Bà Nguyễn Thị Mai Anh (1931-2021), Đệ nhất phu nhân của thời Đệ Nhị Cộng Hòa (1967- 1975), vừa qua đời ngày 15 tháng 10 năm 2021 được người Việt trong và ngoài nước tưởng tiếc vì công đức xây lên một bệnh viện cho dân, Vì Dân thì cùng thời với bà, bà Imelda Marcos sinh năm 1929, Đệ nhất phu nhân của Phi Luật Tân (1965- 1986) từng bị kết án và bị tịch thu tài sản đã ăn cắp của quốc gia lên tới vài tỷ. Chuyện 3,000 đôi giày lại được nhắc đến.

Các kiểu giày. Nguồn. psydro.com 

Là một cô gái lớn lên ở Phi Luật Tân (PLT) nên tôi biết bà Ðệ nhất phu nhân nổi tiếng Imelda Marcos có tới 3,000 đôi giày. Tôi không tưởng tượng nổi là nó nhiều cỡ nào, vì cộng hết thảy giày trong nhà có 4 người như gia đình tôi có chưa quá 50 đôi.

3,000 đôi, nghe lố bịch, vì nó là cả tỉ đô la mà gia đình bả đã ăn cắp của dân PLT khi chồng bà, Tổng thống độc tài Ferdinand Marcos cai trị đất nước này trong suốt 21 năm.

Những đôi giày nội địa giá cỡ 6-11 đô, giày nhập thì vọt tới 100 đô hoặc hơn. Với số tiền tôi làm được, tôi chẳng khi nào có được từng đó giày trong cả đời.

Bà Imelda lúc là Đệ Nhất Phu Nhân Phi Luật Tân. Nguồn. celebritynetworths.org

Chuyện này hồi đó rất nghiêm trọng, nhưng tôi lại bị lôi cuốn bởi bà Imelda, nay đã 90 tuổi, vẫn sống hào nhoáng trên đống của cải đã ăn cắp, bây giờ bả còn là tâm điểm của bộ phim tài liệu mới “Dựng ra vua”, vừa chiếu ra mắt tại Liên hoan Phim Venice lần thứ 76 vào tháng 8, và được chiếu tại một số rạp chọn lọc ở Mỹ, tuần qua.

Sự kiện này đã khiến tôi có vài câu hỏi: Làm sao bà Imelda giải quyết hết đống giày này? Bả có xài hết không? (có nghĩa là bà Imelda cần 8 năm để mang lại một đôi giày). Sau một thời gian dò hỏi, tìm hiểu và đây là những gì chúng tôi đã được biết.

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 4 tháng 4 năm 2024

720 đôi giày hiện ở Bảo tàng Giày Marikina tại Manila. Trong đó 253 đôi được trưng bày và 467 đôi cất kho, theo báo cáo của địa phương. Trong số đó, có các hiệu giày nổi tiếng thế giới như Charles Jourdan, Christian Dior, Gucci, Oleg Cassini. Cũng có giày của các hãng nổi tiếng tại Phi. Ðược biết, những tiệm giày trong nước, mỗi tuần đã tặng 10 đôi cho bà Tổng thống (theo ABS News Australia).

Số giày còn lại thì khó xác định ở đâu.

Một tường trình cho biết, rất nhiều đôi giày đã bị hư hại. Năm 2012, hãng Thông tấn AP thông báo trên 1,000 đôi bị hư hại do mối và mốc meo sau bao năm cất giữ trong hộp. Họ biết được nhờ bị ướt do nước mưa dột qua trần nhà bảo tàng.

Một điều đáng chú ý là bộ sưu tập giày lại ít hơn so với những thông tin về huyền thoại Imelda. Có sự khác biệt lớn trong bản liệt kê so với số giày thật sự tìm thấy trong dinh Tổng thống. Chính phủ Phi Luật Tân xác nhận 3,000 đôi với tạp chí Rappler. Nhưng năm 1987, báo Times lại báo “Cuộc kiểm tra cuối cùng” là 1,060 đôi. Theo những thông tin gần đây của CNN, The New York Times và BBC thì cỡ hơn 1,000 đôi.

Tủ giày và giày cao cổ của bà Imelda tại bảo tàng. Nguồn. WordPress.comWordPress.com

“Tôi hổng có tới 3,000 đôi giày, chỉ 1,060 đôi hà”, bà Imelda đã nói như vậy vào năm 1987. Chúng ta thừa biết là không nên tin những lời gia đình Marcos nói. Nhưng nếu con số 1,060 là đúng thì bà Imelda cũng không mang lại một đôi giày trong vòng 3 năm!

Vậy là quá nhiều rồi, đặc biệt là trong tình hình đất nước Phi Luật Tân vẫn còn đầy người nghèo, nhất là thời gian Marcos thống trị.

Xem thêm:   Thân thương hai tiếng "Mình ơi"

Những đôi giày sang trọng của Imelda chỉ là một góc lú ra trên bề mặt núi gia tài của chế độ Marcos khi họ rớt đài.  Vào năm 2016, chính phủ Phi Luật Tân chỉ mới thu hồi được chừng 3.3 tỉ đô la trong tổng số gia tài, của cải mà họ và đồng bọn đã ăn cướp của đất nước. Ðây chỉ là một phần nhỏ trong tổng số được ước tính vào khoảng 10 tỉ đô.

Một tủ giày của bà Imelda tại bảo tàng. Nguồn. blogspot.com

Tuy nhiên, bà Imelda vẫn không ân hận mà còn khăng khăng làm trò hề. Hơn 30 năm, sau khi rớt đài, bà vẫn nhai lại rằng: “Những gì tôi đã làm, đều cho nhân dân Phi Luật Tân. Khi tôi trở thành Ðệ nhất phu nhân, cương vị này có những đòi hỏi cho riêng mình. Tất nhiên tôi phải chưng diện sang trọng và làm cho đẹp đẽ hơn”, Imelda đã nói vậy trong đoạn giới thiệu bộ phim “Dựng ra Vua”.

Hãy đọc một ít thông tin về bà “Imelda 3,000 đôi giày”:

Tên mẹ đẻ là Imelda Remedios Visitacion Trinidad Romualdez, sinh ngày 2-7-1929. Bà là một chính trị gia bị kết án tội phạm, đã là Ðệ nhất phu nhân Phi Luật Tân trong 21 năm liền. Suốt thời gian đó, bà và chồng là Tổng thống Ferdinand Marcos ăn cắp hàng tỉ đô la của nhân dân Phi. Ước đoán về tài sản của họ từ $5 đến $10 tỉ, ngay lúc bị truất phế năm 1986. Năm 2018, $3.6 tỉ đã được chính phủ PLT thu hồi.

Một tủ giày khác trong bảo tàng. Nguồn. thewanderingscot.com

Bà lập gia đình với Marcos năm 1954 và năm 1965, ông trở thành Tổng thống PLT. Bà đã lấy tiền công quỹ xây cất nhiều dự án lớn, và cuối cùng trở thành khu dinh thự của riêng bà.

Cuộc Cách mạng Nhân dân vào tháng 2-1986 đã lật đổ Marcos và buộc gia đình ông phải lưu vong ở Hawaii. Năm 1991, Tổng thống Aquino (PLT), đã cho gia đình Marcos trở về Phi và ra tòa với nhiều cáo buộc sau khi Ferdinand Marcos qua đời. Bà Imelda đã được bầu 4 lần vô Hạ viện của PLT, ứng cử tổng thống 2 lần, nhưng rớt đài.

Xem thêm:   Facebook có gì ngộ (04/11/2024)

Trước đây, bà và gia đình sống rất xa hoa trong thời kỳ PLT suy sụp kinh tế và tình hình xã hội bất ổn. Bà thường công du, thăm viếng nước ngoài, tung tiền vô những bữa tiệc sang trọng, shopping hàng xa xỉ và xài tiền của chính phủ cho nữ trang, giày hạng sang và các sưu tập nghệ thuật cho riêng mình. Bà Imelda và chồng Ferdinand Marcos đã giữ kỷ lục quốc tế Guinness về hạng mục “Kẻ cướp tài sản quốc gia cỡ bự”.

Bà Imelda khi trở về nước. Nguồn. heures

Imelda sinh ra và lớn lên trong gia tộc Romuáldez giàu có, sùng bái Thiên Chúa giáo, được rửa tội một ngày sau khi sinh tại nhà thờ sát bên San Miguel. Dòng họ quý tộc của gia đình Imelda gồm: ông chú Norberto Romuáldez, Phó Chánh án Tối Cao Pháp Viện, em trai của bà là Benjamín “Kokoy” Romuáldez từng là Thống đốc của Leyte, sau đó là Ðại sứ dưới chế độ của Ferdinand Marcos. Tuy nhiên, khoảng 1931-1932, tình trạng tài chánh của dòng họ bà bắt đầu sa sút.

Ba má của Imelda ly thân trong một thời gian, sau đó họ hòa giải, nhưng để tránh xung đột bà và các con, kể cả Imelda dời ra sống riêng ở nhà để xe. Sau đó má của bà bị bạo bệnh, qua đời ngày 7-4-1938. Imelda có tất cả 5 anh chị em.

Cũng năm đó (1938) ba của Imelda bỏ Manila vì công việc luật sư của ông suy giảm. Ông trở về Tacloban, nơi ông có thể nuôi gia đình với cuộc sống giản dị hơn. Tại đây, Imelda lớn lên, học ngôn ngữ Waray, rồi học tiếng Tagalog, cuối cùng là Anh ngữ. Bà tốt nghiệp trung học tại Leyte Progressive High School, theo hồ sơ thì bà học rất giỏi, với tỉ lệ 80% thành đạt từ tiểu học tới trung học.

Imelda đã ứng cử Chủ tịch Hội Sinh viên của đại học St. Paul năm 1951, 3 năm sau bà có dịp gặp Ferdinand Marcos và thành hôn.

HĐV dịch

(Nguồn: By Therese Reyes, SAN JUAN, PH)