Theo truyền thống, Lễ hội Đức Mẹ bắt đầu vào ngày 1 tháng 2 với Sicuri, một nhóm nhạc sĩ và vũ công leo lên những ngọn đồi của thành phố Puno, đến khi họ tới điểm nổi tiếng Cerrito Huajsapata. Tại đây, cả nhóm đón mừng tia sáng mặt trời đầu tiên, thưởng thức những phút giây đầu tiên của lễ hội.

Cung nghinh Đức Mẹ Đồng Trinh từ thánh địa Mamita Candelaria. Nguồn. www.rcrperu.com       

Bắt đầu

Cũng trong buổi sáng đó, nhiều nhóm vũ công làm thánh lễ tôn giáo được gọi là misas de alvas. Thánh lễ được thực hiện trang trọng tại thánh địa Mamita Candelaria, nằm ngay trung tâm thành phố. Vào buổi chiều, đám rước diễn ra với hằng trăm người mộ đạo tháp tùng cùng tượng Ðức Mẹ Ðồng Trinh, đưa bà tới nhà thờ chính của thành phố. Cuộc diễn hành đi theo nhịp điệu của dàn sáo tre, gọi là siku do một nhóm Sicuris chơi. Buổi tối, lễ kỷ niệm Visperas diễn ra, coi như báo hiệu lễ hội Ðức Mẹ chính thức khai mạc.

Tượng Đức Mẹ Đồng Trinh. Nguồn. murciaetnografica.com

Ngày 2 tháng 2

Vào buổi sáng, lễ hội tiếp tục với ngày kỷ niệm của Thiên Chúa Giáo tại nhà thờ Puno đã tập họp hằng ngàn tín đồ kể cả nhà chức trách và thường dân. Sau đó, tượng Ðức Mẹ Ðồng Trinh được các tín đồ khiêng đi khắp thành phố, suốt buổi lễ, những người xem cung kính cầu nguyện. Trong buổi chiều, lễ hội chính thức khai mạc với các điệu múa dân tộc. Concurso de Danzas Autoctonas là điệu múa dân tộc với hằng trăm vũ công, nhảy múa khắp thành phố bày tỏ lòng sùng kính với Ðức Mẹ Ðồng Trinh.

Những điệu múa hóa trang trên đường phố. Nguồn. tierraviva hoteles.com

Những vũ công biểu diễn trong trang phục thủ công đầy màu sắc, tiêu biểu cho nền văn hóa đa dạng của họ, bởi họ đến từ các vùng khác nhau của Puno. Âm nhạc loại Danza, một loại khiêu vũ trong phòng. Theo điệu Danzas Autoctonas, thì Danza là kiểu khiêu vũ lễ hội, nhảy theo từng phần, các vũ công biểu diễn các điệu nhảy đã định, thường kết lại thành hình vuông. Ðiệu khiêu vũ và âm nhạc gọi là “Creole” (Ngôn ngữ pha trộn giữa tiếng Pháp và tiếng địa phương).

Một ban nhạc dân gian với sáo tre và trống. Nguồn. turismoi.pe

Ngày 7 tháng 2

Xem thêm:   Loanh quanh, vụn vặt

Lễ hội tiếp tục, cả trăm nhạc công của các nhóm nhạc dân tộc kéo tới Puno, thể hiện lòng tôn sùng của họ với Ðức Mẹ Ðồng Trinh bằng cách chơi biểu diễn nhiều nhịp điệu âm nhạc khác nhau tại trung tâm thành phố và sau đó kéo tới các khu phố khác, chơi nhạc và nhảy múa suốt đêm.

Các vũ công trong trang phục màu sắc Inca. Nguồn. www.robertharding.com

Ngày 9 tháng 2

Cuộc thi trang phục ánh sáng Concurso de Danzas en Traje de Luces sẽ biểu diễn tại sân vận động Enrique Torres Belon ở Puno, nơi các nhóm nhạc dân tộc thi tài với các màn khiêu vũ đồng bộ, mỗi vũ công mặc những bộ y phục đầy màu sắc, và đeo mặt nạ tùy theo điệu múa. Ðặc biệt là những bộ y phục được trang trí với đầy chi tiết ánh sáng màu mè như những bộ đồ đấu bò. Các nhóm nhạc dân tộc và vũ công chơi cả trăm bài liên tục cho đến khuya. Những vũ công từ Puno, các vùng khác của Peru, và các nước lân cận, họ đã tụ lại đây mỗi năm để mừng lễ hội Ðức Mẹ Ðồng Trinh này.

Lễ hội hóa trang. Nguồn. www.kuodatravel.com

Ngày 10 và 11 tháng 2

Lễ Hội chính Ðức Mẹ Ðồng Trinh diễn ra trên đường phố Puno, tất cả mọi người, mọi lứa tuổi được mời đến khiêu vũ cùng với các nhạc công, ban nhạc dân tộc tạo thành một đoàn nhảy múa diễn hành khắp thành phố và kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ. Những điệu múa cổ truyền đã được trình diễn trong lễ hội như Morenada, Diablada, Sayas, Sicuris, mỗi điệu có những vũ đạo đặc biệt với nhịp điệu và trang phục riêng.

Phục trang ánh sáng trong cuộc thi. Nguồn. www.peruhop.com

Ðể rõ hơn, điệu múa Morenada là điệu dân gian. Ðược chơi với dàn lục lạc và trống, các phụ nữ mặc áo đầm có nhiều lớp vải màu, nam thì mặc trang phục rộng tượng trưng cái thùng rượu, đeo mặt nạ bạc hoặc đen. Theo các sử gia, điệu múa Morenada được tạo ra sau khi Tây Ban Nha lấy Inca làm thuộc địa vào thế kỷ 16. Có giả thiết cho rằng điệu khiêu vũ này đầu tiên tới Bolivia trong thời kỳ nô lệ Châu Phi bị đưa tới làm việc tại hầm mỏ Potosi, Bolivia. Tiếng Tây Ban Nha, Moreno có nghĩa là “Tối thui” và ám chỉ tới cái mặt nạ đen do vũ công nam mang. Hiện nay, trong một ấn phẩm, Nancy B. Rosoff, nhân viên cao cấp của Bảo tàng Brooklyn, miêu tả rằng, những chuyên viên đã tìm được bằng chứng để chứng minh cho giả thiết này. Ðặc biệt Rosoff cho biết “Ðiều này đã được minh chứng về hình tượng các mặt nạ đen, âm thanh của các dây xích lạch cạch trói chân nô lệ, và y phục của những nam vũ công rộng như chiếc thùng rượu”

Các vũ công sắc tộc trong lễ hội. Nguồn. puno-travelperu.blogspot.com

Ngày chấm dứt

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Ðể chấm dứt lễ hội, mỗi nhóm vũ công, nhạc sĩ dân gian sẽ tụ lại mừng ngày chấm dứt lễ hội trong một ngày kỷ niệm truyền thống, gọi là Cacharpary, các trưởng nhóm mới của các đoàn nghệ thuật dân gian sẽ bắt đầu kế hoạch cho lễ hội năm tới.

Điệu múa dân gian Morenada. Nguồn. PromPerú

Năm 2014, Lễ hội Ðức Mẹ Ðồng Trinh đã được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa nhằm mục đích biểu dương và xác nhận các di sản văn hóa không phải là vật thể, như các nghệ thuật truyền khẩu, thực hiện, nghi lễ, các lễ hội. Những sinh hoạt đầy màu sắc của Lễ hội Ðức Mẹ Ðồng Trinh đã biểu hiện sắc thái văn hóa của Quechuan, Aymaran, Mestiza qua âm nhạc, các trình diễn, nghi lễ và những y phục của các vũ công với màu sắc, giàu tính dân gian, cùng những trang trí của lễ hội. Ðặc biệt những bộ trang phục rực rỡ đã được thiết kế rất cẩn thận và tốn đến 6 tháng mới hoàn thành.

Những điệu múa dân gian của các sắc tộc. Nguồn. vivecandelaria.com

Lễ hội này đã thu hút một số du khách rất lớn trên thế giới, họ đến Puno, để chiêm ngưỡng một di sản văn hóa giá trị và cũng là lúc để cung nghinh và cầu nguyện Ðức Mẹ Ðồng Trinh.

HĐV