LỜI TÒA SOẠN: Steve Irwin, có thể nói, là người nổi tiếng bậc nhất trong chương trình truyền hình Discovery về săn cá sấu. Những bộ phim tài liệu của ông làm say mê hàng trăm triệu khán giả trên thế giới về tính chân thật, sự mạo hiểm và cả lòng yêu quý động vật hoang dã. Rất không may, sinh nghề tử nghiệp, ông qua đời vì bị cá đuối đâm và gai độc của loài cá này đã lấy đi sinh mạng ông, để lại biết bao tiếc thương trong lòng khán giả. Nhân kỷ niệm 16 năm, ngày ông qua đời, (4/9/2006-4/9/2022) TRẺ đăng bài viết này như một cách tưởng nhớ ông…

Vào những năm 2000, “Người săn cá sấu” của Discovery là bộ phim tài liệu tôi đón coi mỗi tuần.

Chân dung Steve. nguồn.nydailynews.com      

Người đàn ông, đơn giản, hiếu động, tóc hoe vàng, quần sọt, áo quần cụt kiểu Safari, nói tiếng Anh giọng Úc như nấc cụt, có những cú bắt cá sấu ngoạn mục, nguy hiểm.

Ðó là Stephen Robert Irwin (22-2-1962/4-9-2006),biệt danh “Người săn cá sấu”. Anh trông coi vườn thú của Úc, là nhân viên bảo tồn thiên nhiên và thực hiện chương trình truyền hình.

Steve và cá sấu.nguồn.twitter.com

Irwin nổi tiếng thế giới nhờ loạt phim truyền hình “Người săn cá sấu” (1996-2007), “Phim tài liệu về đời sống hoang dã” anh đóng chung với Terri, vợ mình, phát hình tại rất nhiều nước. Hai người cùng có mặt trong bộ phim “Tài liệu cá sấu” (1999-2001), “Nhật ký người săn cá sấu” (2002-2006), “Kỹ thuật mới về nuôi thú”… Họ cũng sở hữu và điều khiển chương trình “Vườn thú Úc Châu”.

Xem thêm:   Khủng bố hồi sinh

Ðiều lý thú là trong tuần trăng mật của mình, Steve Irwin và Terri đã cùng nhau bắt cá sấu và John Station quay thành phim, trở thành tập đầu tiên của bộ “Người săn cá sấu”.

Steve với cọp.nguồn.wordpress.com

22 tập của bộ phim này do Truyền hình Úc ra mắt năm 1996 và qua năm sau đã được chiếu tại Truyền hình Bắc Mỹ. Bộ phim “Người săn cá sấu” này đã thành công tại Mỹ, Anh và trên 130 quốc gia khác với khoảng 500 triệu lượt người xem.

Với cách trình bày sinh động, hào hứng, và câu nói đầu môi “Crickey” (ngạc nhiên) của Irwin được cả thế giới biết đến. Ông David Attenborough của BBC đã ngợi ca Irwin: “Anh mang chúng ta đến với thế giới thiên nhiên, đã cho chúng ta biết nó đẹp và hấp dẫn tới cỡ nào, anh là người đã truyền đạt những điều ấy”.

Steve với rắn độc.ibtimes.co.uk

Chương trình “Hành tinh của động vật” thuộc hệ thống truyền hình vệ tinh và Cable TV Mỹ đã chấm dứt bộ phim tài liệu “Người săn cá sấu” bằng những tập cuối với tựa đề “Cuộc mạo hiểm cuối cùng của Steve”. Phim dài 3 giờ, với những cảnh Irwin thám hiểm khắp nơi, từ Hy Mã Lạp Sơn, sông Dương Tử, đảo Borneo, Lâm viên Quốc gia Kruger.

Tháng 1/2006 tại cuộc phỏng vấn “Tonight Show với Jay Leno”, Irwin cho biết chương trình “Những đứa trẻ thích phiêu lưu” sẽ là show của con gái anh – Bindi Sue Irwin – chương trình dự kiến này đã được thực hiện với tựa “Bindi, cô gái rừng xanh” sau khi Irwin qua đời.

Steve bắt cá sấu.nydailynews.com

Ngược dòng thời gian, vào ngày 4-9-2006, Irwin đang ở Barrier Reef, gần cảng Douglas, Queensland, tham gia thực hiện loạt phim tài liệu “Cái chết dữ nhất của Ðại dương”. Trong lúc nghỉ vì điều kiện thời tiết, Irwin quyết định quay thêm cảnh anh lặn ở vùng nước cạn để cung cấp cho chương trình truyền hình của cô con gái.

Xem thêm:   Mây đen phủ bầu trời...

Lúc đang lặn ở mực nước ngang ngực, Irwin tiến tới một con cá đuối đuôi ngắn to khoảng 3 mét. Nhìn trên cảnh quay, ai cũng nghĩ con cá đuối đang bơi đi. Tuy nhiên, theo nhân chứng duy nhất thì “thình lình con cá đuối quay lại, dùng cái đuôi đâm dữ dội, cả trăm nhát trong vòng vài giây” vào Irwin. Ban đầu, Irwin nghĩ rằng mình chỉ bị đâm vài nhát vô phổi, nhưng bất ngờ, những gai độc của con cá đuối đã đâm thấu tim anh, làm xuất huyết tới chết.

Steve bắt cá sấu lớn. nguồn.sciencevibe.com

Ngay lập tức, những thành viên đã tiếp ứng tại tàu của Irwin, vội vã cấp cứu và chuyển anh tới bệnh viện Low Isles gần đó nhưng đã muộn. Nhân vật truyền hình, người bảo tồn thiên nhiên, nổi tiếng khắp thế giới trong nhiều pha nguy hiểm với những thú vật nguy hiểm, qua đời lúc 44 tuổi vào năm 2006 trong lúc đang thực hiện bộ phim tài liệu tại Great Barrier Reef ở cực bắc Queensland. Irwin được coi là người tử vong duy nhất do cá đuối được thu hình bằng video. Chính đoạn phim ấy được cảnh sát Queensland dùng để điều tra về cái chết của Irwin và sau đó tất cả những bản sao của đoạn phim đã được tiêu hủy theo yêu cầu của gia đình Irwin.

Sau này, bộ phim “Cái chết dữ nhất của Ðại dương” hoàn tất sau khi Irwin qua đời vài tuần và được phát hình trên đài Discovery của Mỹ vào ngày 21/1/2007 nhưng không đề cập gì tới tai nạn chết người của Irwin.

Bindi, con gái Steve. nguồn.boredpanda.com

Justin Lyons là người quay phim, lúc ấy anh đã thu được đoạn video về cái chết của Irwin, đã trao lại cho góa phụ Terry, vợ của Irwin. Ðoạn phim này không bao giờ được trình chiếu.

Xem thêm:   Chó...

Ông Lyons đã cho Ðài Truyền hình số 10, Úc Châu biết: “Ông ta và Irwin đi trên một xuồng cao su, cố tìm cái gì đó để quay, tình cờ họ gặp một con cá đuối to lớn, cỡ 8 feet (gần 3 mét) ở mực nước cạn ngang ngực. Con cá Ðuối bơi đi khỏi Irwin nhưng bất ngờ nó quay lại. Có thể, nó nghĩ cái bóng đen của Irwin ở phía sau là cá mập cọp, kẻ thù của mình, nên quay lại tấn công. Tôi lia máy khi con cá đuối bơi đi và khi tôi lia máy trở lại thì thấy Steve đang đứng trong vũng máu, tôi biết ngay là có chuyện. Khúc đuôi đâm vô ngực Irwin bị gãy, anh ta đã rút nó ra là điều sai lầm. Nó là một khúc đuôi có gai độc, đâm vô tim anh một vết thương to khoảng 2 inch, máu và chất lỏng tuôn ra, tụi tôi phải mang anh tức tốc về tàu…”.

Phút cuối của Steve. nguồn.natinonalenquire.com

Irwin được biết đến với câu thường nói “Crickey!”, bây giờ đã có một vùng hoang dã riêng biệt, một con đường, một chú Rùa, con Ốc Sên, một chiếc tàu chống săn bắt cá Voi mang tên anh, sau cái chết của mình.

Loại cá đuối đã giết Steve. nguồn.natonalgeographic.com.au

HĐV

(Nguồn: Wikipedia, telegraph.co.uk)