Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo nước Mỹ có thể sạch bách tiền mặt vào ngày 1-6-2023 nếu Quốc hội không thêm nợ trần.

Nợ trần hay trần nợ (debt-ceiling) là gì?

Thực tế nó là một cái mức mà Quốc Hội đặt ra cho chính phủ Liên bang cho phép chính phủ được sử dụng tiền ở một mức nào đó để trang trải các khoản chi tiêu.
Chính phủ Mỹ thường chi nhiều hơn thu nên thường xuyên xảy ra tình trạng ngân sách thâm hụt, buộc chính phủ phải “vay” để bù vào chỗ thâm hụt đó, nhất là khi có chiến tranh, kinh tế suy thoái, thiên tai dịch bệnh. Cách “vay” thông thường là phát hành công trái, trái phiếu ngắn và dài hạn, tức là các T-bills (Treasury Bills), T-notes và T-bonds…

Hiện thời mức trần nợ của Mỹ là vào khoảng $31 ngàn tỉ, tuy nhiên trong khi chờ đợi sự xét duyệt của Quốc hội, chính phủ Mỹ đã dùng biện pháp “vay nóng” đặc quyền để giật tạm $726 tỉ cho những chi tiêu khẩn cấp, trên mức cho phép là $449 tỉ.

Một khi chạm đến “trần nợ” thì chính phủ hết tiền để trả cho nhân viên chính phủ, quân nhân, nhân viên kiểm tra an sinh xã hội hoặc thanh toán cho các nhà thầu quốc phòng. Chính phủ buộc phải thương lượng với Quốc Hội để “vay” thêm tiền, tạm gọi là nâng thêm mức nợ. Nếu nâng lần này, tính ra là 78 lần kể từ năm 1960.

Xem thêm:   Facebook có gì ngộ (04/11/2024)

Các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện yêu cầu chính phủ cắt giảm chi tiêu, gồm chương trình xóa nợ cho sinh viên và tín dụng thuế năng lượng xanh – để được chấp thuận nâng mức nợ trần.

“Cuộc chiến” vay nợ vẫn đang tiếp tục giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa và đây cũng là chiến cuộc triền miên trên chính trường Mỹ. Mặc dầu khá lộn xộn và ồn ào nhưng kìm hãm việc chi tiêu tiền thuế của dân một tùy tiện của bất kỳ đảng phái nào, một khi nắm quyền.

(phải qua): Chủ tịch Quốc hội Mỹ, ôngMcCarthy người đang thương lượng với TT Biden về mức tăng nợ trần (debt ceiling)

Hạnh Dung (tổng hợp)