“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên” là câu nói nổi tiếng của Archimedes (287-212 trước Công Nguyên). Ổng là một nhà toán học, nhà vật lý, nhà phát minh huyền thoại người Hy Lạp. Hình của Archimedes được in ở mặt trước của Huy chương Fields, giải thưởng danh giá được coi là “Nobel Toán học” (vì giải Nobel không bao gồm lĩnh vực toán học), được Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU: International Mathematical Union) trao 4 năm một lần cho những nhà nghiên cứu nổi bật.
Ơ-rê-ca (Eureka, nghĩa tiếng Việt là “tìm ra rồi”) là một giai thoại nổi tiếng về cách ra đời của “lực đẩy Archimedes” và của mục.. này.
Hedy Lamarr sinh vào năm 1914 tại thủ đô Viên, Áo. Bà là con gái của gia đình gốc Do Thái và cha là một giám đốc ngân hàng thành đạt. Bà còn được mệnh danh là “người phụ nữ đẹp nhất thế giới” thời đó. Ngoài gia thế, dung mạo, Hedy Lamarr là một phụ nữ đi trước thời đại là – vừa là một nữ tài tử xinh đẹp của Hollywood, vừa là một nữ phát minh phát triển công nghệ truyền thông không dây hiện đại.
Những tưởng hoàn hảo về mọi mặt sẽ khiến bà có cuộc đời trải đầy hoa hồng, nhưng thực tế Lamarr đã phải đối mặt với một chuỗi bi kịch cá nhân như kết hôn 6 lần, có 3 đứa con, trong đó có 1 người có chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Lamarr đã thực hiện một số khoản đầu tư và thường xuyên mắc nợ. Bà cũng đã bị bắt nhiều lần vì các tội liên quan đến ma túy. Quan trọng nhất, những đóng góp cho khoa học của Lamarr phần lớn bị ngó lơ vào thời điểm đó và bà ít được công nhận cho công việc của mình. Cái bóng của vai diễn quá lớn khiến nhiều người bỏ qua những đóng góp của bà cho công nghệ hiện đại, dầu nhờ có đóng góp của bà mà thế giới có một bước tiến vượt bậc.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Lamarr đã đồng phát triển một hệ thống dẫn đường vô tuyến cho ngư lôi của quân Đồng Minh sử dụng công nghệ trải phổ nhảy tần (frequency-hopping) để tránh gây nhiễu tín hiệu dẫn đường của ngư lôi. Đáng tiếc, phát minh của Lamarr đã không được Hải quân Mỹ sử dụng trong Thế chiến thứ II, nhưng đã được dùng trong cuộc khủng hoảng tại Cuba (1962). Quan trọng hơn, phương pháp chuyển đổi tần số này đã đặt nền móng cho các công nghệ liên lạc không dây hiện đại sau này như Bluetooth, Wi-Fi và GPS.
Phát minh công nghệ vô tuyến của Lamarr không được biết đến rộng rãi cho đến khi bà gần cuối đời, vào cuối những năm 1990 và đặc biệt thu hút sự chú ý hơn khi cáo phó của bà được công bố vào năm 2000. Kể từ đó, tin tức đã lan rộng và Lamarr đã trở thành một biểu tượng của phụ nữ trong khoa học – sau khi bà qua đời cô đơn trong một căn hộ nhỏ ở tiểu bang Florida (Mỹ).