Bài viết này gồm đoạn trích từ cuốn sách của tôi “ Việt Nam- Histoire politique des deux guerres – Guerre d’indépendance (1858-1954) et guerre idéologique (1945-1975)” (Việt Nam – Lịch sử chính trị của hai cuộc chiến tranh – Chiến tranh giành độc lập (1858-1954) và Chiến tranh tư tưởng (1945-1975)), có lời mở đầu của nhà sử học Pierre Brocheux trong bản tiếng Pháp và của Giáo sư Janet Hoskins (USA, LA) trong bản tiếng Anh có bán trên Amazon. Thông tin và đánh giá, đọc ghi chú và mục lục có tại các liên kết sau:

https://drive.google.com/file/d/1wAjGtHC4jEfRBtUywxkPcbuf9oMy6ba6/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/1_mTkP-trkc63qaQ8BPI2BoSp-8vBcmQY/view?usp=sharing

*   *   *

Một cuộc chiến không thể thắng về mặt quân sự

Ban đầu, người Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản trong vùng.

Cuối cùng, họ nhằm mục đích ngăn chặn miền Bắc đưa quân vào miền Nam.

Nhưng miền Bắc không thể bị đánh bại về mặt quân sự, hoặc bằng một cuộc xâm lược của quân đội Đồng minh hoặc của miền Nam, hoặc bằng cách ném bom hủy diệt, vì nguy cơ Trung Quốc tham gia vào chiến tranh quá cao. Họ không đánh để miền Bắc thua, mà để họ chịu ngói đàm phán. Việc ném bom miền Bắc nhắm vào các vị trí chiến lược  được lựa chọn cẩn thận để không diệt miền Bắc.

Nhưng nó đòi hỏi sự kiên trì và kiên nhẫn, điều mà người Hoa Kỳ không có. Với TT. Ngô Đình Diệm, họ đếm bằng giờ và ngày, không phải năm hay thập kỷ như người Việt Nam tính. Thiếu kiên nhẫn vì muốn hành động nhanh chóng, đặc biệt vì những cuộc bầu cử trong nước họ, cuối cùng họ nhượng bộ và cúi đầu trước miền Bắc.

Miền Bắc được Trung Quốc và Liên Xô hỗ trợ đầy đủ, vẫn cứng rắn. Họ không thừa nhận cho đến cuối cùng rằng quân đội của họ đang ở miền Nam và họ nhắm mục đích thống nhất đất nước dưới lá cờ của họ. Mục tiêu của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn Bắc Việt gởi quân đội vào miền Nam cuối cùng trở thành… họ tự rút khỏi Việt Nam với lính của họ bị giam trong tù của miền Bắc! Theo thời gian, tảng đá cứng nhất bị nước xói mòn, và ở đây tảng đá thậm chí không cứng, người Hoa Kỳ sẵn sàng kiềm chế hỏa lực của họ và không biết phải làm gì.

Chính phủ miền Nam nằm trong một tình thế khó khăn. Họ không thể mang chiến tranh đến đất Bắc và do đó, về mặt quân sự, họ không thể làm gì hơn ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Bắc, miễn là họ vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của đồng minh Hoa Kỳ về vũ khí và đạn dược.

Sự sống còn của họ hoàn toàn phụ thuộc vào Hoa Kỳ và họ phải chịu đựng những gì Hoa Kỳ áp đặt lên họ, và Hoa Kỳ là đồng minh rất quan trọng: Hoa Kỳ có vũ khí và tiền bạc để tiếp tục giúp miền Nam phòng thủ chống lại cuộc xâm lược của miền Bắc.  Cũng như việc gởi quân đội của miền Bắc vũ trang bởi Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa hoàn toàn tùy theo sự viện trợ kinh tế và quân sự của hai nước này.

Viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ

Theo thói quen, người Hoa Kỳ kiểm soát rất hiệu nghiệm tài chính của viện trợ kinh tế cho miền Nam và sự hiện diện của quân đội của họ.

Tiền lương cho lính Mỹ được trả bằng một loại tiền tệ đặc biệt mà dân Việt gọi là  “đô la đỏ”. Đấy là “Giấy Chứng nhận Thanh toán Quân sự” (MPC- Military Payment Certificate) trên đó có viết: “Chỉ sử dụng trong các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ – bởi nhân viên Hoa Kỳ được ủy quyền theo các quy tắc và quy định hiện hành”. Những đô la đỏ này (không phải tất cả đều là màu đỏ) được đổi sang tiền Việt Nam và một loạt mới được phát hành vào “Ngày đổi” (C-Day) do quân đội Hoa Kỳ thỉnh thoản tổ chức. Đô la thật không có ở khắp mọi nơi và không thể rớt vào túi của phía bên kia.

Xem thêm:   Đi tìm lăng mộ Antoine & Cléopâtre

Không phải tất cả “Đô la đỏ” đều màu đỏ

Viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ là việc cung cấp đô la Hoa Kỳ cho miền Nam Việt Nam để thanh toán trực tiếp từ nước ngoài hàng nhập cảng cần thiết trong nước. Các sản phẩm và thiết bị được phép nhập cảng theo các chương trình viện trợ, và các nhà cung cấp và hãng vận chuyển nước ngoài có thể là công ty Hoa Kỳ hoặc các quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ, được chọn từ danh sách được thiết lập trước. Nhà nhập cảng có đơn xin  được chấp thuận trả khoản tiền cần thiết bằng Đồng Việt Nam vào tài khoản của chính phủ  Hoa Kỳ tại Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (Ngân hàng Trung ương), được Hoa Kỳ dùng mỗi năm để cung cấp nội tệ cho ngân sách quốc gia. Tính chất và số lượng sản phẩm, vật liệu được nhập càng được lựa chọn theo nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

Ngoài khoản viện trợ này kết hợp tài chính cho ngân sách quốc gia hàng năm và cung cấp đô la Hoa Kỳ cho hàng nhập cảng, còn có viện trợ trực tiếp để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng (Hoa Kỳ chọn nhà cung cấp và xây dựng nước ngoài và trả tiền trực tiếp từ nước ngoài), sinh viên Việt Nam du học tại các trường đại học Hoa Kỳ, chuyên gia Hoa Kỳ được cử đến giúp chính phủ Việt Nam,…

Nhập cảng cũng có thể được thực hiện qua việc sử dụng ngoại tệ được thu từ xuất cảng ngành, Nha Ngoại Viện quản lý các chương trình viện trợ, kể cả viện trợ Mỷ, và Nha Ngoại Vụ trách nhiệm quản lý sự sử dụng dự trữ ngoại tệ của nước.

Công cụ có đó, chỉ cần biết dùng nó một cách tối đa.

Viện trợ kinh tế này, giống như viện trợ quân sự, có một cái giá, giống như viện trợ mà khối cộng sản, và Trung Quốc đứng đầu, dành cho miền Bắc: tự do và độc lập. Bởi vì chỉ có tự túc mới có thể thực sự tự do và việc này vẫn còn rất xa.

Phát triển kinh tế, cách duy nhất để thoát khỏi thảm họa:

Là một quốc gia chưa phát triển ở giữa chiến tranh từ hơn 10 năm với tất cả dân số huy động cho nỗ lực quân sự, miền Nam Việt Nam chỉ có thể dựa vào viện trợ quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ để có thể tồn tại.

Với tình hình trong nước, nhóm các chuyên gia trẻ nghiên cứu và cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào đầu những năm 1970 đề nghị thành lập một nhóm chuyên gia để lãnh đạo sự phát triển nền kinh tế và tài chính của đất nước, cách duy nhất để làm bớt sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài.

Khối Kinh Tế Tài Chánh (Economy and Finance Bloc)

Vì cả nước được huy động cho nỗ lực chiến tranh quân sự, quyết định là kêu gọi những người Việt du học nước ngoài có một số kinh nghiệm trở về quê hương phục vụ.

Xem thêm:   The good Samaritans

Họ được miễn bổn phận quân dịch bắt buộc, nhận được một mức lương đủ sống, mặc dù chỉ là một phần rất nhỏ so với những gì họ có thể kiếm được ở nước ngoài và được cung cấp nhà ở (mà họ trả tiền thuê nhà).

Chiến lược này được giữ bí mật, ngay cả với những người trở về nước. Những người này chỉ quan tâm đến việc trở về nhà sanh sống mà không bị động viên vào quân đội, với niềm vui đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Họ trở thành chuyện viên của một trong hai tổ chức của chánh phủ được biết là giàu tài chánh, Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam (NHQG- ngân hàng trung ương của nước) và  ngân hàng Việt Nam Thương Thương Tín (VNTT). Họ được biệt phái đến những cơ quan của chánh phủ, nơi họ có thể hữu ích.

Đó là cơ hội cho nhiều thanh niên Việt Nam muốn trở về nhà sinh sống cùng gia đình về với vợ và con. Phản ứng thành công của quân đội trong các trận chiến năm 1972 mang lại cho họ sự yên lòng về vấn đề giặc giã.

Từ năm 1973, họ trở lại từ nhiều quốc gia khác nhau, Hoa Kỳ, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Úc, New Zealand, v.v.

Họ được bổ nhiệm về các bộ, cơ quan hành chánh, v.v. Họ là thành viên của Khối Kinh Tế-Tài Chánh do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo,  tốt nghiệp từ Thụy Sĩ, được phong chức Phó Thủ tướng để lãnh đạo sự phát triển kinh tế. Lê Quang Uyển, thống đốc trẻ của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam, tốt nghiệp HEC (École des Hautes Études Commerciales ở Paris), là một nhà lãnh đạo tích cực của khối này.

Là một cựu sinh viên của Sciences Po (Viện Khoa học Chính trị) có bằng chuyện môn về kế toán (Expert Comptable-Chartered Accountant) và nhiều bằng cấp khác ở Pháp, Lê Văn Đằng rời bỏ một sự nghiệp đầy hứa hẹn ở Paris để trở về làm việc tại Việt Nam và gần gũi hơn với gia đình.

Bức ảnh dưới đây cho thấy anh  đứng phía sau Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Cộng hòa Pháp Valéry Giscard d’Estaing và Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Cộng Hòa Châu Kim Ngân ký thỏa thuận hợp tác giữa hai nước năm 1973, được thầy trình bài trên bàn làm việc của ông tại BFCE (Banque Française du Commerce Extérieur) ở Paris vài năm sau đó.

Lê Văn Đàng đứng sau Bộ trưởng Tài chính Valéry Giscard d’Estaing và Châu Kim Ngân ký hiệp định hợp tác giữa Pháp và Việt Nam Cộng hòa (1973)

Anh phải bay cùng đoàn Việt Nam đi Paris trong khi anh cùng vợ và con trở về Sài Gòn chỉ vài tháng trước đó. Anh đã trở thành cố vấn cho Bộ trưởng Tài chính.

Một kỹ sư tốt nghiệp École Centrale de Paris được biệt phái làm Tổng Giám Đốc một công ty nhập khẩu và sản xuất máy móc nông nghiệp sau một thời gian ngắn làm việc trong dịch vụ tài khoản tiết kiệm của VNTT. Anh không biết, nhưng anh đã được chọn để lo việc phát triển của kỹ nghệ, và lần biệt phái đầu tiên này nhằm giúp anh làm quen với các vấn đề của lĩnh vực này. Anh ký thỏa thuận hợp tác với công ty Nhật Bản Kobuta, với khoản chuyển giao kỹ nghệ giúp tăng theo thời gian tỷ lệ các bộ phận sản xuất trong nước của máy nông nghiệp nhập khẩu. Đó là một trong những cách hiệu quả nhất cho một nước chưa hay đang phát triển để đạt được kiến thức còn thiếu và tiến xa hơn nữa. Vào lúc đó, chiếc xe La ĐaLat ra đời vào năm 1970 với 25% sản xuất trong nước đến được 40% bốn năm sau đó.

Xem thêm:   Vui buồn tháng Tư

Một kỷ sư khác, cũng tốt nghiệp École Centrale de Paris, có một vị trí cạnh Bộ trưởng Kinh tế mới vừa lãnh chức. Một kỹ sư Cầu Đường của Pháp trở thành Phó của Tổng Giám Đốc của Tổng Cục Gia Cư là một người về từ Hoa Kỳ. Một kỹ sư Cầu Đường của Pháp khác được biệt phái đến Bộ Kế hoạch, một kỹ sư tốt nghiệp INSEAD (Pháp) đảm nhận vị trí Giám đốc Nha Điện Toán của NHQG trong khi hai cựu sinh viên của HEC (Hautes Études Commerciales) thành Trợ lý-Cố vấn cho Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Hảo. Một trong hai người đã àm Trợ lý- Cố vấn cho Lê Quang Uyển, Thống đốc trẻ của NHQG, cũng tốt nghiệp HEC. Một Tiến sĩ trở về từ Hoa Kỳ trở thành Hiệu trưởng của Đại học Minh Đức, một đại học tư đào tạo cả kỹ sư.

Một thí dụ về hợp tác vào lúc đó, là chẳng hạn vào giữa tháng 03/1975, một cuộc họp làm việc được lên kế hoạch giữa Giám đốc Cơ Quan Tiêu Chuẩn hóa, Nha Tín dụng của NHQG và Viện Phát Triển Xuất Cảng ( sau này “xuất cảng” trở thành “xuất khẩu”), ba người đều du học nước ngoài và gặp nhau trong một buổi lể, để giải quyết vấn đề do người thứ ba nêu ra. Các đặt hàng lớn cho các thị trường lớn như Hoa Kỳ phải chịu sự không đồng nhất về chất lượng của  sản phẩm sản xuất vì các nhà cung cấp không đủ khả năng để một mình thực hiện số lượng theo yêu cầu. Giám đốc Cơ Quan Tiêu Chuẩn hóa đề nghị xác minh và chứng nhận chất lượng hàng đem đến và NHQG đề nghị cấp tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các nhà cung cấp có được chứng nhận này.

Ba công cụ cổ điển thời đó cho phép điều chỉnh sự phát triển là lãi suất, tỷ giá hối đoái và thuế. Những gì được ưu ái được tài trợ với lãi suất hạ hơn và/hoặc có được tỷ giá hối đoái tốt hơn và/hoặc chịu ít thuế hơn. Hàng hóa nhập cảng bị đánh thuế nặng, như ở Đài Loan vào lúc đó, khi cần khuyến khích sản xuất sản phẩm tương đương làm trong nước để thay thế.

Các cuộc họp làm việc giữa các bộ và các cơ quan cho thấy sự khác biệt giữa những người về từ các quốc gia khác nhau. Những người học ở Đức đến âm thầm, luôn đúng giờ trong khi những người từ Pháp đến nói chuyện ồn ào với nhau. Những người từ Hoa Kỳ tự hào lấy ra từ cặp của họ máy tính Texas Instrument mới tinh của họ trong khi những người khác vẫn sử dụng cây bản tính cổ điển!

Nhiều người sống trong ý tưởng an ủi là thực sự hữu ích, đặc biệt là vì hầu hết cùng một lúc giảng dạy tại một số trường đại học và nhìn sự tham dự và quan tâm của các sinh viên trẻ là niềm vui vô cùng.

Mùa hè năm 1974 chứng kiến một làn sóng du khách Việt Nam từ nước ngoài về  thăm nhà và tò mò, tìm cách tìm hiểu những bạn bè của họ đã về đã trở thành gì, và họ có thể làm gì để theo bước chân của họ.

Đối với nhiều người trong số những người đã bỏ tất cả mọi thứ để trở về sống ở đất nước, những năm họ sống ở Việt Nam vào lúc đó là những năm tốt nhất trong đời của họ.

Nhiều người trong số những kẻ ở nước ngoài đã bắt đầu lo tổ chức việc họ trở về bị dừng lại trong kế hoạch của họ bởi sự sụp đổ của Sài Gòn vào ngày 30/04/1975.

NNC