“Tự điển về ngày lễ, hội hè, đón mừng của thế giới và các tôn giáo” xác định, những ngày nghỉ thường bắt nguồn từ các vụ mùa, họ chào đón, dâng cây trái đầu mùa cho tổ tiên ông bà.

Ở Châu Phi, Kwanzaa, từ Swahili “matunda ya kwanza” được coi là những ngày lễ về tôn giáo. Một lễ khác là “Lễ trung thu” tại Trung Quốc, người ta tạ ơn trời đất đã cho cuộc sống đầy đủ và những vụ mùa sung túc.

Tại Mỹ, trong bữa tiệc Tạ ơn, nhiều người cầu nguyện tạ ơn Chúa về những thành tựu trước mắt của mình. Lễ Tạ ơn có nhiều huyền thoại, đa số tập trung ở tôn giáo, như Thiên Chúa, Cơ Đốc. Nhưng cũng có những chuyện hoàn toàn ngoài phạm vi tôn giáo, từ những mùa Tạ ơn đầu tiên, xa xưa trên đất Mỹ này.

Tranh về lễ Tạ Ơn năm 1621 của dân đi tìm đất sống và người da đỏ Wampanoag. Nguồn. www.thought.com

Lễ Tạ ơn đầu tiên ở Mỹ là của những người thám hiểm Tây Ban Nha

Để biết lễ Tạ Ơn như thế nào, bạn phải tới Texas. Dân Texas cho biết, lễ Tạ Ơn đầu tiên trên đất Mỹ đã diễn ra ở thị trấn San Elizario, một cộng đồng nhỏ gần El Paso vào năm 1598, là lễ Tạ Ơn của những người tìm đất sống (những người trốn khỏi khủng hoảng tôn giáo ở Anh, đi tìm đất sống). Khi nhà thám hiểm Juan de Onate của Tây Ban Nha tới bờ sông Rio de Grande, ông đã tổ chức một lễ hội Tạ Ơn rất lớn sau khi đã hướng dẫn cả trăm người dân định cư vượt con đường băng qua sa mạc Mễ Tây Cơ dài cả 350 dặm.

Sau đó, bạn tới tiếp Virginia. Tại đồn điền Berkeley trên bờ sông James, những người sống tại đây cũng nhận là đã tổ chức lễ Tạ Ơn đầu tiên của Mỹ vào ngày 4-12- 1619, trước lễ Tạ Ơn của những người Anh tổ chức hai năm. Và mỗi năm, kể từ 1598, họ đều tổ chức ăn mừng lễ hội này. Với quan điểm của họ, lễ Tạ Ơn không dính tới chuyện của tàu “Mayflower”. Đó là chiếc tàu nhỏ Margaret, đã đưa 38 người dân định cư Anh tới đồn điền vào năm 1619. Những người định cư được lệnh của công ty Luân Đôn, nơi đã bảo trợ họ để chuyến tàu cập bến đúng vào lễ Tạ Ơn của năm. Hầu như ít người ở ngoài Virginia biết về vụ này, nhưng vào năm 1963, Tổng thống Kennedy đã công nhận điều này.

Xem thêm:   Thương Hoa Tiếc Ngọc

Lễ Tạ Ơn những người tìm đất sống

Lễ Tạ Ơn là lễ của một cộng đồng đa văn hóa của những người tìm đất sống. Vì nếu đây là lễ của gia đình thì những người tìm đất sống đã không mời bộ lạc người da đỏ bản địa cùng tham dự.

Lễ Tạ Ơn cho những người tìm đất sống. Nguồn. Pilgrims

Lễ Tạ Ơn không thuộc về tôn giáo

Người ta thường nghĩ lễ Tạ Ơn thuộc về tôn giáo. Không phải vậy, vì nếu lễ Tạ Ơn thuộc về tôn giáo, thì những người tìm đất sống đã không bao giờ mời dân da đỏ đến tham gia với họ. Ngoài ra, những người tìm đất sống nghĩ, lễ Tạ Ơn là lễ hội được mùa. Mọi người tìm đất sống dành trọn ngày để cầu nguyện và thưởng thức bữa ăn sung túc sau vụ mùa thành công.

Lễ Tạ Ơn không thuộc về tôn giáo. Nguồn. islamicity.org

Lễ Tạ Ơn là ngày mọi người đến với nhau

Đây là chuyện lớn nhất. Theo báo Business Insider, cả nước nhớ lễ Tạ Ơn như một ngày lễ chào đón mùa màng sung túc, hòa bình đã kết nối dân da đỏ Wampanoag  và những người tìm đất sống. Tuy nhiên, thực tế quan hệ của hai bên rất mong manh, họ cùng ăn tiệc Tạ Ơn với nhau, nhưng trong lòng vẫn không vừa ý nhau. Cho nên sau bữa tiệc đó là vài trăm năm bạo động, đàn áp đã làm khủng hoảng người dân bản địa Mỹ, cho đến bây giờ hậu quả vẫn còn thấy được.

Lễ Tạ Ơn cho mọi người đến với nhau. Nguồn. dailymom.com

Dân tìm đất sống có ăn gà tây trong bữa tiệc?

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 28 tháng 3 năm 2024

Những di dân tìm đất sống ăn món gì trong tiệc Tạ Ơn? Không ai biết là họ có ăn gà tây hay không, nhưng một loại thực phẩm chắc chắn có trong bữa tiệc Tạ Ơn là thịt nai, Họ không ăn thịt nai với nĩa, vì hồi đó họ chưa có nĩa. Vậy, tại sao chúng ta có tục ăn gà tây và dâu chua trong tiệc Tạ Ơn? Đó là bởi dân Victorian đã ăn mừng lễ Tạ Ơn như vậy từ thời xa xưa. Và chính họ là những người đã biến lễ Tạ Ơn thành ngày lễ quốc gia, từ năm 1836, khi Abe Lincoln tuyên bố, lễ Tạ Ơn của Tổng Thống, gồm 2 ngày: Một ngày vào tháng 8, một ngày vào tháng 11. Trước thời Lincoln, dân Mỹ ngoài vùng New England không thường xuyên mừng lễ Tạ Ơn.

Dân tìm đất sống không ăn gà tây trong tiệc Tạ Ơn. Nguồn. History

Dân tìm đất sống có đổ bộ lên vùng Plymouth Rock?

Theo sử gia George Willison, người đã dành cả cuộc đời mình nghiên cứu về đề tài này, cho biết: Những gì Willison đã tìm thấy về huyền thoại phiến đá Plymouth Rock là hoàn toàn dựa vào lời khai đáng nghi ngờ của Thomas Faunce, một ông lão 95 tuổi, người đã kể câu chuyện hơn cả thế kỷ sau khi con tàu Mayflower cập bờ. Sách của Willison ra đời vào cuối Thế chiến thứ 2, và dân Mỹ quan tâm tới nhiều hơn là những người đi tìm đất sống. Vì vậy, chúng ta cứ vui vẻ kể tới kể lui chuyện phiến đá Plymouth Rock khiến ai cũng nghĩ đó là chuyện thật. Đúng ra, những người đi tìm đất sống không đổ bộ vô Plymouth trước. Họ tới Provincetown đầu tiên. Tất nhiên, dân của Plymouth cứ gắn bó với huyền thoại xa xưa, Plymouth Rock, chỉ là phiến đá bình thường.

Một mảnh của Plymouth rock. Nguồn. www.wbaa.org

Lễ Tạ Ơn là sự kiện lịch sử quan trọng

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Các sử gia tin rằng, lễ Tạ Ơn đầu tiên là vào năm 1621, là lễ đón mừng mùa màng thành công bình thường của người Anh và bộ lạc da đỏ Wampanoag. Sau đó, năm 1637, dân định cư tấn công bộ lạc Wampanoag để trả thù cho vụ giết chết những người định cư khác, họ đốt trụi một làng gần đó của dân Wampanoag và hạ sát cỡ 500 mạng. Từ đó, Thống đốc Plymouth viết rằng: “Mỗi ngày lễ Tạ Ơn được dành để tôn vinh chiến thắng đẫm máu đó”, báo Fortune tường trình.

Lễ Tạ Ơn là sự kiện lịch sử quan trọng. Nguồn. blogspot.com

Dân tìm đất sống chưa hề ngủ trong chòi gỗ

Thời đó chòi gỗ chưa có ở Mỹ. Cho đến cuối thế kỷ 17, nó được di dân Đức và Thụy Điển xây dựng. Từ “chòi gỗ” không tìm thấy trên sách, tài liệu cho đến năm 1770. Chòi gỗ cũng không thấy có bên Anh, lúc mà những người dân đi tìm đất sống đã tới nước Mỹ.

Vậy thì dân đi tìm đất sống đã ở trong những ngôi nhà như thế nào? Nếu bạn tới thăm Plimoth Plantation ở Massachusetts, sẽ thấy rằng những người đi tìm đất sống đã ở trong các ngôi nhà lợp ván được cưa thành từng miếng từ cây gỗ.

Nhà của dân tìm đất sống.  Nguồn. Valley Forge cabin

Dân tìm đất sống không mặc đồ đen trong lễ Tạ Ơn

Trong ngày lễ Tạ Ơn, dân tìm đất sống không bao giờ mặc y phục đen, cũng không đeo khóa thắt lưng, giày da mũi nhọn, hoặc nón đen cao nhọn đầu giống như hình ảnh của các đạo sĩ xa xưa bên Anh, lúc họ bị đàn áp, và cũng là lý do họ phải ra đi tìm đất sống.

HĐV

(Nguồn: by Rick Shenkman/ historynewsnetwork.org)