Lời Giới Thiệu: Để cản đà tiến quân của Nga, lính Ukraine cũng đã cho phá hủy nhiều chiếc cầu quan trọng. Thời Đệ nhị Thế chiến Hitler cũng từng dùng biện pháp này để cản bước tiến của quân Đồng Minh. Nhưng có một loại cầu có tên Cầu Bailey đã giải quyết được việc tiến quân qua sông khi cầu bị phá hủy.

Thiết kế Cầu Bailey qua sông lớn. Nguồn. overhead-cranehoist.com 

Đặt chất nổ

Nhằm ngăn chặn sức tiến vũ bão của phe Ðồng Minh, Hitler đã ra lệnh phá tất cả cầu trên sông Rhine. Và ngày 7-3-1945, tất cả cầu đã bị phá hủy, trừ chiếc cầu xe hỏa Ludendorff với quai cầu vòng bằng thép, tại Remagen, phía Nam thành phố Bonn.

Chiếc cầu này được gài chất nổ nhưng vì trục trặc kỹ thuật nên chỉ bị hư nhẹ nhưng 11 ngày sau, lại sập. May mắn là trước đó, sư đoàn 9  Thiết kỵ của Mỹ đã lập được một đầu cầu ở Erpel bên bờ phía Ðông và đã chuyển được nhiều quân qua.

Thiết kế đơn giản của Cầu Bailey trong Thế chiến 2. Nguồn. Pinterset

Cầu Bailey

Ngay sau khi bảo vệ được đầu cầu ở bờ phía Ðông, các kỹ sư và công binh tiến hành kết phà, ráp cầu phao để vận chuyển xe tăng, pháo binh và các thiết bị nặng qua sông. Nhưng vấn đề qua sông Rhine mà không ướt chân chiến sĩ đã được giải quyết bằng chiếc cầu tạm rất hiệu quả, có thể tháo ráp bằng những bộ phận gọn nhẹ, có thể nâng bằng sức người. Ðây đúng là chiếc cầu có kích thước và công dụng thật sự cần thiết cho cuộc tiến quân của đồng minh.

Xem thêm:   “Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh”

Cầu này có tên là Bailey và sau chiến tranh tướng Montgomery đã ca ngợi hết mình: “Cầu Bailey đã góp công lớn trong khải hoàn của Thế chiến 2. Trong những trận đánh của tôi cùng với Lữ đoàn 8 ở Ý và Lữ Ðoàn 21 tại Tây Bắc Châu Âu, tôi sẽ không giữ được đà tiến quân mạnh mẽ về nếu không có cầu Bailey”.

Ông Bailey kiểm tra mẫu của Cầu Bailey. Nguồn. Imperial War Museum via Wikicommons

Kỹ sư Donald C. Bailey

Cầu Bailey là đứa con tinh thần của Donald C. Bailey (được phong Sir Donald, Hiệp sĩ năm 1946), một kỹ sư dân sự làm việc cho quân đội Anh ở Sở Thí nghiệm Cầu của Kỹ sư đoàn Hoàng gia (EBE) chuyên thử nghiệm những loại cầu di chuyển gọn nhẹ trong Thế chiến 1. Năm 1928, ông bắt đầu làm việc tại doanh trại của EBE ở Christchurch, Dorset. Nhưng vào đầu năm 1930, ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, số nhân viên của ông chỉ còn lại 17 người. Thậm chí, lúc đó người ta đã nghĩ đến việc xóa hẳn việc nghiên cứu, thử nghiệm này vì cho là không cần thiết.

Tuy nhiên, việc sản xuất vũ khí vẫn được các nước quan tâm và những chiếc xe tăng hạng nặng tiếp tục ra đời, đòi hỏi phải có những chiếc cầu di động phù hợp.

Cầu Bailey bắt qua sông Rhine, 1945. Nguồn. historyofwar.org

Bắt tay vào nghiên cứu cầu

Xem thêm:   Thương Hoa Tiếc Ngọc

Thế là, Donald Bailey lại nghiên cứu để làm ra chiếc cầu có trọng tải 40 tấn, phù hợp với tình hình mới. Sau mấy tháng, mẫu cầu đầu tiên được thử nghiệm và khoảng một năm sau, các đơn vị quân đội đã được cung cấp loại cầu này.

Cầu Bailey được xài đầu tiên trong chiến dịch Bắc Phi, sau đó tại Ý và quân đội Mỹ bắt đầu sản xuất để bán. Cầu được sản xuất số lượng lớn tại Mỹ bằng tên “Cầu Bảng M-1, kiểu Bailey”, và phát triển thành kiểu Bailey M-2 có bề ngang rộng hơn và cho tới ngày hôm nay vẫn là chiếc cầu phục vụ chiến trường hàng đầu của quân đội Mỹ.

Cầu Bailey vẫn sử dụng cho đến bây giờ. Nguồn. historyloversclub.com

Trở lại thời Thế chiến thứ 2 đang diễn ra khốc liệt và đồng minh cần có một chiếc cầu bắc qua sông Rhine. Thế là Bailey bắt tay vào việc xây dựng cây cầu dài 558 m kể luôn cả các dốc ở 2 bờ (dài nhất trong các cầu bắc qua sông này). Việc dựng cầu bắt đầu trưa ngày 26-3, dù bị sương mù và những bộ phận ráp cầu cung cấp chậm, nhưng cầu đã thông xe vào giữa ngày 28-3, chỉ sau 2 ngày lắp ráp. Bộ phận nổi hoàn toàn của cầu Bailey gồm 34 nhịp nối với nhau, mỗi nhịp dài 42 feet và xếp hạng trọng tải quân đội là 40 tấn, dư sức cho xe tăng chạy qua,

Xem thêm:   Đầm Môn, Đèo Cả, Vũng Rô & Hòn Nưa

Ðây là một cây cầu đơn giản, 2 thành cầu làm bằng những cây thép đan chéo hình chữ X, chịu toàn bộ lực. Thép đan chữ X được làm thành những đoạn dài giống nhau, kết nối từ đầu cho đến cuối thành một cầu dài, bên dưới là nhiều đà sắt bắc ngang, đỡ cho mặt cầu chính phía trên.

Lúc ấy, việc xây cầu bắc qua sông Rhine rất cấp bách nên không có trụ cầu chính ở 2 đầu, vì vậy cầu Bailey được ráp thấp và nằm trên những phà nổi nối tiếp qua sông.

Cầu Bailey được quân đội Mỹ xây tại Ý. Nguồn. ww2online.org

Ứng dụng về sau

Cho dù được thiết kế trong điều kiện khắc nghiệt của thời chiến nhưng cầu Bailey đã chứng minh được giá trị của nó, trong chiến tranh và đặc biệt là ở những vùng hẻo lánh, nơi thiết bị vận chuyển không cung ứng kịp, chẳng hạn như một đoạn thành cầu chữ X dài 10 feet, cao 4.9 feet, nặng 600 lbs, chỉ cần 6 người khiêng đi nhẹ nhàng.

Từ những thiết kế của kỹ sư Bailey, trên thế giới nhiều công ty đã nghiên cứu, kiến tạo thêm loại cầu này. Công ty sản xuất cầu Mabey Bridge Limited, Anh quốc sử dụng cấu trúc căn bản của cầu Bailey và hoàn chỉnh kiểu mới với chiều cao 7 feet, những khung sắt chữ X và thành cầu được làm nhẹ hơn, cứng hơn do đó giảm được trọng lượng cầu và tăng lực tải.

Hiện nay, tại những vùng hay xảy ra thiên tai lũ lụt, cầu Bailey đã chứng minh tác dụng nhanh và hiệu quả của nó. Nam Phi đã sử dụng cầu này trong mục đích quân sự và tình trạng khẩn cấp cũng như cứu trợ thiên tai của đất nước.

Cầu Bailey đã chứng tỏ giá trị của mình trong 75 năm qua và sẽ còn giá trị lâu dài.

Sir Donald Bailey kiểm tra cầu. Nguồn. flickr

HĐV