Thứ 6 ngày 5-5-2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố COVID-19 sẽ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu nữa. Cơn đại dịch này đã giết chết gần 7 triệu người và ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế toàn cầu, mà hậu quả ngày hôm nay chúng ta đang thấy. Sự sút giảm thu nhập và thực phẩm, vật giá leo thang vun vút, công việc ì ạch, đình trệ. Nói chung là kinh tế toàn cầu bị phá hủy.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói thòng thêm, khi tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp không có nghĩa là COVID đã biến mất, nhưng chúng ta đã có vắc xin, phương pháp điều trị hiệu quả và những biến thể của Covid thì nhẹ xìu.

Theo WHO, tỉ lệ tử vong chỉ còn hơn 3.500 người, so với hồi đỉnh điểm là 100.000 người mỗi tuần. Dĩ nhiên, sự tử vong này không phải hoàn toàn vì Covid mà do tình trạng sức khỏe mỗi người, hoặc đã có những mầm bệnh khác trước đó.

Năm ngoái, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng tuyên bố cơn đại dịch đã qua và đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trong nước đối với COVID, song song với việc ngừng thanh toán tiền mua vaccine cùng với các lợi ích khác.

Vào tháng 4 năm 2022, Liên minh châu Âu cũng nối bước Hoa Kỳ, dỡ bỏ những quy định phòng chống Covid, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Xem thêm:   2 người thợ săn

Tuy nhiên ở Việt Nam, biến thể Omicron đang hoành hành, đến hôm nay, riêng ở Hà Nội có 2.695 ca Covid-19, chỉ riêng chiều ngày 5-5-2023 Bộ Y tế VN ghi nhận thêm hơn 3.300 ca nhiễm mới, cao nhất trong 6 tháng qua, trong đó có 161 bệnh nhân phải thở oxy. Trung bình mỗi ngày có một ca tử vong, điều này khiến Việt Nam đi ngược lại thế giới là ban bố tình trạng khẩn cấp. Dư luận dân chúng cho rằng, nếu xảy ra chuyện ngược đời này có thể do thiếu hiệu quả từ việc nhập những loại vaccine giả, thuốc điều trị giả, như trước đây cả nước đã te tua khi được hô hào và bắt buộc sử dụng bộ thử nghiệm giả của Việt Á, do TQ sản xuất.

Hạnh Dung (tổng hợp)