lum, sao cha không ở nhà?

– Thì coi một vòng tình hình, bạn bè.

Xem thêm:   Tô canh dưa hồng

Tôi nuốt miếng phở không trôi.

– Không lẽ Sài Gòn mất sao?

– Mất từ hồi Mao Xếng Xáng ăn nhậu Mao Ðài với Nixon, Kissinger bên Bắc Kinh lận, giờ mới lấy!

Từ 4 giờ sáng, hơn 150 hỏa tiễn phá nát phi trường TSN, 2 lính TQLC Mỹ với ngàn người Việt, Mỹ đang đợi di tản đã bị sát hại trong trận pháo kích này. Hỏa tiễn  phá hủy thêm 2 phi cơ vận tải C-130 của Mỹ, lúc họ đang đợi bên đường bay để rước những người di tản. Chuyến bay bị bỏ hẳn vì cuộc pháo kích. Thành phố giới nghiêm 24 /24…”

– Còn mấy cuộn phim?

– 1 cuộn 10 phút, trắng đen của Bolex, 2 cuộn màu kodak cho Canon

– Lấy máy, tao quay, mày chụp.

Vừa vòng ra đường Nguyễn Hoàng thì có tiếng máy bay rú lớn và.. rầm rầm… từ xa khói bụi bốc lên, mọi người chạy tán loạn.

Cuộc di tản ở bến tàu. Nguồn. SAIGON-APRIL-30-1975

Tôi la.

– Pháo kích!

L. đưa cái Canon gắn tê lê lên nhìn.

– Không phải pháo, có chiếc máy bay quan sát L-19 rớt gần tiệm may Thiên Phú, coi chừng nó nổ, quẹo bên kia đi cho lẹ,

Tụi tôi chạy nhanh về SG, dọc đường thấy dân chúng đang dọn sạch các khách sạn cho lính Mỹ thuê. Họ khiêng ra mọi thứ từ máy lạnh, TV đến bàn ghế, tủ giường chất lên xe lam, xe tải nhỏ chở đi…

“Các nhân chứng cho biết, 3 phi cơ của không quân VNCH, kể cả 1 chiếc C-119 gunship đã bị hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 của Liên Xô sản xuất bắn rớt.

Tướng Minh đã nhậm chức từ hôm qua trong sự căng thẳng với các cuộc chiến trong và ngoài SG, 3 phi cơ A-37 không xác minh đã oanh kích phi trường TSN, và quân đội Bắc Việt chỉ còn cách cửa ngõ SG vài miles…”

Tôi quay toàn cảnh bến tàu nhốn nháo người di tản, xe hơi lớn nhỏ, gắn máy đủ loại nằm lăn lóc trên bờ cảng, tiếng người la hét rùm cả bờ sông. Cầu tàu đang dồn cả đống người chen chúc.

Dân Mỹ di tản 29-4-1975. Nguồn AP

Ngày 30/4/1975

Xem thêm:   Đại Tá Hoàng Cơ Lân - Y sĩ nhảy dù đối đầu với Việt Cộng (kỳ 2)

Tôi chạy theo đường Hai Bà Trưng về Tòa Ðại Sứ Mỹ. Dân chúng vẫn còn vây quanh khá đông, không phải để leo vô di tản, mà đang “làm cỏ” Tòa Ðại Sứ.

“Hàng hóa” cũng khá đặc biệt, tôi thấy người ta đẩy ra toàn tủ sắt, két sắt, bàn làm việc, xa lông loại lớn.

– Anh biết trong đó có gì không?

Tôi hỏi một anh ở trần đang đẩy một xe ba gác có 2 két sắt nặng nề.

– Ðếch cần biết! Không đô la cũng đồ quý.

Anh đứng lại, thở.

– Mẹ! Không quý sao cất vô két sắt cha?

  1. chụp mấy hình, anh này nhe răng cười…

Ghé trước Tân Ðịnh mua con vịt quay.

– Sao còn bán? Không sợ à.

Ông Tàu cười.

– Hầy! Có chết đâu mà sợ! bán dzậy đắt hàng.

Ngày 29-4, dân leo xe bus Mỹ xin di tản. Nguồn. Bettmann-CORBIS

Tụi tôi về nhà bên Công Lý.

Tôi xách máy quay phim, máy chụp hình chạy xuống Thị Nghè thăm anh NV.

Bên trái con đường (từ Hàng Xanh vô) là hàng trăm bộ đội cộng sản mặt lạng lùng, đi hàng một, đeo ba lô, tay cầm AK.  Bên phải là cả một kho lương thực của Mỹ  bày bán dọc đường mà dân chúng quanh vùng đã lấy được từ Tổng kho Long Bình. Từng đống mền gối, ra trải giường, rượu Johnnie Walker, rượu chát đỏ, áo quần, giày (cỡ lớn), thịt bò (50 lbs, một thùng), đùi heo, thịt heo muối, thịt bò sấy (1 thùng 50 lbs), cam Sunkist, táo đỏ, nho, bơ thùng, kem…

Xem thêm:   Hòn Kẽm - Đá Dừng

Tôi quay, chụp cái cảnh buồn cười này, một bên lính bộ đội vô chiếm SG, bên kia dân SG mua bán đồ Mỹ, ngon lành, giá rẻ…

Không lâu sau khi Tướng Minh nhậm chức, lúc 6 giờ chiều, 3 chiếc A-37 đánh phá vào khu quân sự của phi trường, làm hư hại và tạo những tiếng nổ lớn, rung rinh thành phố.

Người phát ngôn của cộng sản đã liên lạc bằng điện thoại, cho biết rằng phi cơ của cộng sản không dính dấp vô cuộc đánh phá này.

Những tiếng nổ lớn tiếp tục rung chuyển SG cả giờ sau khi cuộc oanh tạc xảy ra. Trong một nhật lệnh phát trên Radio Sài Gòn lúc 9 giờ tối, Tư lệnh quân sự thủ đô SG, Tướng Nguyễn Văn Minh nói, ông không biết những máy bay tấn công đó ở đâu.”

Một toán đặc công cộng sản đã chiếm giữ phía bên kia cầu Sài Gòn, Tân Cảng, khu hải quân và cảng quân sự do Mỹ xây cất về phía Ðông Bắc thành phố SG.

Dân chúng bất chấp nguy hiểm, cố leo vào Tòa Đại sứ Mỹ để xin di tản. Nguồn. Image by Nik Wheeler CORBIS

Sau 1 giờ làm việc, Tướng Nguyễn văn Minh đã ra lệnh giới nghiêm Sài Gòn ngay lập tức.

Thiên hạ đồn đại.

Cộng sản Bắc Việt đã chiếm tới Sài Gòn.”

Công viên trước Dinh Ðộc Lập, nhiều bộ đội áo quần mới tinh tụ tập.

Khi tôi  đang quay phim, chụp hình thì có  mấy tay bộ đội, tay cầm AK, miệng phì phèo thuốc lá Mỹ tiến tới:

– Lày! Nàm gì mà chụp hình quay phim sinh hoạt của bộ đội? Xê I A à?

– Tôi ghi lại để kỷ niệm ngày thống nhất…

– Kỷ liệm gì? Thống nhất gì? Ai cho? Có giấy phép không?

Tôi nín thinh.

Một tay bộ đội lăm le K 54 trên tay:

– Ðưa máy quay phim, máy hình đây.

Hắn giật 2 máy trên tay tôi.

Mẹ! Coi như tôi mất trắng những dữ kiện ghi lại giờ lâm chung bi thảm của Sài Gòn, mất luôn cả đồ nghề.

Một năm sau, tôi gặp lại anh ta làm bảo vệ ở xưởng phim Giải Phóng, nơi tôi làm việc.

Thị Nghè, 30-4-1975. Nguồn. Jean-Claude LABBE-Getty Images

HĐV