Ngày 18-6-2018, Tổng Thống Donald Trump đã ra lịnh Ngũ Giác Đài lập kế hoạch phát triển Space Force – Lực Lượng Không Gian. Đây là lực lượng quân đội thứ 6, độc lập, có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động và tác chiến trong lãnh vực ngoại tầng không gian.

Tác chiến giữa các vệ tinh. Nguồn: blogspot.com   

Lực Lượng Không Gian Hoa Kỳ (United States Space Force, USSF), là một chi nhánh hoạt động về không gian của quân lực Mỹ, 1 trong 8 đơn vị của quân đội. Ðây là đơn vị thứ 6, và là đơn vị võ trang mới đầu tiên kể từ khi thành lập Không Quân Mỹ, 1947.

Tổ chức này thuộc Cục Hàng Không, 1 trong 3 Cục của quân đội, trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Lực Lượng Không Gian (LLKG) được chỉ huy bởi Cục Trưởng Cục Hàng Không, người phúc trình cho Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, được Tổng Thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng Viện.

Một số thành phần của LLKG được chỉ định theo lệnh của Bộ Trưởng Quốc Phòng và Cục Trưởng Cục Hàng Không. Tư lệnh tác chiến sẽ ủy quyền cho cấp chỉ huy của lực lượng trách nhiệm cuộc hành quân, nên Cục Trưởng Hàng Không, Tư Lệnh LLKG lúc ấy chỉ có chức năng hành chính với thành viên của họ.

Trách nhiệm của Lực Lượng Không Gian là “tổ chức, huấn luyện, trang bị cho LLKG” nhằm mục đích bảo vệ Hoa Kỳ và các nước đồng minh có liên quan tới không gian và hoạt động không gian trong lực lượng chung, phát triển quân đội không gian chuyên nghiệp, tạo hệ thống quân sự không gian, nâng cao học thuyết quân sự cho sức mạnh không gian, tổ chức các LLKG sẵn sàng tác chiến. Nhiệm vụ của LLKG gồm:

– Bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ trong không gian.

– Ngăn chặn mọi xâm lăng vào không gian hoặc từ không gian.

– Tiến hành hoạt động không gian có hiệu quả.

Người đứng đầu quân đội của LLKG là Trưởng Phòng Hành Quân Không Gian (CSO), tiêu chuẩn cấp Tướng, nếu được ủy quyền của Bộ Trưởng Quốc Phòng. Người Trưởng Phòng Hành Quân Không Gian sẽ kiêm nhiệm luôn Tư Lệnh Bộ Chỉ Huy Không Gian Hoa Kỳ.

Phi cơ chiến đấu của LLKG. Nguồn: YouTube mic of orion

Chiến tranh không gian

Xem thêm:   Hồng Kông suy tàn

Là trận chiến xảy ra ở ngoại tầng không gian. Phạm vi chiến tranh không gian bao gồm:

– “Chiến tranh từ đất-tới không gian”, như tấn công một vệ tinh từ mặt đất,

– “Chiến tranh ở ngoại tầng không gian”, như một vệ tinh, tấn công vệ tinh khác,

– “Chiến tranh từ không gian xuống mặt đất”, như các vệ tinh tấn công mục tiêu ở mặt đất.

Từ năm 1985 tới 2002, quân đội đã có Bộ Chỉ Huy Không Gian. Năm 2002 Bộ này được sáp nhập vào Bộ Chỉ Huy Chiến Lược và trở thành Lực Lượng Quân Sự Không Gian chính của quân đội Hoa Kỳ.

Ở Nga, quân chủng không gian được thành lập ngày 10-8-1992, sau đó trở thành một đơn vị độc lập của quân đội Nga ngày 1-6-2001, sau đó đã được thay thế bằng Lực Lượng Phòng Vệ Vũ trụ Nga ngày 1-12-2011, nay lại được tái thành lập là một thành phần của Hàng Không Vũ Trụ Nga vào 1-8-2015.

Năm 2019, Ấn Ðộ tiến hành thử nghiệm tên lửa ASAT, và trở thành quốc gia thứ 4 có khả năng vào không gian. Tháng 4-2019, Chính Phủ Ấn đã thành lập Cơ Quan Quốc Phòng Không Gian (DSA).

Một tên lửa SM-3, từ chiến hạm Mỹ, đã bắn một vệ tinh gián điệp bị hư ngoài khí quyển.

Ngày 27-3-2019, ra mắt chiến đấu cơ tấn công của chương trình phòng thủ tên lửa Ấn Ðộ, đã thử nghiệm bắn hạ tên lửa ASAT.

Trung Quốc phóng thành công một tên lửa đạn đạo chống vệ tinh vào 11-1-2007. Mỹ, Anh, Nhật đã chỉ trích gay gắt về điều này.

Mỹ cũng phát triển một tên lửa, SM-3, đã kiểm tra, bắn trúng các tên lửa đạn đạo bay trên không gian. Ngày 21-12-2008, Mỹ đã dùng tên lửa SM-3 bắn hạ một vệ tinh gián điệp USA-193 khi nó ở độ cao 247 km, trên Thái Bình Dương.

Quân đội của LLKG. Nguồn: planetary society

Nhật đã trang bị tên lửa SM-3 do Mỹ sản xuất, có kế hoạch lập căn cứ SM-3 tại mặt đất cho Romania và Việt Nam.

Xem thêm:   Khủng bố hồi sinh

Tháng 7-2019, Tổng Thống Pháp, Emanuel Macron thông báo “Ðã có ban chỉ huy cao cấp trong không gian” để bảo vệ những vệ tinh của Pháp. Sau đó là kế hoạch của các quan chức quân đội. Ông Florence Parly, Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp, cho biết chương trình võ trang không gian sẽ di chuyển các vệ tinh theo dõi chiến lược của Pháp tới gần các vệ tinh bảo vệ. Chương trình này gồm có: các vệ tinh tuần tra Nano được quy lại thành một đội; hệ thống Laser từ mặt đất có khả năng làm “Mù mắt” các vệ tinh gián điệp; và trang bị súng tự động cho các vệ tinh đang sử dụng.

Một chiến đấu cơ F-15 Eagle bắn thử tên lửa AMS-135, chống vệ tinh vào năm 1985.

Chiến tranh không gian rất thích hợp với thiết kế cuối cùng của tàu con thoi của Mỹ, đôi cánh đặc biệt hình tam giác và tốc độ nhanh, là điều cần thiết để chuyển một lượng quân sự lớn tới quốc gia thù địch, rồi biến khỏi quỹ đạo trong nháy mắt, tránh bị bắn hạ.

Cả Nga, Mỹ đều thi đua thiết kế vũ khí để triệt hạ vệ tinh. Song song với phát triển kế hoạch chiến tranh tại không gian, những năm 1980, Mỹ đã phát triển vũ khí Laser chống vệ tinh, bắn từ mặt đất. Tới hôm nay thì không biết hệ thống này còn sử dụng hay không, tuy nhiên, một hệ thống Laser dân sự, ít mạnh hơn, cũng giống như vậy được sử dụng thường xuyên trong kỹ thuật kính Thiên Văn Quang Học.

Năm 1985, một Phi Công Mỹ, bay F-15 đã bắn rơi P78-1, một vệ tinh nghiên cứu của Mỹ, ở quỹ đạo cao 555 km.

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, các quốc gia tân tiến tập trung nhiều về không gian như một phương tiện hỗ trợ chiến tranh thông thường. Hiện thời, hoạt động quân sự trong không gian chủ yếu dựa trên chiến thuật lợi thế của vệ tinh về hệ thống giám sát, thông tin, định vị. Theo đó, hầu hết những dự án không gian được coi là “Vũ khí”, vệ tinh dùng để gây nhiễu, phá hoại, hoặc tiêu diệt vệ tinh của địch, cùng bảo vệ các vệ tinh bạn chống lại các cuộc tấn công.

Tổng Thống Trump và Tư lệnh Space Force. nguồn. Getty images

Laser, vũ khí chết người trong không gian

Xem thêm:   Dòng chuyển của Âm Thanh chương trình khơi niềm hy vọng

Tia Laser cần hệ thống kính để chiếu tia sáng hạ sát địch thủ. Khi những tia Laser bắn trúng “Một tấm kính rộng 10m, tia phản chiếu, tạo ra điểm Laser rộng 1.3m, xa 4,000m. Nguồn cung cấp 20 mw của tia Laser sẽ cho một năng lượng mạnh cỡ 1.5 kw trong 1cm2. Laser chỉ cần chiếu vô mục tiêu trong 6.6 giây, tạo ra sức nóng khủng khiếp 10 Kj trên 1cm2 (6.245 volts/1cm2), có nghĩa là tia Laser sẽ phá một lỗ lớn vô tên lửa đang là mục tiêu, khi mà kính phản chiếu ngắm đúng, tia nóng sẽ bắn liền.

“Một tia sáng với cường độ chừng 10 triệu watts trên một cm2 sẽ tức tốc làm cho không khí ngay mục tiêu nóng lên, tạo một nhiệt luợng cỡ 6,000 độ C và nổ tung mục tiêu trong nháy mắt. Khi tia Laser được đặt trên mặt đất, điều trở ngại là phải tốn thời gian và khoảng cách xa để bắn trúng mục tiêu trên không gian.

Một yếu tố khác làm cho hiệu quả tia Laser bị hạn chế là khi tia Laser nóng lên, nó sẽ làm cho môi trường xung quanh nóng theo, tia Laser sẽ bị nhỏ lại. Bầu khí quyển cũng tạo ra các trở ngại như nhiễu loạn, phát tán nhiệt năng, tạo khúc xạ, hoặc bẻ cong tia Laser làm lạc mục tiêu.

Chiến tranh không gian là một mặt trận mới của Mỹ và các quốc gia đồng minh.

Họ đã hiệp lực chống lại những đe dọa từ không gian đối với con người trên hành tinh này. Bây giờ thì chúng ta sẽ hoài nghi về những vệ tinh quan sát khí tượng, vệ tinh truyền thông, vệ tinh nghiên cứu khoa học của nhiều quốc gia thù địch đang bay vòng vo trên đầu của mình. Làm sao biết được là những vệ tinh ấy sẽ không tấn công chúng ta vào một ngày D, giờ G nào đó? Tai họa chiến tranh không còn trên mặt đất mà từ 9 tầng mây đổ xuống. Chúa biết!

HĐV