Người Thanh giáo Puritan đã tạo ra Lễ Tạ ơn Thanksgiving của nước Mỹ. Nhưng ít người biết rằng, chính những người Thanh giáo thuộc phong trào Cải cách Tin Lành (Protestant Reformation) là những người rất ghét ngày Giáng sinh Christmas. Bị coi là những người ly khai khỏi nhà thờ Anh giáo (Anglican Church), khi họ đặt chân đến Plymouth để thành lập thuộc địa đầu tiên của Anh ở Tân Thế giới vào năm 1620, những người Thanh giáo đã chọn chính ngày 25 tháng 12 là một ngày làm việc để xây tòa nhà đầu tiên first building như một hành động phản kháng chống lại lễ Noel.

Thực tế, lễ Giáng sinh là sự tiếp nhận lễ hội Ðông chí Winter Solstice của cả người La Mã lẫn người Scandinavia, nên nhà thờ Cơ đốc đã tích hợp lễ hội mùa Ðông như một phần tín ngưỡng tôn giáo để có sức hút với những người cải đạo. Nhưng người Thanh giáo là một nhóm bảo thủ và có sự giải thích rất nghiêm ngặt về đạo Kitô. Họ làm việc đến 300 ngày trong một năm, rất ít ngày nghỉ lễ và tuyệt đối không có ngày Giáng sinh.

Và lễ hội Winter Solstice-Giáng Sinh xưa kia không hẳn là ngày lễ sum họp gia đình, mở quà Noel. Nó được ví là lễ hội “Mardi Gras on steroid” để nốc rượu, chơi trò Mumming ăn mặc chuyển giới, quậy phá và lắm khi xảy ra cả tình trạng bạo lực. Thật chẳng mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng chút nào.

Xem thêm:   Đà Lạt & phượng tím

Khi nội chiến xảy ra năm 1642 giữa phái bảo hoàng Anh giáo (Anglican Church) và Thanh giáo (Puritan), thì các thuộc địa Thanh giáo ở Mỹ đã tự ra luật cấm tiệt ngày Giáng sinh. Không chỉ vậy, từ Plymouth cho đến Massachusetts và Connecticut còn phạt 5 shilling ($60) cho bất kỳ ai lén lút mừng lễ. Ðám trẻ cũng không được tha, nếu xin phép nghỉ học ngày Giáng sinh cũng có thể bị đuổi.

Chỉ đến khi Sir Edmund Andros được vua Charles II đệ nhị bổ nhiệm làm Toàn quyền thuộc địa của Anh ở Mỹ, các lệnh cấm Giáng sinh ở địa phương mới được dỡ bỏ. Hơn thế, ngài toàn quyền còn buộc tất cả nhiệm sở, cơ sở kinh doanh đều phải đóng cửa vào ngày Giáng sinh. Dẫu là nhân vật quyền lực nhất của vương triều Anh ở Tân Thế Giới, thì ngài Andros trong lễ Giáng sinh ở Boston năm 1686 vẫn yêu cầu một đội Red Coat quây kín nhà thờ để bảo vệ khỏi sự phẫn nộ của những người Thanh giáo Puritan.

Mọi sự chỉ từ từ thay đổi khi những giai điệu Giáng sinh ra đời, cuốn tiểu thuyết “A Christmas Carol” của Charles Dickens, hơn hết là những tay thương mại nhìn Giáng sinh như một cơ hội béo bở. Nhưng cũng phải đợi đến giữa thế kỷ 19 thì tiểu bang Massachusetts công nhận chính thức ngày lễ Christmas, và tiếp đó năm 1870 thì Ngài Tổng thống Ulysses S. Grant mới ký sắc lệnh liên bang coi Giáng sinh là một ngày lễ Public Holiday. Nhưng với người Thanh giáo Purtian, thì đến bây giờ Noel chưa bao giờ là ngày của Jesus ra đời cả.

Xem thêm:   Lang thang & người trẻ

S