Mùa dịch, mọi thứ đóng cửa, mọi hoạt động bị hoãn, không biết bao giờ cuộc sống trở lại bình thường, thậm chí có thể bạn không thể làm việc từ nhà, vậy có thể làm gì? Bài viết này lẽ ra đã có sớm nhưng không đến tay quý độc giả Trẻ được vì báo giấy phải tạm ngưng phát hành.

  1. Đọc sách. Ðọc một tác phẩm kinh điển bạn muốn đọc từ lâu nhưng chần chừ mãi không đụng tới. Ðọc một tác phẩm quan trọng bạn trước đây không thích nhưng có thể bây giờ thay đổi. Ðọc Tolstoy. Ðọc Melville. Ðọc Henry James. Ðọc Edith Wharton.
  2. Xem film. Dùng các dịch vụ streaming như Now TV, Netflix, Mubi, Hulu, Amazon Prime Video, BBC iPlayer… Nếu không thích Netflix và muốn chủ yếu xem film kinh điển, có thể dùng Mubi hoặc The Criterion Channel. Xem thêm nhiều loại film mới lạ như film kinh điển, film nghệ thuật, film Châu Âu…
  3. Nghe nhạc. Xem các buổi hòa nhạc ảo.

Chẳng hạn, Billboard liên tục cập nhật các chương trình pop online, còn Classical FM đưa lên danh sách các tổ chức âm nhạc cổ điển có phát sóng trực tiếp (livestreaming) hoặc đưa hòa nhạc lên internet.

  1. Xem tranh. Thăm viếng bảo tàng qua mạng. Tìm hiểu lịch sử hội họa. Ðọc tiểu sử họa sĩ.
  2. Vẽ. Tô màu. Xếp origami. Tự làm đồ trang trí.
  3. Đan áo. Thêu. Tự làm mặt nạ.
  4. Thử nấu một số món ăn lạ. Thử làm một số thứ tại nhà (ví dụ: bánh mì). Làm bánh.
  5. Đi du lịch ảo bằng Google Maps và Google Earth. Tìm hiểu về các thành phố khác qua Atlas Obscura.
  6. Chơi lắp hình (puzzle). Chơi đố chữ. Chơi Sudoku. Chơi cờ.
  7. Xem ballet và opera online.
  8. Chơi video game (nhưng đừng chơi quá nhiều).
  9. Làm video. Tham gia các trò thách thức (video challenge) của Youtube hoặc Tiktok.
  10. Dọn nhà, sắp xếp lại đồ đạc, quẳng đi những thứ không cần. Thử làm theo Marie Kondo. Trang trí nhà cửa.
  11. Viết sách. Viết báo. Viết kịch bản. Viết blog. Tham gia thi viết.
  12. Làm vườn. Chăm sóc cây.
  13. Chơi thể thao nếu có không gian (sân, vườn, công viên gần nhà). Tập thể dục. Tập yoga. Xem các chương trình tập luyện trên Youtube.
  14. Đi dạo. Ra công viên, bờ sông, bờ hồ… Dành thời gian với thiên nhiên. Quan sát thú vật chim chóc.
  15. Chơi với chó mèo, nếu có. Xem video động vật.
  16. Chụp hình.
  17. “Nghiên cứu” và phóng to vào (zoom in) những bức hình cả trăm gigapixel (tức trăm tỷ pixel) của trang bigpixel.cn.
  18. Chơi nhạc, luyện tập với nhạc cụ nào đó (nếu không làm phiền hàng xóm).
  19. Xem film tài liệu. Xem các chương trình du lịch của Discovery Channel hay chương trình thiên nhiên của David Attenborough như Planet Earth hay Blue Planet.
  20. Tham gia các khóa học online miễn phí của trường đại học Harvard.
  21. Nghe radio. Nghe podcast của BBC, hoặc sách nói (audiobook) của Audible.
  22. Gọi điện thoại với bạn bè. Nói chuyện qua Skype hoặc Facebook Messenger.
  23. Học một ngôn ngữ mới qua Babbel hoặc Duolingo.
  24. Thiền.
  25. Dùng các app hoặc trang web hẹn hò online như Tinder hoặc Match để nói chuyện với người mới (nhưng đừng gặp).
  26. Lắp ráp, tham gia các dự án DIY (do it yourself-tự tay làm lấy) từ internet.
  27. Thử cosplay-tức tạo trang phục (costume) và trang điểm để hóa thân (roleplay) thành nhân vật trong film, truyện tranh, hoặc video game.

Bảo Huân

Quan trọng hơn hết là cần phải bảo vệ bản thân và chăm sóc sức khỏe – thể chất lẫn tinh thần. Ngoài chuyện ăn uống cẩn thận và uống thêm vitamin, bạn nên cố gắng để mọi thứ cân bằng, cần ra ngoài đi dạo hoặc tập thể dục và dành thì giờ với thiên nhiên. Ðừng dùng quá nhiều thì giờ đọc tin tức, theo dõi tình hình Covid-19, và tranh luận chính trị, mà nên thư giãn và có những sở thích khác.

Xem thêm:   Loanh quanh, vụn vặt

Tôi cũng cần nói thêm, trong thời gian này trên mạng, chẳng hạn như Twitter, có một số người bảo, nếu bạn không bước ra khỏi giai đoạn cách ly với thêm kiến thức, một ngôn ngữ hoặc kỹ năng mới, hoặc cho ra một cuốn sách, cho thấy bạn chưa bao giờ thiếu thời gian, chỉ thiếu kỷ luật. Như cộng đồng Twitter đã phản ứng mạnh, đây là luận điệu gây hại.

Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, và có cách đối phó với mùa dịch và tình trạng phong tỏa khác nhau – có người vẫn phải làm việc từ nhà, điều kiện không bằng cơ quan; có người vừa làm việc vừa chăm sóc con; có người bị cắt đứt với gia đình hoặc người thân và phải cách ly một mình; có người mất thu nhập và không có tiền trợ cấp hoặc có nhưng không đủ sống; có người có một cửa hàng hoặc quán ăn nhiều năm nhưng bị phá sản do mùa dịch, v.v. Với tất cả mọi người, đời sống đều bị đảo lộn không nhiều thì ít, phải thay đổi thói quen sinh hoạt và làm quen với cái mới, có thể bị lo lắng hoặc căng thẳng về kinh tế, và tất cả đều bị ảnh hưởng về tinh thần, cảm xúc, giấc ngủ, và khả năng tập trung.

Nếu bạn cảm thấy mình mất khả năng tập trung, không thể làm việc nhưng cũng không thể học thêm kỹ năng mới, cũng không thể viết lách, đừng cảm thấy tội lỗi hay tồi tệ về bản thân. Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau và đối phó với mùa dịch khác nhau – có thể bạn chỉ có thể sống sót qua mùa dịch, nhưng không sao cả. Ðây chỉ là giai đoạn tạm thời, như nút pause (tạm ngừng) với đời sống bình thường – mọi thứ sẽ trở lại.

Xem thêm:   Duy Trần - Nhà sản xuất phía sau Chương Trình “Dòng Chuyển của Âm Thanh”

DN

1 https://www.billboard.com/articles/columns/pop/9335531/coronavirus-quarantine-music-events-online-streams

2 https://www.classicfm.com/music-news/live-streamed-classical-music-concerts-coronavirus/

3 https://www.travelandleisure.com/attractions/museums-galleries/museums-with-virtual-tours

4 Vài ý tưởng: https://www.pinterest.co.uk/pin/156077943321647341/

5 https://www.atlasobscura.com/

6 https://www.classicfm.com/music-news/coronavirus/royal-opera-house-launches-online-ballet-opera/

7 https://online-learning.harvard.edu/catalog/free

8 Tweet đầu tiên nói ý này, nếu tôi không lầm, đã bị xóa, vì phản ứng mạnh từ cộng đồng Twitter. Tuy nhiên, ý này đã trở thành meme, có nhiều người nhại trên Twitter: https://twitter.com/search?q=you%20never%20lacked%20time%20you%20lacked%20discipline&src=typed_query