Vào thế kỷ 18, tại Pháp có một nhà triết học tên là Denis Diderot. Một hôm, có người bạn mang tới tặng ông một chiếc áo ngủ chất liệu kiểu dáng rất đẹp, đường may tinh tế, Diderot cực kỳ yêu thích.

Ông mặc chiếc áo, đi qua đi lại trong phòng sách và bỗng nhiên phát hiện, đồ dùng trong phòng cái cũ mòn, cái lại không hợp phong cách; các mũi khâu trên thảm cũng thô tới đáng sợ.

Mình đã có chiếc áo ngủ sang trọng như thế, vậy tại sao lại không sống một cuộc sống đẹp hơn từ đây? Thế là, Diderot quyết định làm mới, nâng cấp toàn bộ nội thất trong phòng sách.

Sau việc này, Diderot cảm thấy có gì đó không đúng. Bản thân là một triết học gia, thế mà lại chịu sức ép từ một chiếc áo ngủ. Ông ghi chép câu chuyện này lại để ngẫm nghĩ.

200 năm sau, nhà kinh tế học đại học Harvard, Juliet Schor đưa ra “Hiệu ứng Diderot”, chuyên chỉ hiện tượng con người sau khi có một thứ mới thì không ngừng bài trí những vật dụng phù hợp với nó.

Chân lý mà “Hiệu ứng Diderot” chứng minh chính là, một khi chúng ta tiếp nhận đồ vật không cần thiết, áp lực theo đuổi sự hoàn mỹ của chính chúng ta cũng như áp lực cộng đồng mà những người xung quanh ta tạo nên, đều có thể thúc đẩy chúng ta không ngừng thu nhận nhiều hơn những món đồ không cần thiết.

Xem thêm:   Dịch vụ cho thuê xe máy

Socrates từng nói: “Khi chúng ta mệt mỏi chạy theo cuộc sống xa hoa, cuộc sống hạnh phúc sẽ ngày càng xa chúng ta.”

Nhưng trong thế giới đầy rẫy mong muốn và chọn lựa, duy trì ý thức giản dị, chân chất, biết đủ biết dừng lại, thật khó khăn biết bao.

Bảo Huân