Hỏi

Xin bác sĩ nhắc lại những ích lợi của sự vận động cơ thể.  Cảm ơn bác sĩ . Vi Hà

Đáp

Thưa ông Hà

Vào thế kỷ thứ 13, giáo sĩ kiêm khoa học gia, triết gia Anh Cát Lợi Roger Bacon, nhân dịp nghiên cứu về vấn đề tuổi thọ con người, có nhận xét rằng: “Không chịu vận động cơ thể là một trong nhiều nguyên nhân đưa đến sự không sống lâu”.

Ngày naydù không được coi quan trọng như thực phẩm, không khí hay nước uống,  sự vận động cơ thể đã được chứng minh là có nhiều công dụng. Vận động đóng góp vào việc duy trì sức khỏe, cải thiện sự bền bỉ, di động của con người cũng như là phương tiện phòng ngừa bệnh hoạn hữu hiệu.

Với ý thức đó, số người thực hiện sự tập luyện cơ thể mỗi ngày mỗi gia tăng.

Ích lợi của sự tập luyện cơ thể.

Một chương trình tập luyện cơ thể vừa sức, đều đặn, có thể chuyển hướng những tiêu cực này thành tích cực, lợi ích. Người vận động sẽ cảm thấy thoải mái hơn, nhanh nhẹn hơn, trẻ trung hơn và sống lâu hơn. Khoa học thực nghiệm đã chứng minh những điều đó .

Những điều cần lưu ý khi tập luyện.

  1. Khi  chưa bao giờ tập luyện, ta cần cẩn thận lựa chọn môn tập nào thích hợp với tuổi và điều kiện sức khỏe của mình.
  2. Khi đã có chương trình tập từ những năm về trước, ta có thể tiếp tục chương trình đó miễn là cơ thể không thấy có triệu chứng khó chịu nào.Tuy nhiên cũng nên bớt chút thời gian vận động cho phù hợp với niên kỷ hiện tại.
  3. Không nên tiếp tục những môn vận động gây nhiều cảm xúc mạnh hay có tính cách tranh đua dữ dội khiến có thể gây ra thay đổi đột ngột cho cơ thể. Ở tuổi già, sự vận động mang nhiều tính chất thư giãn, linh hoạt cơ thể hơn là cạnh tranh.
  4. Tạm ngưng vận động khi trong người không hoàn toàn mạnh hoặc quá lo lắng khi tập. Tránh tập luyện ngay sau hoặc trước khi ăn no.
  5. Những ngày quá nóng và ẩm, hoặc quá lạnh và gió, không thuận lợi cho việc vận động ngoài trời.
  6. Ðang tập luyện mà thấy những dấu hiệu sau đây thì nên ngưng: Khó thở, hồi hộp, nhịp tim nhanh, không đều, đau ngực nhất là cơn đau chạy xuống vai-tay trái.

Dáng điệu của người năng vận động nom ngay thẳng, vững chắc. Trong khi với tình trạng tĩnh tại kinh niên, cơ thịt teo lại, mô liên kết co ngắn, làm con người như xiêu vẹo, lưng còng, di động chậm chạp.

Tập luyện làm tăng khối lượng cũng như sức mạnh của cơ thịt, tăng mức co duỗi các khớp, xương cốt cứng cáp vì calcium đã không mất, còn tăng cao, sự hoại xương bình thường ở người cao tuổi cũng chậm lại.

Bơi lội, khiêu vũ, đạp xe đạp, nhất là đi bộ đều tốt.

Đi bộ

Ði bộ thường được coi như thông dụng, thích hợp với người già, có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ít gây tai nạn và mang lại nhiều ích lợi cho cơ thể:

  1. Ði bộ là một trong nhiều môn tập luyện mà tuổi tác cũng như điều kiện sức khỏe không là trở ngại.
  2. Không phải học cách đi bộ vì ta đã biết đi từ lúc một tuổi, bây giờ chỉ cần áp dụng nhịp điệu theo tuổi hiện tại.
  3. Người đi bộ thường ít bỏ cuộc và đi lâu hơn là chạy bộ.
  4. Ði bộ đều đặn làm điều hòa tim mạch, tăng khả năng hít thở của phổi, làm hạ huyết áp, đốt nhiều nhiên liệu khiến bớt mập, giảm sự loãng xương, giảm phong thấp. Một cuộc quan sát tại Luân Ðôn từ năm 1950 với những bưu tín viên đi bộ đưa thư và nhân viên làm việc văn phòng, cho thấy người đưa thư ít bị bệnh tim hơn.
  5. Ði bộ làm tâm hồn thư giãn, tâm trạng thoải mái, trí tuệ lanh lợi, sáng suốt.
  6. Người đi bộ thường ăn uống điều độ, ít hút thuốc lá hơn người không tập luyện.

Trước khi bắt đầu chương trình luyện tập, ta cũng nên đến bác sĩ khám và làm một trắc nghiệm xem khả năng chịu đựng của cơ thể tới mức nào. Trong trắc nghiệm này, ta đi rồi chạy trên máy chạy tự động với tốc độ tăng dần; máy tâm điện ký ghi nhịp tim coi xem sự lưu thông của máu trong động mạch vành nuôi dưỡng tim có bị cản trở, gây khó khăn cho sự tập luyện.

NYD