Ghé thăm viện bảo tàng thảm nơi trưng bày mấy tấm thảm lớn cả trăm bộ vuông, dệt để dự thi và cả những tấm thảm xưa cũ vài trăm năm. Người Turkmen là dân du mục dựng lều tạm cư khi thả gia súc ăn cỏ; họ dệt các tấm thảm để lót chỗ nằm, ngồi, các túi đựng vật dụng treo bên trong lều…

Có nhiều cái túi rất đẹp nhưng chính phủ cấm không cho mang ra ngoại quốc, Dế Mèn muốn mua nhưng người bán biểu chỉ có thể dùng tại địa phương. Nghĩa là mua thảm ở đây phải có giấy chứng nhận từ nơi bán là tấm thảm mới, không có giá trị của cổ vật. Phe ta mua tấm thảm nhỏ dệt bằng tơ để treo tường, cũng phải có giấy chứng nhận.

2 Kỳ – kỳ 2

Việc kiểm soát cư dân và du khách trở nên rõ rệt hơn khi nhóm du khách đến Dasoguz (Suối Ðá) một thành phố nằm tại biên giới giữa Uzbekistan và Turkmenistan. Từ Nukus, xe bus di chuyển khoảng một tiếng đồng hồ thì đến nơi nhưng cảnh sát biên phòng và nhân viên di trú chưa làm việc cho đến khoảng 10 giờ sáng. Bắt đầu là y tá lấy nhiệt độ xem người qua biên giới có nhiễm trùng chi không, bước kế tiếp là nộp 14 Mỹ kim lệ phí nhập cảnh sau khi đã mua chiếu khán cả 6 tháng trước đó.

Nhân viên của viện bảo tàng dẫn giải về các kiểu dệt từng địa phương và thời đại.         

Hành lý bị mở tung để xem xét kỹ lưỡng xem có món quốc cấm nào không, như thuốc men vũ khí chẳng hạn. Dế Mèn “hên” quá xá chỉ vì sắp xếp quần áo lót ở trên cùng nên được qua ải nhanh chóng. Chẳng là khi mở va li, ông cảnh sát biên phòng thấy ngay mấy món lỉnh kỉnh của phụ nữ nên vội vàng đóng ập va li, không giở từng món để săm soi cho rõ như hành lý của những người khác! Nhóm du khách chỉ chục người nhưng gần ba tiếng mới được khám xét xong.Thôn làng Dasoguz nằm bên biên giới nên trông buồn bã, xơ xác như những nơi nghèo khó khác. Cũng đồng ruộng khô cằn nứt nẻ, đường đất bụi mù. Ðến gần phi trường địa phương mới thấy đường nhựa và cạnh đó là một khách sạn to kềnh càng giữa đồng không mông quạnh. Chẳng biết cái khách sạn ấy đón tiếp những ai? Dế Mèn nhìn quanh chẳng thấy hãng xưởng nào. Chắc khách sạn với phòng tiếp tân mênh mông kia chỉ để làm nơi tổ chức những buổi lễ lạt lớn của dân làng chung quanh?

Ngồi chờ chuyến bay từ phi trường Dasoguz, nhóm du khách tình cờ được nhìn ngắm một cô dâu trong trang phục cổ truyền. Theo tục lệ, suốt 40 ngày sau khi cô dâu về nhà chồng, mỗi lần ra khỏi nhà hoặc có bạn bè hay thân nhân đến thăm, cô dâu phải khăn áo đầy đủ (in hệt trong ngày cưới) ra chào đón. Trang phục cổ bao gồm ba lớp quần áo, trên đầu đội khăn, quần áo gắn đầy lục lạc và những món nữ trang bằng kim loại (giàu có thì vàng bạc, nghèo thì nhôm, sắt), khăn trùm đầu cũng thế, và cô dâu phải che mặt ra vẻ mắc cỡ. Cô bé này bước đi với đầy đủ thân nhân chung quanh, bước chân khua rộn rã nên phe ta chạy theo và chụp được mấy tấm ảnh. Sau đó thì cảnh sát cấm tiệt vì không được chụp hình trong phi trường kể cả phòng chờ đợi!

Cư dân Turkmenistan hẳn cũng từa tựa như Uzbek về mặt phong tục? Hễ lễ lạt như đám cưới đám ma là bá tánh mời… cả làng đến dự, 500-600 người là chuyện thường, chưa kể các phú hào thì việc tiếp đãi cả ngàn người là chuyện thường thấy. Ðông đảo như thế nên ngày nay người ta dùng khách sạn thay vì dựng rạp như thủa xa xưa.

Xem thêm:   Sản phẩm & người tiêu thụ

Chuyến bay từ Dasoguz đến Ashgabat chỉ 45 phút ngắn ngủi nhưng nhóm du khách phải đi qua máy dò vũ khí ít nhất hai lần, tháo giày, cởi áo khoác cũng vài lần sau khi gửi hành lý. Hãng hàng không là của công, chính phủ tài trợ bớt giá vé cho cư dân, 12 Mỹ kim, trong khi du khách trả 75 Mỹ kim. Máy bay mới keng, đầy đủ tiện nghi như máy bay của mấy hãng hàng không lớn bên Mỹ.

Bức tượng cuốn sách Rukhanama của ông số I, mấy tòa nhà kiểu Xô Viết trong những năm 80 của thế kỷ trước.

Phi trường Ashgabat có mặt tiền xây theo dạng chim ưng (falcon) xoải cánh và huy hiệu trên lưng máy bay cũng là hình chim ưng.

Ðến thủ đô Ashgabat (thành phố của tình yêu) rồi Dế Mèn mới thấy sự xa xỉ vô độ của ông số I. Tiền xài vào dinh thự tại thủ đô thì còn đâu mà xây dựng hạ tầng cơ sở ở thôn quê? Ðường sá thênh thang, hai bên đường là những hàng cây xanh mướt, thẳng tắp, các thảm cỏ màu ngọc bích cắt tỉa gọn ghẽ và các tòa nhà, ôi chao là kềnh càng! Các bồn nước phun nước suốt ngày tưới cây cỏ.

Phe ta nghe kể rằng cư dân thủ đô là 1 triệu người, tổng thống biểu trồng cho mỗi người một ngọn cây. Ðến nay số cây cối tại Ashgabat đã lên đến 1.2 triệu nhưng chương trình trồng cây vẫn được tiếp tục. Thành phố nằm giữa sa mạc nên nước được dẫn về thủ đô qua mấy ngàn dặm đường chỉ để tưới cây và người thành phố sử dụng.

Xem thêm:   Lang thang & người trẻ

Ðể lấy tiếng là thành phố cẩm thạch trắng, White Marble City, ông tổng thống quá cố đã cho nhập cảng cả chục ngàn tấn Carrera marble trắng chen lẫn vân đá xám nhạt tuốt từ Ý về để xây cất. Tòa nhà nào cũng dát cẩm thạch bên ngoài để đỡ chói mắt trong ánh nắng sa mạc! Và tất nhiên là cả chục ngàn nhân công cong lưng lau chùi ngày đêm cho bớt bụi! Chỗ nào phe ta cũng thấy một vài phụ nữ tay ôm giẻ lau, tay cầm chổi, quét dọn liên tục chưa kể các người làm vườn ngày ngày tỉa cây cắt cỏ.

Ngôi đền thờ của cư dân thành phố, Ertugrul Gazi Mosque.

Giữa thủ đô là một cột cờ… chọc trời, hình như là cột cờ cao nhất thế giới, và cờ không bay thì ủ rũ lắm nên vào dịp lễ lạt, tổng thống số I cho dùng động cơ trực thăng mà quạt để thấy lá cờ phất phới hầu quay phim cho đẹp!? Công viên và đền đài mọi nơi mọi chỗ, không biết cư dân thành phố sinh sống ra sao? Người dẫn đường chỉ tay vào mấy tòa nhà chung cư lộng lẫy mà biểu rằng đó là nơi ăn ở của chức sắc, nhà của công, chính phủ cấp phát cho nhân viên cao cấp, nhưng khi về hưu thì sẽ được… ở luôn. Turkmenistan còn non trẻ quá nên chưa trải qua nạn… nhân mãn về số công chức? Và người ta chưa tranh giành ráo riết để giữ ghế? Hay người trẻ lớn lên được nếm mùi tự do sẽ đòi… dân chủ, đòi quyền bỏ phiếu theo đúng hiến pháp? Dế Mèn không biết sự khác biệt giữa giới giàu kẻ nghèo xa cách đến đâu? Theo World Bank, Ngân Hàng Thế Giới, GDP năm nay của Turkmenistan là 45 tỷ Mỹ kim; GDP mỗi đầu người khoảng 7 ngàn Mỹ kim hàng năm; dân số khoảng 6 triệu người, phần lớn trong lứa tuổi 20-30.

Trại ngựa giống Akhal-Teke, mấy con ngựa đẹp và khôi vỹ

Thức ăn cũng từa tựa như tại Uzbekistan, thịt cừu, sữa cừu, sữa lạc đà, ngũ cốc… nhưng dân Turkmen không ăn thịt ngựa như người Uzbek. Họ yêu quý ngựa, nhất là ngựa giống nuôi làm kiểng và để chạy đua. Khi sống, ngựa có khai sinh đàng hoàng và lúc chết, con ngựa được đem chôn cất tử tế! Hàng xóm ngay bên nách mà mỗi làng một cổ tục, yêu ghét khác nhau.

Ngày chót ở Ashgabat, cuối chuyến đi thăm viếng vùng Trung Á, nhóm du khách được đãi một màn trình diễn các điệu vũ cổ truyền, do sinh viên trường kịch nghệ địa phương đảm trách và sau đó được hóa trang để chụp hình làm kỷ niệm. Người dẫn đường, ông Furkat Pulatov ngồi dưới đất.

Turkmenistan dùng manat, hối suất chính thức hôm ấy là 1 Mỹ kim đổi được khoảng 3 manat (nhưng theo giá chợ đen là 10 manat). Thực phẩm, xăng dầu… mọi nhu yếu phẩm đều được chính phủ tài trợ một phần nên giá sinh hoạt địa phương không đến nỗi khó cáng đáng?!

Xem thêm:   Sản phẩm & người tiêu thụ

Cảm tưởng về Ashgabat, thành phố của tình yêu xây cất bằng đá cẩm thạch, đêm đêm đèn đuốc rực trời? Không có chi sâu xa bạn ạ! Dế Mèn đi qua nhìn ngắm với đôi mắt tò mò nhưng hờ hững của kẻ bàng quan, không giữ được chút xíu xôn xao, bùi ngùi nào như khi đi qua Khiva, Bukhara… của Uzbekistan.

Không biết những thành phố khác thì sao chứ chỉ đến Ashgabat thì khó lòng “nhận” ra nơi này một thủa cũng là một trong những nơi dừng chân trên Ðường Tơ Lụa. Nisa, một di tích từ thời Byzantine được UNESCO nhìn nhận là di sản thế giới cũng chỉ còn những đống gạch vụn.

Trên đường đi thăm lăng mộ Yayit Jamal Addin ở ngoại ô, hai bên đường là những đồi cỏ đầy hoa dại như poppy, butter cup…, Dế Mèn gặp mấy cô bé người địa phương đi tảo mộ. Tại Turkmenistan, phụ nữ mặc váy dài đến gót chân, đội mũ, khăn che đầu. Học trò trung học, tiểu học phái nữ thì mặc đồng phục xanh lục (màu của Islam), lên đại học thì mặc màu đỏ, hình thức in hệt nhau.

Phe ta đến đó nhìn quanh thành quách, dựa lưng núi đá là biên giới thiên nhiên giữa Turkmenistan và Iran. Nhiều đền đài trong vùng tan nát vì năm 1948, thành phố chịu một cơn động đất long trời, khoảng 20 ngàn người tử nạn kể cả bà mẹ và người em thơ của ông số I.

Ngày nay, Ashgabat trông mới keng, tơ lụa vẫn còn [được sản xuất] nhưng cái hồn năm xưa thì biền biệt mất dấu.

Khi ra đường thì được chọn màu sắc khác như mấy cô bé này. Nam sinh thì quần sậm màu, áo trắng kiểu Âu phục, nhỏ cũng như lớn. Theo cổ tục khi tế lễ, người ta đi quanh phần mộ (được bọc vải xanh lục) ngược chiều kim đồng hồ mà cầu nguyện sau đó để lại tiền bạc hay hiện vật, tùy theo điều cầu khẩn. Như đi thi thì học trò để lại cái bút, tập giấy…

TLL

Orlando, FL