Nguyên tố Đất Hiếm (rare-earth element) – được biết đến là những khoáng sản quan trong, là một hợp chất gồm 17 nguyên tố hóa học gồm xeri (Ce), dysprosi (Dy), erbi (Er), europi (Eu), gadolini (Gd), holmi (Ho), lanthan (La), luteti (Lu), neođim (Nd), praseođim (Pr), prometi (Pm), samari (Sm), scandi (Sc), terbi (Tb), tuli (Tm), ytterbi (Yb) và ytri (Y). Nó là yếu tố không thể thiếu để sản xuất chất bán dẫn, đồng thời thúc đẩy cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo.

Mỏ đất hiếm lithium tại Mỹ. Nguồn. usadailychronicles.com

Đầu tư vào “Đất Hiếm”

Ðất Hiếm với những đặc tính độc đáo giúp tạo ra kênh dẫn truyền tín hiệu mạnh mẽ và cách điện cần thiết để giữ cho tín hiệu điện tập trung vào các tấm bán dẫn ngày càng nhỏ. Ngoài ra, Đất Hiếm còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều thành phần của xe điện và turbine gió. Vậy nên “Không có Đất Hiếm – Không có chất bán dẫn – Không có cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo AI”. Đầu tư vào đất hiếm, là một trong những đề tài nổi bật nhất trong năm 2023 và dự kiến sẽ tiếp tục là điểm nóng trong 10, 20 năm sắp tới.

Chamath Palihapitiya, nổi tiếng là một tỷ phú đầu tư mạo hiểm, một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Thung lũng Silicon. Ông từng là cựu giám đốc điều hành Facebook. Chamath Palihapitiya đề cập xu hướng kéo dài nhiều thập kỷ liên quan đến nguyên tố đất hiếm, về tầm quan trọng và tiềm năng phát triển của chúng.  Chamath đang rót toàn bộ tâm huyết vào cuộc chơi này. Ông đã cam kết 200 triệu USD từ vốn cá nhân để đầu tư vào một mỏ đất hiếm có trụ sở tại Mỹ, đây chỉ là một phần của chiến lược lớn hơn.

Những vùng có đất hiếm trên thế giới. Nguồn. Pinterest

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư đang đổ vào thị trường cổ phiếu bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Các chiến thắng lớn trong lĩnh vực bán dẫn đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, với cổ phiếu như Nvidia tăng 258% trong 12 tháng qua và Super Micro Computer Inc (SMCI) đã có mức tăng lên đến 244% so với đầu năm 2023. Một điểm đặc biệt là, khác biệt với nhiều ngành công nghiệp khác, việc khai thác nguyên tố Đất Hiếm đang nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ chính phủ Hoa Kỳ và Canada.

Chính phủ của các quốc gia phương Tây thể hiện sự sẵn lòng thực hiện mọi biện pháp để bảo đảm nguồn cung khoáng sản Đất Hiếm, nhằm đạt được sự độc lập về chất bán dẫn. Nếu không có thêm nhiều mỏ sản xuất Đất Hiếm được khai triển tại Bắc Mỹ, phương Tây sẽ tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc.

Xem thêm:   Bong bóng đỏ

Việc đạt được sự độc lập về chất bán dẫn gần như chắc chắn sẽ giúp Mỹ tránh khỏi rủi ro của cuộc chiến tranh liên quan đến Đài Loan. Đài Loan, là trung tâm sản xuất chất bán dẫn, và nếu Trung Quốc có kế hoạch chiếm đóng Đài Loan, Mỹ sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến kéo dài trị giá hàng nghìn tỷ đô la. Điều này chỉ có thể tránh được nếu Mỹ, cùng với các nước láng giềng như Canada, khai thác và chế biến Đất Hiếm với quy mô lớn tại Bắc Mỹ.

Đất hiếm Neodymium dùng trong công nghệ xe điện. Nguồn.centraldatacore.com

Tác động của Đất Hiếm

Nếu nói rằng Trung Quốc đang củng cố sự ảnh hưởng lên tương lai của nền kinh tế toàn cầu, thì điều này không phải là một kịch bản không thể. Hiện nay, một “Cuộc chiến âm thầm” đang diễn ra, với “Đất Hiếm” là tâm điểm. Trung Quốc, một trong những nước sản xuất Đất Hiếm lớn nhất thế giới, tương tự như Trung Đông kiểm soát nguồn dầu mỏ trong thế kỷ 20. Trung Quốc hiện đang kiểm soát nguồn cung của một số thành phần quan trọng nhất được sử dụng trong ngành bán dẫn và các lĩnh vực khác, bao gồm xe điện, quốc phòng và năng lượng sạch.

Đối với chính phủ Hoa Kỳ, Trung Quốc được xem là một đối tác nguy hiểm, không đáng tin cậy. Điều này trở nên rõ ràng khi vào tháng 3, Tổng thống Hoa Kỳ  Joe Biden, đã đưa ra một thông điệp khẩn cấp trong lúc thăm Canada. Ông yêu cầu Canada cung cấp cho Hoa Kỳ nguồn cung cấp quan trọng, đặc biệt là Đất Hiếm. Trong bối cảnh này, ông nói: “Các bạn, chúng tôi không có khoáng sản để khai thác, các bạn có thể khai thác chúng.” Cho dù người ta đồng tình hay không với chính sách của Joe Biden, điều chắc chắn là tính độc lập về chất bán dẫn đã trở thành một mục tiêu mà cả hai đảng đồng lòng chấp nhận và duy trì.

Đất hiếm Thorium. Nguồn. theodoregray.com

Mặc dù Mỹ nhập cảng tới 80% Đất Hiếm từ Trung Quốc, mối quan hệ giữa hai quốc gia đang trải qua một giai đoạn căng thẳng không có tiền lệ. Từ việc vi phạm nhân quyền đến những tranh cãi xoay quanh Đài Loan và sự hỗ trợ ngầm của Trung Quốc cho cuộc xung đột ở Ukraine, Mỹ ngày càng không thể dựa vào Trung Quốc như một đối tác thương mại đáng tin cậy. Trong khi đó, Mỹ có một đối tác đáng tin cậy khác – Canada. Đây là lý do mà Biden đã đến Ottawa để truyền đạt thông điệp cấp bách, mang tính an ninh quốc gia: Mỹ cần các khoáng sản quan trọng. Mỹ cần nguồn cung cấp quan trọng này và hiện chưa có đối tác nào khác có thể đáp ứng mức độ cần thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả như Canada.

Đất hiếm Lanthanum dùng trong công nghệ bán dẫn. Nguồn.images-of-elements.com

Chuỗi Cung Ứng Khoáng Sản và Chiến Lược Độc Lập

Xem thêm:   Hacker

Chúng ta đã chứng kiến sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc về xu hướng độc lập về Đất Hiếm. Quốc gia này dường như muốn duy trì sự kiểm soát đối với tài nguyên quan trọng này. Khi một nhà sản xuất Đất Hiếm quyết định mở một nhà máy lọc dầu ở Texas, họ ngay lập tức trở thành đối tượng của một cuộc tấn công mạng xã hội quy mô lớn, được cho là có nguồn gốc tại Trung Quốc. Điều này đánh dấu lần đầu tiên “chiến tranh truyền thông xã hội” được sử dụng để đối đầu với một công ty khai thác mỏ. Chính phủ Mỹ và Canada đã tỏ ra bảo vệ sự độc lập về chất bán dẫn bằng cách thành lập một quỹ trị giá 250 triệu USD để thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng giữa 2 quốc gia.

Chính quyền Biden không đơn độc trong cuộc đua này để bảo vệ sự độc lập về chất bán dẫn của Hoa Kỳ. Ngay cả các ứng viên thuộc Đảng Cộng hòa, như Vivek Ramaswamy, cũng đang lên tiếng mạnh mẽ về việc Mỹ cần phải tách khỏi Trung Quốc và trở nên độc lập trong cả sản xuất chất bán dẫn và năng lượng xanh. Ramaswamy thậm chí bày tỏ sẽ ủng hộ Đài Loan trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc, miễn là Mỹ đạt được độc lập về chất bán dẫn. Nếu Mỹ không thể tự khai thác khoáng sản Đất Hiếm, lựa chọn duy nhất là phụ thuộc vào đồng minh giàu khoáng sản hàng đầu – Canada. Cả Hoa Kỳ và Canada quyết tâm làm mọi thứ có thể để độc lập,  không lệ thuộc Trung Quốc. Neotech Metals có tiềm năng trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu được hưởng lợi từ mối quan hệ đối tác chiến lược này.

Cerium, dùng trong công nghệ bán dẫn. Nguồn. theodoregray.com

Tầm quan trọng hàng đầu của Đất Hiếm

Các hard disk drive (ổ đĩa cứng) đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho hoạt động lưu trữ dữ liệu tại các trung tâm dữ liệu hàng đầu trên thế giới. Sử dụng nguyên tố Đất Hiếm như neodymium, những thiết bị này bảo đảm duy trì hiệu suất cao trong việc lưu trữ dữ liệu quan trọng.

Xem thêm:   Đi về điểm tận cùng trái đất

Hàng năm, nhu cầu về lưu trữ dữ liệu toàn cầu ngày càng gia tăng, với dự kiến thị trường này sẽ đạt 778 tỷ USD vào năm 2030 từ con số 247 tỷ USD trong năm nay. Sự gia tăng đột ngột về lượng dữ liệu được tạo ra hàng ngày lớn, đặc biệt là văn bản, hình ảnh và video có độ phân giải cao, đòi hỏi sự lưu trữ mạnh mẽ tại các trung tâm dữ liệu.

Mặt khác, xe điện đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu về nguyên tố Đất Hiếm. Dự kiến với số lượng xe điện tăng lên 350 triệu vào năm 2030 từ con số 16.5 triệu vào năm 2021, yêu cầu về nguyên tố Đất Hiếm sẽ tăng đáng kể để sản xuất động cơ cho xe điện. Sử dụng khoáng chất này trong xe điện lớn hơn gấp 6 lần so với xe chạy bằng nhiên liệu truyền thống, tạo ra một thách thức lớn đối với nguồn cung nguyên tố quý hiếm. Dự kiến số lượng xe điện trên đường vào năm 2030 sẽ tăng gấp 21 lần so với hiện tại, tạo ra nhu cầu lớn đối với Đất Hiếm trong lĩnh vực chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu và xe điện.

Đất hiếm Europium dùng trong công nghệ quốc phòng. Nguồn. institute-rare-earth-elements.com

Tuy nhiên, thách thức lớn là khả năng cung cấp đủ nguyên tố Đất Hiếm trên thị trường toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh xung đột ở Đài Loan, như quan điểm của Tướng Mỹ Mike Minihan.

Không nên quên rằng Trung Quốc có thể không cung cấp đủ Đất Hiếm cho thị trường toàn cầu, và theo Tướng Mỹ Mike Minihan, xung đột ở Đài Loan sẽ là một lý do chắc chắn. Các chuyên gia đánh giá rằng một cuộc xung đột có thể xảy ra ngay từ năm 2025, và trừ khi Mỹ có thể bảo đảm nguồn cung nguyên tố Đất Hiếm an toàn, như những nỗ lực khám phá của các công ty như Neotech Metals, Mỹ sẽ đối mặt với một tương lai bị động. Điều này là một tiên đoán bi thảm, vì nếu có xung đột diễn ra, Mỹ có thể mất khả năng tiếp cận năng lực sản xuất chất bán dẫn quan trọng ở Đài Loan, và Trung Quốc có thể áp đặt lệnh cấm xuất cảng đối với các khoáng sản quan trọng.

Nhìn lại lịch sử, Hoa Kỳ đã học được bài học quan trọng từ khả năng thực hiện lệnh cấm xuất cảng của Trung Quốc, như thấy trong quyết định hạn chế xuất cảng gali và germani vào đầu năm 2023. Cả hai nguyên tố này đều không thể thiếu trong sản xuất chất bán dẫn, và điều đáng tiếc là Mỹ không có kho dự trữ đối với chúng, tạo ra một tình huống lo lắng cho quốc gia. Điều này là một cảnh báo rõ ràng cho Hoa Kỳ về tầm quan trọng của việc bảo đảm nguồn cung Đất Hiếm an toàn và độc lập, đặc biệt là khi nhu cầu về nguyên tố Đất Hiếm đang gia tăng nhanh chóng.

Vùng mỏ Đất hiếm Neodymium. Nguồn. High Country News