Saigo Takamori, tên thật là Kichibe, hoặc Kichinosuke, tên chữ Nanshù, sinh ngày 23-01-1828, mất 24-9-1877, tại Kagoshima.

Saigo, Võ Sĩ Đạo. nguồn. flickr       

Saigo là người chỉ huy vụ lật đổ Tokugawa shogunate, Tokugawa nổi loạn chống lại sự yếu hèn của chính quyền Hoàng Gia mà ông đã giúp khôi phục, điều này làm Saigo trở thành một anh hùng huyền thoại.

Tại Kagoshima, gia đình Saigo thuộc hạng thấp của Võ Sĩ Ðạo, nhưng có đẳng cấp danh dự, vì đã phục vụ trong đội cận vệ của Lãnh Chúa. Từ thời niên thiếu, Saigo đã nổi tiếng với vóc dáng và sức lực của mình, ông trưởng thành với chiều cao 1.82m, nặng 91 kg, so với người Nhật đương thời, Saigo là người khổng lồ. Tướng tá mới nhìn rất dễ sợ với đôi mắt lồi to và hàng lông mày rậm, nhưng ông thân thiện và hòa đồng, hội đủ những đức tính Võ Sĩ Ðạo, lòng dũng cảm, rộng lượng, kiếm thuật xuất sắc, ông có nhiều bạn bè và người ái mộ.

Khuynh hướng thiên nhiên của Saigo xuất phát từ sự giáo dục chính mình, ông đã học Thiền Phật Giáo, Tân Nho giáo của Triết gia Wang Yang-ming Trung Quốc. Phương châm cá nhân của Saigo là “Tôn kính Thiên Ðường, yêu thương người”.

Gia đình Saigo. nguồn. historytoday.com/Getty Images

Trước 40 tuổi, Saigo có danh phận với chức Chỉ huy lực lượng Satsuma đóng tại Tokyo. Ông đã giao thiệp rộng rãi với thành phần trung thành với Hoàng Gia khắp cả nước; sau đó, họ đã lật đổ chính phủ độc tài Shogun.  Chính ông là người đã bí mật, bắt buộc chính phủ độc tài Shogun giải nhiệm vào ngày 8-11-1867.

Biến cố đã làm cho Saigo trở thành anh hùng dân tộc.

Các trung thần bất đồng với sự suy thoái hành chánh sau khi Shogun giải nhiệm, một âm mưu đảo chánh được thành hình gọi là phục hồi Vua Meiji.

Trước bình minh ngày 3-1-1868, quân sĩ dưới sự chỉ huy của Saigo đã chiếm cổng Hoàng Cung. Hội Ðồng Quý Tộc được triệu tập để cung nghinh vị Vua trẻ đọc lời hiệu triệu, khai mạc thời đại mới cho Nhật Bản.

Một trận đánh nhỏ xảy ra giữa Shogun và quân của Saigo, bây giờ họ được gọi là Quân Ðội Hoàng Gia, Saigo là Tổng Chỉ Huy, ông đã sắp xếp thành công cho cuộc đầu hàng của Edo, Chỉ Huy Trung Tâm Hành Chánh Shogun ở Tokyo vào tháng 5. Sau đó ông chỉ huy chiến dịch đàn áp thành phần ủng hộ Shogun ở phía Bắc cho đến tháng 11-1868.

Chân dung Saigo. nguồn. pinterest

Saigo đã hoàn thành sứ mạng, bảo đảm quyền lực tối cao của Triều Ðình trên toàn đất nước. Sau đó, thay vì tham gia tổ chức chính quyền mới hoặc đắm chìm trong sự quý trọng của mọi người, Saigo nghỉ hưu ở Satsuma.

Xem thêm:   Nguyễn Đức Đạt một cung đàn lạc quan

Năm 1869, khi Hoàng Ðế Nhật tặng thưởng danh dự cho những người đã mang lại sự phục hồi đất nước, Saigo là nhân vật được vinh danh cao quý nhất, nhưng ông vẫn khước từ tham gia chính quyền.

Năm 1871, Saigo được thuyết phục tham gia với quyền Tư Lệnh Vệ Binh Hoàng Gia mới, khoảng 10,000 lính.

Nhằm mục đích tăng cường sức mạnh của chính phủ, Saigo được chỉ định chức Chủ Tịch Hội Ðồng chính phủ và liên kết với Kido Takayoshi tạo áp lực giải tán những lực lượng quân lính còn chống đối. Vì vậy, cuối năm 1872, chính phủ đã loại bỏ được những lực lượng đối nghịch.

Tranh trận đánh của Saigo. nguồn. fujiarts.com

Mùa Hè 1872, Saigo được phong Tướng, Tư Lệnh Quân Ðội.

Trong thời điểm này, nhiều nhân viên chính phủ, chịu ảnh hưởng những kiến thức tổ chức quân đội Âu Châu, cho biết rằng huấn luyện quân sự tổng quát cho Quân Ðội là điều cần thiết, một số khác cho rằng xóa bỏ kiểu Võ Sĩ Ðạo trong chiến tranh là ngu xuẩn, khi cuộc tranh luận này xảy ra, Saigo từ chối phát biểu ý kiến, ông có nỗi niềm riêng, lo sợ rằng, sau này Nhật sẽ mất đi tinh thần Võ Sĩ Ðạo.

Suốt mùa Hè 1873, có chuyện lộn xộn với Ðại Hàn, họ không công nhận chính phủ Meiji. Saigo cảm thấy đó là thái độ xúc phạm của Ðại Hàn và đáng trừng phạt. Từ quan điểm này, một cuộc chiến với Ðại Hàn sẽ là nguồn sinh lực mới làm sống dậy khí thế hào hùng của Samurai trong khi nhiều người còn cổ vũ cho xu hướng phục hồi, hiện đại hóa Quân Ðội.

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 28 tháng 3 năm 2024

Ðể thực hiện điều này, Saigo đã trình bày với Hội Ðồng Chính Phủ một kế hoạch độc đáo:  Ông sẽ tới Ðại Hàn như một Ðặc Phái Viên giải quyết những vấn đề rắc rối, trong khi ở đó, ông tự dàn cảnh bị ám sát, việc này sẽ khiến cho Nhật có lý do gây chiến không cần biện minh.

Mộ của Saigo. nguồn. wikipedia

Saigo đã trả lời cho các người phản đối rằng hiến dâng cuộc đời cho đất nước là mong muốn lớn nhất của ông. Qua nhiều lần khẩn nài, ông được Hoàng Ðế chấp thuận. Nhưng sau chuyến công du dài ngày ở nước ngoài trở về, các Lãnh đạo trong Chính Phủ đã rất kinh ngạc với kế hoạch của Saigo, cuối cùng thì những người quyết tâm canh tân Nhật Bản theo Tây Âu đã loại bỏ nó.

Tức giận với chuyện xảy ra, Saigo từ chức Ủy Viên Hội Ðồng Chính Phủ, Tư Lệnh Vệ Binh Hoàng Gia và trở về mái nhà xưa một lần nữa, một số quan chức khác cũng làm theo, trên 100 Sĩ Quan của Vệ Binh Hoàng Gia xin về hưu sớm.

Ðiều ấy đã chia rẽ các Lãnh đạo đất nước.

Chỉ sau vài tháng khi trở về Kagoshima, Saigo mở trường học, chuyên huấn luyện về Khoa Học Quân Sự và phát huy thể lực. Các Võ Sĩ Ðạo bất mãn từ khắp nơi cũng đến xin thụ huấn. Năm 1877, số học viên đã lên tới 20,000 người.

Ðối với Saigo, đây chỉ là trường tư thục, huấn luyện những người trẻ để phục vụ dân chúng, tuy nhiên, với Chính Phủ Tokyo lại là điều lo lắng cho cuộc bạo động

Tượng của Saigo. nguồn. wikipedia

Chính quyền địa phương đều là những người ủng hộ Saigo, học sinh ở trường của ông đều được ưu đãi. Với sự nổi loạn của Võ Sĩ Ðạo ở những vùng khác tại Nhật vào năm 1876, Tokyo lo sợ rằng, Kagoshima có thể trở thành một trung tâm nổi dậy quan trọng.

Xem thêm:   Cao tốc & thấp tốc?

Trong một nỗ lực để xác định thẩm quyền, Chính Phủ đã có những hành động không đúng đắn làm căng thẳng thêm sự đối nghịch, ngày 29-1-1877, một nhóm học viên của Saigo tấn công kho vũ khí và khu Hải Quân Kagoshima.

Saigo đang đi săn trên núi, vội vàng trở lại, khi về tới Kagoshi, những người theo ông đã sử dụng kho vũ khí để tài trợ cho những hành động quân sự tiếp theo, Saigo miễn cưỡng chấp nhận chỉ huy cuộc bạo loạn.

Kế hoạch của họ là tiến quân về Tokyo để bày tỏ sự bất mãn với Chính Phủ. Ngày 15-2- quân của Saigo bắt đầu kéo đi, Lực lượng Quân Ðội của Chính Phủ đã ngăn chận ông tại Kumamoto và chiến tranh giữa hai bên kéo dài đến 6 tháng. Người bạn cũ của Saigo Yamagata Aritomo, bấy giờ là Bộ Trưởng Chiến Tranh, chống lại ông tại mặt trận.

Tới tháng 5, Saigo củng cố phòng thủ, vì từ mùa Hè đã thua nhiều trận, tới tháng 9 thì tình trạng suy sụp. Với vài trăm lính, ông quay lại Kagoshima, đứng một mình trên ngọn đồi, lần cuối cùng nhìn về thành phố.

Ngày 24-9-1877, Quân Ðội Chính Phủ càn trận cuối cùng, Saigo bị trọng thương, và mọi chuyện như ông đã chuẩn bị trước.

Người Trung Úy cận vệ trung thành chém đầu ông ta.

Poster Võ Sĩ Đạo cuối cùng. nguồn. wordpress.com

Trong số 40,000 quân mà ông đã chỉ huy từ tháng 2, chỉ có 200 người đầu hàng.

Thiệt hại của hai bên vào khoảng 12,000 tử trận, 20,000 bị thương.

Trong một ý nghĩa hạn hẹp, sự thất bại về cuộc nổi dậy của Saigo có nghĩa đã kết thúc cuộc đời mà mình từng gắn bó. Quân Ðội hạ đo ván Võ Sĩ Ðạo. Chính Phủ sẽ không còn nỗi lo bạo loạn nữa. Nếu vì lẽ gì Saigo không chiến thắng, thì không còn ai ngu xuẩn mà làm loạn nữa.

Nhưng trong một ý nghĩa rộng hơn, Saigo đã chiến thắng.

Với dân chúng Nhật, Saigo là vị anh hùng đầy huyền thoại đáng kính.

Vào cuối năm 1890, rất nhiều người vẫn tin rằng, ông ta chưa chết, chỉ nghỉ hưu, đợi xuất hiện một lần nữa khi thời cơ thích ứng.

Ðầu thế kỷ 21. Những người thích xem phim, biết về cuộc đời của Saigo qua bộ phim đã được Hollywood thực hiện.

“Người Võ Sĩ Ðạo cuối cùng.”

Saigo và quân sĩ. nguồn. wikimedia.org

HĐV

(Phỏng theo David Magarey Earl)