Sau Cách mạng Văn hóa, Trung quốc bị tách ra khỏi phần còn lại của thế giới, truyền thống bị phá hủy hoàn toàn, không còn hệ giá trị nào để bấu víu, để duy trì niềm tự hào dân tộc. Ðầu những năm 80s, khi Trung quốc mở cửa, đột nhiên dân Ðại lục thấy họ đã bị tụt hậu rất xa các nước phát triển. Vì vậy, dân Tàu đã viện đến một sự tôn sùng mù quáng bất cứ thứ gì liên quan đến phương Tây. Văn hóa Âu châu và Bắc Mỹ được cho là vượt trội, và ngay cả những người “da trắng” nữa.

Yếu tố trên đã tạo ra cái nghề rất kỳ cục mà hiếm thấy ở nơi khác, đó là nghề khỉ trắng – white monkey jobs.  Thật ra chữ dùng này không mang tính miệt thị, mà còn ngược lại. Vì cái nghề đơn giản chẳng cần tới đầu óc, làm việc  như một con khỉ là được rồi, và chỉ cần là Tây trắng thôi. Chỉ tính riêng ở Thượng Hải đã có 40 agents chuyên cung cấp “khỉ trắng” cho các sự kiện. Một tay “khỉ trắng chuyên nghiệp” có thể kín lịch 24 giờ, từ việc đứng chào khách ở shopping mall, giới thiệu nhãn hàng ở triển lãm, làm MC ở fashion runway, đến cuối ngày lại đóng bộ ngồi cùng bàn với đám trẻ giàu có tại hộp đêm.

Hạng trung của “white monkey jobs” thì không đơn thuần chỉ là marketing mà rơi vào vùng xám của đạo đức. Phẩm chất của đồ “Made in China” thì thiếu uy tín, thì những con “khỉ trắng” xuất hiện đóng giả từ phát ngôn viên, kỹ sư, kiến trúc sư, nhà đầu tư… và thậm chí là cả bác sĩ. Thị trường sôi động nhất của dạng khỉ trắng này là các thành phố nằm sâu trong lục địa như Thành Ðô, Hợp Phì, etc. Giá của dạng này dao động từ $100 đến $500 mỗi ngày. Một nhà tổ chức hội chợ có thể đánh một xe bus chứa đầy “khỉ trắng” giả làm nhà đầu tư để lòe bịp những công ty thuê gian hàng showroom. Ký giả Thomas Morton của Vice News thậm chí còn tham dự hội thảo trong vai trò “bác sĩ” đến từ New York, trong khi tay “white monkey” chuyên nghiệp kia thì vào vai bác sĩ phó khoa đến từ University of Virginia thuyết giảng để đám bác sĩ Ðại lục thật cắm cúi ghi chép.

Xem thêm:   Hương sắc gia vị

Chỉ có một khuôn mặt khỉ trắng nổi trội đã vượt ra khỏi thị trường nội địa Trung quốc. Ðó là người đàn ông DeRUCCI hút tẩu, với một vẻ mặt đăm chiêu, ra vẻ như một quý ông thực sự quan tâm đến chiếc nệm hoàn hảo. Ông già “khỉ trắng” ở Thâm Quyến đang dạy English vỡ lòng được hãng nệm vô danh ở Ðông Quan tìm thấy và trả $1,500 để làm gương mặt của hãng nệm DeRUCCI. Dân Trung quốc đã bị đánh lừa lầm tưởng rằng đây chính là người phát minh nệm đến từ Italy. Họ phát cuồng, hãng nệm DeRUCCI mở rộng trên toàn thế giới, và tượng đồng của ông đã được dựng. Hình ảnh của ông già DeRUCCI còn xuất hiện tận Dubai, Úc và Mỹ.

Bộ mặt giả tạo của xã hội của Trung quốc, chính nó đã tạo điều kiện cho nghề “white monkey” phát triển. Với “white monkey” thì chỉ là cách kiếm tiền xổi, thực sự có khỉ mốc gì đáng tự hào. Chừng nào Trung quốc còn bị ám ảnh bởi sự vượt trội giả tạo, thì “white monkey” vẫn còn đất diễn.

S