Nửa đêm 29 Tết Nguyên Đán, tôi đọc được một mẩu tin của người bạn thân thiết. Kêu cứu giùm một ngôi chùa bị…. “bom hàng” (Nghĩa là khách đặt hàng rồi xù kèo, người bán giao hông chịu lấy). Hàng bị “bom” là 300 cặp (600 cái) bánh chưng chay.

300 cặp bánh chưng chay bị “bom” (Từ Facebook)     

Lúc trước, khi đọc được những tin “cầu cứu” giùm ai đó từ những người bạn thân thiết, tôi sẽ “auto” chia sẻ về “trang nhà” mình, cùng họ kêu gọi và giúp được gì thì giúp. Nhưng sau nhiều lần “vấp ngã”, vì có những người bạn có tâm hồn đẹp, thích giúp người nhưng nhẹ dạ cả tin, nghe ngóng ai đáng thương thì “ra tay nghĩa hiệp”. Nhưng đôi khi vì thiếu thời gian, thiếu kinh nghiệm, vì quên kiểm chứng mà lòng tốt gây ra những kỷ niệm buồn, rất nhiều người tốt đã “đỡ” tốt. Bởi trong 10 cái chia sẻ tin kêu cứu, cầu cứu ở mạng xã hội thì có ít nhất 5 cái là tin thất thiệt hoặc từ những người chưa cần đến sự giúp đỡ của người khác. 2 tin là do người đăng tự tưởng tượng ra để “câu like”, 1 tin là người cần cứu giúp thiệt, nhưng họ cần từ rất nhiều năm trước rồi, đây chỉ là tin được người “post” bài “khai quật” từ “kho tàng” chuyện bi đát trong quá khứ, đăng lên với mục đích riêng (câu like/lừa đảo…). Chỉ có 2 tin là thật, nhưng rất có thể, sau khi trải qua 8 tin kia, người ta sẽ không đọc và bỏ qua 2 tin này.

Nên mỗi lần đọc bất cứ tin “cầu cứu” nào, một là tôi chọn bỏ qua, ngoảnh mặt làm ngơ đi luôn. Hai là tôi phải hỏi kỹ người kêu cứu giùm, xem họ đã xác minh chưa rồi tôi sẽ cùng họ giúp đỡ người mà họ muốn giúp trong khả năng của mình. Và trường hợp nhà chùa bị “bom hàng” ở trên cũng vậy. Sau khi được người bạn xác minh, gọi trực tiếp đến số điện thoại của nhà chùa, tôi mới share tin và có đề cẩn thận ở những dòng chữ đầu tiên: tin đã kiểm chứng. Nhưng, đời không như là mơ. Ðã có rất nhiều người từng nằm trong cái vòng lẩn quẩn như tôi nói ở trên. Khi đọc cái tin tôi vừa chia sẻ về ngôi chùa bị “bom” 300 cặp bánh chưng chay kia, họ bắt đầu đặt ra những hoài nghi như tôi đã từng đặt với người bạn của mình. Ví dụ như :

– Mỗi cặp bánh chưng có giá 220.000 VN tiền (Cỡ 10 USD). Không biết bên đặt bánh có đặt cọc cho nhà chùa hay không, nhưng tính sơ sơ tiền bánh là 66 triệu VN tiền (cỡ gần 2,900 USD). Chùa lấy đâu ra nhiều “vốn” để kinh doanh như vậy?

Khi bạn trưởng thành… (Từ Facebook)

– Việt Nam, đất nước có nhiều tôn giáo nhưng Phật giáo vẫn là tôn giáo được coi trọng nhất, có nhiều người “theo” nhất. Chùa ở Việt Nam, dẫu nhỏ hay lớn, dẫu là chùa mới hay chùa cổ, dẫu là chùa quốc doanh hay chùa tư nhân, đều được xem là nơi linh thiêng, kể cả với những người khác đạo hoặc “vô đạo”. Làm gì có vị khách hàng nào dám bom hàng (của) chùa? Như một người bạn của tôi, nêu thắc mắc rất thiệt thà:

Xem thêm:   Toàn tiền tỷ

– Chùa bị vỡ kế hoạch nên bán xả hàng thì còn tin được, chớ “bom” gì “bom” chùa? Mà lại bom lần 300 cặp. Nếu có thì chùa này chắc cũng ăn tiền của phật tử nhiều lắm nên phật tử quê hông mua nữa thì có!

Tôi chọn tin vào mẩu tin kêu cứu đó và giữ nguyên nó trên “tường nhà” trên mạng xã hội, mặc kệ những lời khuyên của những người bạn: không nên giúp, vì chùa ở Việt Nam đa số là chùa quốc doanh, buôn thần bán thánh hoặc để làm những hủ tục mê tín dị đoan. Một phần vì tôi tin vào những gì mình đã kiểm chứng. Một phần thì tôi nghĩ, dẫu sao cũng là người tu hành. Người ta nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, những ngày tư ngày Tết là những ngày rất quan trọng với Phật Tử, chắc họ không “nỡ” làm điều sai trái đâu! Quan trọng là, tôi vẫn tin vào sự lương thiện của con người, vào lòng tốt của những người bạn của tôi, sau bao nhiêu lần “vấp ngã” trước những tin dỏm, người kêu cứu giả, vẫn không ngừng làm việc thiện. Họ như những một bông hoa lài cắm giữa bãi phân trâu cuộc đời đầy sự lươn lẹo này, nổi bật và bắt mắt khiến tôi phải nhìn theo và học hỏi.

Nhưng tôi vẫn không ghét bỏ, xa lánh, khinh bỉ, chối từ những lời khuyên mình phải cảnh giác trước tin này. Tôi biết họ muốn tốt cho tôi. Tôi biết họ là những người từng chịu tổn thương vì lòng tốt bị lợi dụng. Tôi biết họ còn lương thiện khi đã không “bỏ mặc” tôi. Và tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận một sự thật mà tôi không muốn – Vào tuần sau, tháng sau, năm sau, câu chuyện “nhà chùa bị bom hàng” này bỗng bị ai đó “phanh phui” ra là chuyện dỏm. Do nhà chùa hay ai đó đã dựng lên để lừa bịp sự lương thiện, tình yêu thương, sự tương trợ của thiên hạ!

Có thể, nhiều người khi đọc những dòng chữ này sẽ nghĩ tôi đang từ chuyện bé xé ra to, khi đã tự vẽ cho mình quá nhiều thứ không cần thiết sau một câu chuyện đơn giản. Nhưng cái gì cũng có lý do của nó cả. Lý do ở đây là, tôi đã quá mất lòng tin, những người xung quanh tôi đã quá mất lòng tin, xã hội tôi đang sống đang mất gần hết lòng tin. Ðiều đó đã làm sự lương thiện “vơi đi ít nhiều” và sự lươn lẹo ngày một tràn đầy…

Ai đó nói: Khi con người được tự do lựa chọn, họ sẽ lựa chọn tự do. Vậy khi con người đã được tự do lựa chọn cái tự do mà họ muốn/họ cảm thấy đúng rồi, người ta sẽ chọn tiếp cái nào. Ví dụ, giữa sự lương thiện và sự lươn… lẹo, người ta sẽ chọn cái nào?

Xem thêm:   Chó...

Chắc đa số người khi đọc câu hỏi trên, họ đều sẽ trả lời là lương thiện. Tôi có người bạn, làm nghề bác sĩ thú y. Một bữa, vừa phải cắn răng chịu đựng ngồi nghe tôi phàn nàn chuyện nhân tình thế thái, vừa bị bắt trả lời câu trên. Bạn nhìn tôi khinh bỉ, nói:

– Nhân chi sơ tánh bổn thiện mà. Con người ai mà không có cơ hội lương thiện, nhưng họ bỏ quên sự lương thiện đâu đó trên quãng đường trưởng thành rồi.

Biểu hiện của sự lươn lẹo (Từ Facebook)

Tuy không đồng ý với suy nghĩ của bạn hoàn toàn, nhưng tôi thấy cũng đúng. Mặc dầu thế giới này có rất nhiều tên trùm tội phạm có học thức, gia thế đàng hoàng, nhưng con số những tên trùm tội phạm có quá khứ sóng gió và tuổi thơ dữ dội vẫn chiếm nhiều hơn. Và với kinh nghiệm bản thân (cùng nhiều người xung quanh), tôi tin. Con người ta lươn lẹo tăng dần theo thời gian không phải là một chuyện khó giải thích, đó là một “kỹ năng” được rèn luyện không ngừng nghỉ. Nhất là ở Việt Nam, nơi mà sự lươn lẹo thành một “kỹ năng sanh tồn” nằm ở dòng đầu tiên, trang đầu tiên trong từ điển sống của rất, rất nhiều người. Ngay lúc họ còn là một đứa trẻ.

Ví dụ. Lúc nhỏ đi qua nhà nội thì bà nội hỏi nhà nội với nhà ngoại con thích nhà nào hơn, đi qua nhà ngoại thì ông ngoại cũng “bắt chước” hỏi câu y chang, đứa trẻ dù không thích nhà nào đi nữa cũng phải có một lần dối lòng để vừa lòng người lớn. Thử nói không thích cả hai nhà xem (mặc dầu không thích thiệt), coi lần tới có được “hân hạnh đón tiếp” nữa không?

Lớn lên chút. Lúc người lớn hỏi con muốn làm nghề gì? Thử nói con muốn làm giang hồ, muốn bán… thân hay làm nhà… thơ xem có bị cả thế giới nhìn bằng ánh mắt hình viên đạn hay không? Chính vì thế, khi đứa trẻ bớt… nhỏ theo năm tháng, những người lớn dần bị lừa dối bằng những ước mơ giả tạo như bác sĩ, kỹ sư, cô giáo, nhà văn… vừa dễ thương, vừa quen thuộc và chống bị chửi, bị ghét bỏ….

Tên trộm không lương thiện cũng không lươn lẹo (Từ Facebook)

Rồi lớn thêm chút nữa. Sau mỗi lần đi làm xa về thăm quê, gặp bà Chín, cô Bảy trong xóm khoe con đi du học nước ngoài, cháu có bằng tiến sĩ, con của thằng em của con cháu họ của ông cậu út làm chức gì đó lớn lắm ngoài Trung Ương… Thôi cũng cắn răng “nổ” một chút, con làm công ty nước ngoài đồ, lương hai ba chục triệu đồ… Mặc dầu, ra trường xin hoài chưa có việc. Ngày ngày phải chạy xe ôm công nghệ kiếm cơm, cháo cầm hơi!

Xem thêm:   Ham & hố

Rồi đi làm. Rồi ra xã hội. Rồi thật sự trưởng thành. Sẽ có rất nhiều lần bạn tự nhủ là lần cuối bạn lươn lẹo, bạn nói dối, bạn làm trái lương tâm… Nhưng sau đó, lại có rất nhiều lần cuối khác!

Sự lươn lẹo được hình thành từ những câu chuyện nhỏ xíu, vô thưởng vô phạt và rất vô tình tựa như chẳng có gì to tát. Rồi dần dần nó lan rộng, chiếm trọn lương tri con người một cách tự nhiên như hít thở. Từ việc nói dối cho qua chuyện, người ta nói dối cho được việc. Từ việc làm dối cho xong chuyện, người ta làm dối để nên chuyện. Từ việc chỉ cần thiên hạ vừa ý là được, người ta chuyển sang “chế độ” chỉ cần mình có lợi là được…

Từ một đứa bé phải nói dối với thích nhà nội hay nhà ngoại hơn để cho người lớn hai bên vui lòng, chúng ta thành một người lớn, nghĩ rằng bán hàng dỏm Trung Quốc vừa rẻ vừa đẹp vừa có giá cả vừa lòng khách. Quá trời cái lợi, đâu có chết ai đâu? Mà có chết chắc cũng không phải do mình, họ đâu chỉ mua đồ ở một chỗ. Tiêm thuốc tạo nạc cho heo, ướp hóa chất cho rau củ tươi lâu để hút khách, kệ khách sau này bệnh này bệnh nọ, khách chịu mua, mình có tiền được rồi. Mình giàu là được rồi, người ta có bị gì thì can hệ đến mình đâu? Họ đâu chỉ ăn đồ ở một chỗ. Bản thân mình, chắc gì đã không mua phải đồ Trung Quốc, ăn phải đồ chứa hoá chất? Ai nghĩ cho mình đâu…

Người lương thiện

Thiệt ra, kể ra để cho thấy tầm quan trọng của tuổi thơ, của những câu chuyện nhỏ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của chúng ta bao nhiêu thôi. Chứ để lớn, con người ta không cần phải lươn lẹo đến nỗi mất hết lương tri như những người ở trên đâu. Bằng chứng là những câu chuyện tốt đẹp đã, đang, sẽ xảy ra từng giây trong từng ngóc ngách của cuộc sống nhiều chuyện xấu xa này. Nhưng để lớn, bạn phải mất rất nhiều thứ. Ví dụ như từ một người lấy hồn nhiên làm lẽ sống, bạn trở thành một người bật cười trước sự hồn nhiên của người khác. Như tôi cười cậu bé trong câu chuyện của người bạn kể dưới đây:

Ông Bảy tới nhà gõ cửa: Ba có nhà không?

Tý trả lời: Tía con đi ra ruộng rồi

Ông Bảy: Má mày có nhà không?

Tý: Má con đi chợ.

Ông Bảy: Thằng anh mày có nhà không?

Tý: Anh con đi ruộng với tía con.

Ông Bảy tần ngần chưa muốn đi, Tý hỏi: Bác cần gì con có thể lấy cho bác mượn được mà!

Ông Bảy: Bác chỉ muốn nói chuyện với tía mày về chuyện thằng anh mày làm con Hai nhà tao có bầu!

Thằng Tý: Chuyện này con phải hỏi tía con mới được. Con chỉ biết khi lấy giống cho heo tía con tính 1 triệu, cho bò tía con lấy 2 triệu. Còn từ anh con thì con chưa biết ổng tính bao nhiêu nữa!

DU

Việt Nam