Quốc kỳ 13-sọc 13-sao. Nguồn: Hulton Archive

Từ ngày lập quốc đến nay, nước Mỹ đã có bao nhiêu lá cờ cả thảy bạn có biết không? 27! Khởi đầu với 13 tiểu bang từng là thuộc địa của Anh, mỗi khi nước Mỹ có thêm một hay vài tiểu bang là lá cờ được thiết kế lại, và vào ngày lễ Độc Lập lá cờ mới chính thức trở thành lá quốc kỳ. Sau đây là hành trình của quốc kỳ Mỹ qua các thời đại.

Ngày 14 tháng 6, 1777, Quốc hội Đại lục (Continental Congress) chuẩn thuận lá cờ đầu tiên cho tân quốc gia mang tên United States of America. Tương truyền lá cờ được thiết kế bởi Francis Hopkinson, nghị viên tiểu bang New Jersey đồng thời là một trong những người ký bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 4 tháng 7 một năm trước đó. Nghị quyết của Quốc Hội ghi rằng:

“Lá quốc kỳ sẽ là 13 sọc trắng đỏ xen kẽ nhau; và Liên Bang sẽ được đại diện bởi 13 ngôi sao trắng trên nền xanh dương, như một chòm sao mới.”

Quốc kỳ 15-sọc 15-sao. Nguồn: Cliff/Flickr

Ngày 14 tháng 6, 1777 là lần đầu tiên lá quốc kỳ 13-sao được giương lên. Ngày này giờ đây còn được gọi là Flag Day, và hàng năm cứ đến ngày này là dân Mỹ lại treo cờ đầy phố đầy phường. Tuy nhiên lá cờ 13-sao chỉ sống được từ 1777 đến 1795 thì bị thay thế bởi một lá cờ mới. Lý do vì có thêm hai tiểu bang xin gia nhập vào Liên Bang Hoa Kỳ, đó là Vermont và Kentucky. Lá cờ mới này không những có thêm hai sao mà còn có thêm hai sọc, tức 15 sọc cả thảy!

Theo chiều kim đồng hồ từ trên/trái: 21-sao; 23-sao; 25-sao; 31-sao. Nguồn: Wikimedia.

Lá cờ 15-sọc 15-sao sống khá thọ, qua được 5 đời tổng thống – từ George Washington (1795) đến James Monroe (1818) mới biến mất. Lá quốc kỳ 15-sao này còn là nguồn gốc của bài quốc ca Mỹ. Trong cuộc Chiến tranh 1812, Francis Scott Key có lần được nhìn thấy quốc kỳ tung bay ngạo nghễ trên tường thành Fort McHenry sau một trận mưa pháo của lính Anh. Ông bèn lấy cảm hứng từ hình ảnh đó để soạn lời bài Star Spangled Banner, dựa theo giai điệu một bản nhạc nhậu (drinking song) rất phổ biến thời bấy giờ. Bản nhạc này về sau được chọn làm quốc ca Hoa Kỳ vào năm 1931.

Cờ 26-sao. Ảnh: JillLang

Đầu thế kỷ 19 có thêm 5 tiểu bang xin gia nhập Liên Bang, đó là: Tennessee (1796); Ohio (1803); Louisiana (1812); Indiana (1816); Mississippi (1817). Do đó đến năm 1818 Quốc Hội ban hành đạo luật Quốc Kỳ – Flag Act nhằm đơn giản hoá cách vẽ thêm sao lên lá cờ, đồng thời quy định số sọc chỉ là 13 mà thôi, không tăng thêm vì sẽ gây rắc rối. Vào ngày July 4th năm 1818, lá cờ mới với 20-sao chào đời. Nhưng chưa đầy một năm thì nó lại phải được cho thêm một sao nữa khi Illinois xin vào Liên Bang.

Xem thêm:   Mất mạng

Cờ 21-sao chưa kịp phất phới bao lâu thì Liên Bang lại  kết nạp thêm Alabama (1819) và Maine (1820). Theo thông lệ bất thành văn thuở bấy giờ, muốn sát nhập thêm một tiểu bang có nô lệ (slave state) vào Liên Bang thì phải giữ  quân bình bằng cách cho thêm một tiểu bang tự do (free state) vào luôn.

Cờ 23-sao trình làng ngày 4/7/1820, sống được đúng hai năm thì ngủm vì Missouri xin gia nhập. Lá quốc kỳ 24-sao tiếp theo đó sống được khá lâu, từ 1822 đến 1836 mới chịu nhường chỗ cho đàn em là cờ 25-sao, sau khi Arkansas (tiểu bang nô lệ) được phép nhập bọn.

Michigan gia nhập năm 1837. Từ năm đó đến 1845 cờ Mỹ có 26 sao. Kế đến là cờ 27 sao khi Florida nhập bọn. Nhưng được chưa đầy một năm thì lại đổi thành cờ 28-sao khi Texas đang từ một nhà nước cộng hoà (Texas giành độc lập từ Mexico năm 1836) chuyển sang làm một tiểu bang nô lệ (slave state) của Mỹ.

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thuộc Trung đoàn 28, Sư đoàn 5, giương cao lá cờ Hoa Kỳ 48 sao trên đỉnh núi Suribachi, Iwo Jima vào ngày 23 tháng 2 năm 1945. Bức ảnh đoạt giải Pulitzer mang tính biểu tượng được chụp 5 ngày sau khi lực lượng Thủy quân lục chiến đổ bộ lên đảo. photo Joe Rosenthal/AP

Để giữ tình trạng cân đối giữa hai hệ thống kinh tế, Iowa (free state) được phép gia nhập Liên Bang năm 1848. Tiếp theo đó là Wisconsin với ngôi sao thứ 30 năm 1848-1851; rồi tới California với ngôi sao thứ 31 từ 1851-1858.

Xem thêm:   "Phim cúng cụ"

Năm 1858, khi Nội Chiến đã gần kề, Minnesota (free state) gia nhập Liên Bang. Lá quốc kỳ lại đổi một lần nữa thành 32-sao. Một năm sau lại có thêm Oregon (free state) thành 33-sao. Đầu năm 1861, khi các tiểu bang nô lệ slave state ở miền Nam bắt đầu rục rịch đòi ly khai, Kansas xin gia nhập Liên Bang như một free state.

Khi chiến tranh bùng nổ, lá cờ lúc bấy giờ là 34-sao. Hai năm sau, trong lúc chiến cuộc đang đến hồi căng thẳng, West Virginia bỗng quyết định tách ra khỏi Virginia (slave state) để xin gia nhập vào Liên Bang như một free state. Thế là vào ngày July 4th năm 1863, lá cờ 35-sao được tung bay lần đầu. Chiến tranh chưa ngã ngũ thì cuối năm 1864 đến phiên Nevada xin gia nhập. Do vậy mà khi chiến tranh kết thúc năm 1865, quốc kỳ Mỹ có chẵn 36 cánh sao.

Sau chiến tranh, nước Mỹ tiếp tục bành trướng về hướng Tây/Tây-Bắc. Các tiểu bang mới lần lượt gia nhập Liên Bang khiến cho lá quốc kỳ cứ phải thay đổi liên tục.

Nebraska: 37-sao (1868-1877)

Colorado: 38-sao (1877-1890)

North Dakota, South Dakota, Montana, Washington, Idaho: 43-sao (1890-1891)

Wyoming, 44-sao (1891-1896)

Utah, 45-sao (1896-1908)

Oklahoma, 46-sao (1908-1912)

New Mexico, Arizona, 48-sao (1912-1959)

Quốc kỳ 48-sao là lá cờ sống dai nhất so với tất cả các lá cờ cha anh của nó: 47 năm tất cả. Lá cờ ấy đã từng tham dự hai trận đại thế chiến, có mặt tại các chiến trường từ Âu sang Á. Phải đến năm 1959, khi Alaska trở thành tiểu bang thứ 49 thì lá cờ 48-sao mới được giải nghệ. Sang năm 1960, Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50. Tính tới nay lá quốc kỳ 50-sao là lá cờ Mỹ thọ nhất (62 tuổi và vẫn sống khoẻ).

Xem thêm:   Triển Lãm Nhiếp Ảnh Lê Văn Khoa

Tuy nhiên trong tương lai rất có thể số ngôi sao trên quốc kỳ Hoa Kỳ sẽ còn tăng nữa nếu Washington D.C. – hoặc các vùng lãnh địa như Puerto Rico, Guam, American Samoa, US Virgin Islands –

Cờ 48-sao lấy từ chiến hạm USS Crescent City, 1942, World War II Museum. Ảnh: ianbui/TRẺ

IB