Với những người ngoài cuộc, nghệ thuật hội họa là nơi xa lạ. Từ tranh thời Phục hưng, tranh Tả thực, tranh Ấn tượng, tranh Trừu tượng, hoặc Leonardo da Vincy, Picasso cho tới Nguyễn Phan Chánh đều là những món không có trong… “bao tử” của họ.

“Hồ bông súng” của họa sĩ Claude Monet đã bán giá 80 triệu đô, năm 2008. Nguồn. myartpoint.com     

Những tác phẩm hội họa có giá cao ngất ngưởng và những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng là những món hàng được các nhà sưu tầm, các trùm buôn bán tranh truy lùng một cách cuồng nhiệt dẫn đến giá cả ớn lạnh. “Sao tranh mắc dữ vậy?”. Sau đây là các lý do chính khiến cho giá tranh mắc gấp mấy lần giá du lịch lên mặt trăng.

“Hoa Diên Vĩ” của họa sĩ Vincent Van Gogh đã bán $53 triệu (Giá điều chỉnh sau đó là $111 triệu) năm 1987. Nguồn. myartpoint.com

Bằng chứng lịch sử

Các họa sĩ nổi tiếng như Monet, Vincent van Gogh, Picasso đã khởi đầu cuộc cách mạng nghệ thuật mới. Những tác phẩm của họ đã tạo thành kỹ thuật căn bản của phong cách mới làm thay đổi bộ mặt của thế giới nghệ thuật và đặt nền tảng cho kỷ nguyên mới của nền hội họa do đó có giá trị thấu trời xanh.

“Hồ bông súng” của họa sĩ Claude Monet đã bán giá 80 triệu đô năm 2008, đây là tác phẩm tiêu biểu của người sáng lập trường phái Ấn tượng.

“Những người phụ nữ ở Algiers” đã bán với giá $179 triệu, năm 2015. Nguồn. myartpoint.com

Sự  bất quân bình về cung và cầu

Khi một hoạ sĩ nổi tiếng qua đời, nghĩa là ông không còn được tiếp tục sáng tác, vì vậy các tác phẩm ấy trở thành hàng quá quý hiếm trên thị trường nghệ thuật.

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 4 tháng 4 năm 2024

Tiếng tăm của Vincent van Gogh le lói trong những năm cuối cùng của đời ông, và trở nên rực sáng khi ông mất đi. Suốt cả đời, ông chỉ bán được 1 tấm tranh. Ðây là tấm tranh duy nhất, nổi tiếng nhất và mắc khủng khiếp. “Hoa Diên Vĩ” đã bán $53 triệu (giá điều chỉnh sau đó là $111 triệu) năm 1987.

“Khiêu vũ ở Moulin de la Galette” của họa sĩ Pierre Renoir đã bán với giá $78 triệu (Giá điều chỉnh cuối cùng là $141 triệu) vào năm 1990. Nguồn. myartpoint.com

Tác phẩm đánh dấu phong cách của họa sĩ

Mỗi hoạ sĩ có một thời điểm tạo được phong cách đặc trưng của mình trong cuộc đời. Thời điểm này thường xảy ra vào khoảng giữa con đường nghề nghiệp của họ. Tính độc đáo trong sáng tạo đã tăng thêm phần giá trị của những sáng tác trong thời kỳ nở hoa đó.

Sự nghiệp hội họa của Picasso đã trải qua nhiều thời kỳ như: Xanh, và Hồng. Hồng là thời kỳ cuối cùng khi ông khám phá ra chủ nghĩa lập thể. Một trong những tác phẩm hội họa mắc nhất thế giới là bức “Những người phụ nữ ở Algiers” đã bán với giá $179 triệu, năm 2015.

“Bình hoa hướng dương” của Van Gogh được bán là $82 triệu vào năm 2008. Nguồn. myartpoint.com

Chủ đề và bố cục của tranh

Sự quan trọng của một bức tranh là chủ đề tác phẩm. Người họa sĩ dùng những biểu tượng để chuyển tải điều gì trong tranh là chìa khóa chính để đánh giá tranh.

Bố cục ảnh hưởng đáng kể tới sự bắt mắt và tính chất minh họa của tấm tranh. Ðiểm chính của tác phẩm, sự tương quan giữa đường nét và cấu trúc khối, sự hài hòa ánh sáng, góc độ và sự sắp xếp cùng với kỹ thuật trình bày sẽ tạo ra một tấm tranh độc đáo, khác thường.

Xem thêm:   Hoàng hậu cà phê hủ tiếu

Tác phẩm “Khiêu vũ ở Moulin de la Galette” do họa sĩ nổi tiếng Pierre Renoir thực hiện đã bán với giá $78 triệu (giá điều chỉnh cuối cùng là $141 triệu) vào năm 1990. Tác phẩm nghệ thuật này miêu tả cuộc sống vui chơi điển hình của người Pháp ở Moulin de la Galette. Tấm tranh đã mô tả rất nhiều chi tiết, động tác trong sinh hoạt của ngày vui chơi, tạo được sự sống động của nhân vật với kỹ thuật ánh sáng rất nhà nghề, dịu dàng nhưng sống động.

“Chân dung của Adele Bloch-Bauer” của Gustav Klimt đã được bán $135 triệu (Giá cuối cùng là $157 triệu) vào năm 2006. Nguồn. myartpoint.com

Sự đánh giá

Về nguyên tắc, đây là điều quan trọng và chủ yếu về giá trị của tác phẩm hội họa. Một số tranh tự nhiên rất hấp dẫn mà không cần một sự giải thích nào. Giá cao đụng trời của những tác phẩm này hoàn toàn dựa trên giá trị thẩm mỹ và sức hấp dẫn của nó. “Bình hoa hướng dương” của Van Gogh và “Hồ bông súng” là thí dụ rõ nhất cho các tác phẩm có sức hấp dẫn người xem, sau một thời gian, giá cuối cùng được bán là $82 triệu vào năm 2008.

“Mẹ và Con” của Nguyễn Trung bán hơn 592 triệu VNĐ. Nguồn. Tiểu Vũ/ Báo Một Thế Giới

Những câu chuyện thêu dệt về tác phẩm

Từ một bài thơ hay, một chuyện tình lâm li bi đát hết nước mắt, hoặc một sự tích hoang đường, sẽ làm tác phẩm có giá trị

Tác phẩm “Chân dung của Adele Bloch-Bauer” của Gustav Klimt đã được bán $135 triệu (giá cuối cùng là $157 triệu) vào năm 2006. Cũng giống như Adele Bloch-Bauer, nhân vật chính trong tranh với những vụ bê bối tình cảm và lối sống xả láng, phóng túng. Bức tranh chân dung dát vàng của cô cũng sinh ra nhiều tranh cãi. Sau khi bị quân Ðức tịch thu, cháu của Adele đã cố đòi lại từ chính phủ Áo trong vòng 9 năm trời mới được.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Tại Việt Nam, sau những năm gần đây, qua các cuộc triển lãm của các nhà sưu tầm mỹ thuật chuyên nghiệp, những tác phẩm hội họa của các họa sĩ nổi tiếng đã được bán ra với giá đụng trần nhà. Ðây là niềm vui lớn cho các họa sĩ tài danh của Việt Nam.

“Quý cô” của danh họa Nguyễn Gia Trí bán hơn 2.7 tỉ VNĐ. Nguồn. Tiểu Vũ/ Báo Một Thế Giới

Theo báo Một Thế Giới: sau buổi đấu giá ngày 26/5/2019 nhà Christie’s tiếp tục mở phiên đấu giá Thế kỷ 20 và nghệ thuật đương đại với 138/232 lô hàng tác phẩm mỹ thuật của các họa sĩ Việt Nam. Kết quả, bức tranh sơn dầu Khỏa thân của danh họa Lê Phổ được bán với giá 1.4 triệu USD (khoảng hơn 32.2 tỉ đồng Việt Nam). Cũng trong phiên đấu giá này, bức tranh thứ hai của Lê Phổ là Tắm biển (Le Bain de Mer) được một nhà sưu tập mua với giá hơn 3.9 triệu đô la Hồng Kông (khoảng hơn 11.7 tỉ đồng Việt Nam). Bức Múa cổ của Nguyễn Tư Nghiêm bán được hơn 27,000 đô (gần 630 triệu VNÐ). Bức Vịnh Hạ Long của Phạm Văn Ðôn bán xấp xỉ 27,000 USD (hơn 592 triệu VNÐ). Bức Mẹ và Con của Nguyễn Trung cũng được bán với giá tương tự.

Ngoài ra, tại phiên đấu giá này, tác phẩm Vỡ mộng (Les Désabusées) của danh họa Tô Ngọc Vân được bán với giá hơn 1.1 triệu USD (gần 27 tỉ VNÐ). Bức Gia đình ngư dân (Le Pécheur et Sa Famille) của họa sĩ Lương Xuân Nhị được bán với giá gần 600,000 USD (khoảng13.8 tỉ VNÐ). Bức Say ngủ (Le Sommeil) của họa sĩ Mai Trung Thứ được bán với giá khoảng 320,000 USD (xấp xỉ 7.4 tỉ VNÐ). Bức Mẫu tử (Mère et Enfant) của nữ danh họa Lê Thị Lựu bán khoảng 200,000 USD (4.8 tỉ VNÐ). Bức Quý cô (Femmes) của danh họa Nguyễn Gia Trí bán hơn 110,000USD (cỡ 2.7 tỉ VNÐ).

Trước đó, trong một phiên đấu giá khác, bức tranh Thiếu nữ và con vẹt của danh họa Nguyễn Phan Chánh được bán với giá hơn 400,000USD (khoảng 10.3 tỉ VNÐ) và bức Mục đồng Bắc kỳ của danh họa Phạm Hậu được bán với giá gần 500,000USD (cỡ 11 tỉ VNÐ).

Ðáng mừng là tranh Việt Nam đã đến thế giới với giá trị nghệ thuật không kém những tác phẩm của các họa sĩ tài danh các quốc gia khác.

“Gia đình ngư dân” của họa sĩ Lương Xuân Nhị được bán với giá 13.8 tỉ VNĐ. Nguồn. Tiểu Vũ/ Báo Một Thế Giới

HĐV

(Nguồn: myartpoint.com)