Ngày 20, tháng Chạp, năm 1943 Thiếu úy Charles “Charlie” Brown trong phi hành đoàn chiếc B-17F oanh tạc một xưởng máy bay Focke-Wulf tại thành phố Bremen của nước Ðức.

Chiếc oanh tạc cơ bị trúng đạn phòng không của quân Ðức làm toàn bộ phần đuôi của nó bị vỡ nát, phần mũi bằng kính cũng bị bắn vỡ, hệ thống điện, thủy lực, liên lạc và dưỡng khí hết xài, nhiều dây cáp thò ra ngoài qua những lỗ hổng trên thân máy bay.

Phi hành đoàn phải tắt bớt một động cơ, làm chiếc oanh tạc cơ bay chậm lại trong lúc tới 15 phi cơ tiềm kích của Không Quân Ðức áp sát tấn công.

Brown bị thương ở vai, xạ thủ súng máy Eckenrode tử trận. Chiếc oanh tạc cơ nầy không còn khả năng tác chiến chỉ còn duy nhứt cách bay trốn mà thôi!

Các phi công Ðức tin rằng chiếc B-17F sẽ đâm xuống đất nên quyết định bỏ đi để tiếp tục truy đuổi những oanh tạc cơ khác của quân Ðồng Minh.

Ngay lúc đó, Brown thấy một chiếc tiềm kích Bf của đối phương bay sát cạnh bên ra hiệu cho Brown hạ cánh. Thiếu úy Brown lắc đầu từ chối, vẫn tiếp tục ráng bay ra biển để trở về nước Anh; cho dù trong thâm tâm ông không biết có thể làm được điều kỳ diệu đó hay không?

Sau khi rời xa khỏi bờ biển, Brown nhìn thấy phi công Ðức giơ tay chào rồi vòng lại, quay về đất liền. Chiếc B-17F sau đó an toàn hạ cánh xuống căn cứ của Phi đoàn oanh tạc cơ số 448 trên đất Anh.

o O o

Charlie Brown sống sót qua Thế chiến II, giải ngũ năm 1965 lúc đang mang cấp bậc Ðại tá. Brown quyết định tìm kiếm người phi công Ðức phía bên kia chiến tuyến đã không bắn hạ chiếc oanh tạc cơ của mình.

Ðến năm 1990, ông nhận được bức thư của Franz Stigler đang sống ở Canada, chính là người phi công Ðức trong trận không chiến đó.

Franz Stigler tiếp tục tham chiến cho đến khi Thế chiến II kết thúc và di cư đến Canada năm 1953. Charlie Brown và Stigler rất bất ngờ khi biết họ sống cách nhau chỉ hơn 300 km. Cả hai thành bạn bè thân thiết và thường ghé thăm nhau cho tới khi qua đời cách nhau chỉ vài tháng vào năm 2008.

Xem thêm:   Kế Sách

o O o

Bài học rút ra trong câu chuyện nầy là khi đất nước có chiến tranh, tất cả các thanh niên đều phải nhập ngũ, lên đường ra mặt trận chiến đấu để chống lại kẻ thù. Họ tham gia vào cuộc chiến chỉ với mong muốn là chấm dứt nó để thiết lập lại hòa bình.

Ðánh nhau nhưng trong thâm tâm những người lính họ không phải là quân khát máu, không muốn hủy diệt nhau, nhứt là khi kẻ thù đã bị thương, đang thất thế. Dẫu là lính nhưng họ yêu hòa bình; cho dù biết bao thế hệ hoa niên đã bị tham vọng của một lũ điên xô vào cơn binh lửa để ‘cờ in máu… rồi đường vinh quang xây xác quân thù’ như trong bài Quốc ca cổ vũ bạo lực, không giống ai, của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

o O o

CS Việt Nam cũng có phi công giải ngũ về lúc mang lon Ðại tá. Giải ngũ về thì: “Ðầu đường Ðại tá vá xe. Giữa đường Trung tá bán chè đỗ đen. Ðại úy thì bán dầu đèn. Ðể cho Trung úy thổi kèn đám ma!”

Nhưng Ðại tá Bảy A thì về trồng khoai mì được một củ nặng tới 22.5 kg. “Anh hùng không quân bắn máy bay Mỹ và trồng khoai mì cũng anh hùng!” (He he!)

Dù hổng biết củ khoai mì ế kinh nầy có thiệt hay không? Chắc giống chuyện phi cơ của ta tắt máy, trốn trong mây, chờ tiềm kích Thần Sấm, Con Ma của cái thằng Ðế quốc Mỹ bay qua là quân ta nhào ra bắn hạ! (He he!)

o O o

Bảy A là người Sa Ðéc. Sỡ dĩ gọi là Bảy A vì còn có một thằng cha nữa cũng Bảy, dân Cà Mau, nên gọi là Bảy B. Cả hai là dân tập kết!

Bảy A nầy giỏi thiệt! Học chưa hết lớp 3, nói trắng ra là đọc chưa thông, viết chưa thạo nên đảng ta ưu ái cho Bảy A học trường Bổ túc Văn hóa Lạng Sơn và được phổ cập một lèo từ lớp 4 lên lớp 10. (Kinh thiệt!)

Học lái máy bay của Liên Xô cũng rứa! Cũng từ máy bay Yak-52, lên Mig-15 rồi Mig-17.  Tháng Tư, năm 1965, tốt nghiệp trở về nước, đáp máy bay xuống sân bay Gia Lâm. Mới học xong mà thằng Nga dám giao cho thằng chả chiếc Mig 17 để bay một hơi từ Moscow về đáp xuống phi trường Gia Lâm Hà Nội là thằng Nga nó gan.

Xem thêm:   Hủ tiếu?

Vì thành tích bất hủ như vậy nên Bảy A đã từng ba hoa như vầy: “Tao toàn gặp số bảy: Tên Bảy, con thứ 7, đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày lên 7 lớp, 7 lần bắn rơi 7 máy bay Mỹ bằng máy bay Mig 17, được phong Anh hùng năm 1967…(He he!)

Bảy A cũng có thành tích na ná giống như Thiếu úy Charlie Brown khi chiếc phi cơ của mình bị địch quân bắn tơi tả như cái mền rách mà không chịu rớt. Vì chuyện rằng lúc 10 giờ sáng, ngày 19, tháng Sáu, năm 1965, nghĩa là chỉ hai tháng sau từ Nga về, biên đội Mig-17 của Bảy A cất cánh. Trận này, máy bay của Bảy A bị trúng 1 quả đạn hỏa tiễn nổ gần, thân máy bay bị 82 vết thủng, có những vết thủng lớn hơn cả bàn tay, nhưng Bảy A vẫn cố gắng điều khiển máy bay hạ cánh an toàn.

Dẫu anh hùng như vậy nhưng cuối cùng vào tháng Chín, năm 2019, phi công Bảy A đã bị ông Trời bắn hạ, hưởng thọ 83 tuổi.

o O o

Trông người lại nghĩ đến ta. Sau cuộc chiến, hai người phi công thuộc hai chủng tộc, hai đất nước khác nhau, hai chiến tuyến khác nhau vẫn trở thành những người bạn thân thiết.

Còn đất nước chúng ta cuộc chiến đã tàn cách đây 45 năm, đã gần nửa thế kỷ trôi qua mà vẫn còn vang lên những tiếng nói lạc lõng ca tụng chuyện đánh nhau như một người đang say xỉn, lè nhè, lải nhải về một cuộc chiến tranh không đáng có, vì nó đã giết chết và làm bị thương tới gần 10 triệu đồng bào cả hai miền Nam Bắc chỉ vì tham vọng của một lũ điên!

Từ cuộc chiến tranh phi nghĩa, xâm lược miền Nam của CS Bắc Việt, chúng ta rút ra được nhiều bài học. Một bài học được rút ra là:

Một cô giáo kêu đám học trò hãy về hỏi Bố Mẹ của mình một câu chuyện mà từ đó mình có thể rút ra được một bài học về cách xử thế để hôm sau vô kể cho cả lớp nghe!

Ngày hôm sau trong lớp, trò Tí kể câu chuyện của mình trước: “Bố em là nông dân và nhà em có nuôi gà. Một ngày nọ, đàn gà đẻ rất nhiều trứng, bố em mang đi ra chợ bán. Dọc đường, chiếc xe đạp của Bố em bị một ông chạy xe gắn máy vượt đèn đỏ đụng phải! Cái giỏ đựng trứng rớt xuống đường và tất cả các quả trứng đều bị vỡ nát”

Xem thêm:   Đầu dê; thịt chó?

Bài học rút ra từ câu chuyện nầy là chúng ta không nên bỏ tất cả trứng vào trong một giỏ.

Bảo Huân

o O o

Tiếp theo, đến lượt trò Tửng kể câu chuyện của mình: “Tía em là đảng viên đã kể cho em nghe câu chuyện này về chú Anh hùng Phi công Bảy A của em.

Lúc bay Mig 17 của Liên Xô để bảo vệ vùng trời thủ đô Hà Nội thân yêu, chú Bảy A của em bao giờ cũng mang theo một cây AK 47, một thanh mã tấu và một chai  một lít rượu đế có ngâm tắc kè.

Một hôm, chú Bảy A bay lên để không chiến với bọn Thần Sấm và Con Ma của cái thằng Ðế quốc Mỹ, máy bay Mig 17 của chú Bảy bị bắn hạ. Chú Bảy A phải bung dù thoát hiểm.

“Kể tiếp. Lẹ lẹ lên đi em Tửng” Cô giáo thúc giục.

Lúc dù chú Bảy A đáp xuống ruộng lúa ngoại thành Hà Nội, bà con dân quân du kích lại tưởng nhầm là ‘giặc lái’ nên vác gậy gộc hò reo chạy đến.

Ai dè lúc dù rơi xuống, để bớt sợ, chú Bảy A của em đã nốc hết cả lít rượu đế rồi. Xỉn quá nên trông gà hóa cuốc, chú Bảy A của em cũng tưởng đồng bào dân quân du kích của chúng ta là quân thù nên xả súng AK 47 hàng loạt giết chết hết 70 người. Hết đạn, chú Bảy em dùng mã tấu chém chết thêm 20 người nữa cho tới khi lưỡi mã tấu bị gãy làm đôi! Sau cùng chú Bảy A của em dùng tay không bóp cổ thêm mười người nữa lè lưỡi chết ngắt!”

Cô giáo kinh hoàng hai tay ôm lấy mặt kêu lên: “Trời ơi! Kinh khủng quá! Rồi từ câu chuyện giết người ghê rợn nầy, em rút ra được bài học gì?”

“Thưa cô bài học em rút ra là: Ðừng ‘cà khịa’ với Anh hùng Phi công Bảy A; nhứt là lúc chú Bảy A của em đang xỉn!”.

ĐXT

Melbourne