Trong chiến tranh Việt Nam, trực thăng võ trang đã tỏ ra rất hiệu quả trong chiến đấu, nhất là yểm trợ cho bộ binh. Vì thế, trực thăng là phương tiện được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm sản xuất và ngày càng hiện đại hơn, nhất là Hoa Kỳ. Bài viết này giúp chúng ta biết được sự phát triển và sử dụng trực thăng chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ trong các cuộc chiến.

Bell UH-1, chiến tranh VN. nguồn. blraerospace.com        

Trực thăng chiến đấu là trực thăng được võ trang, có vai trò như một phi cơ tấn công, đánh phá các mục tiêu trên mặt đất: bộ binh, các loại chiến xa, phương tiện vận chuyển, căn cứ quân đội… của địch. Theo giới quân sự, trong tác chiến, một trực thăng được trang bị đầy đủ, có khả năng hủy diệt khoảng 17 lần nhiều hơn so với chi phí trang bị vũ khí cho nó.

Thông thường, trực thăng chiến đấu được trang bị các loại vũ khí: súng đại bác tự động, đại liên, phi đạn, hỏa tiễn chống chiến xa như Hellfire. Nhiều trực thăng chiến đấu được chế tạo mang hỏa tiễn không đối không với mục đích tự vệ. Loại trực thăng chiến đấu lớn trang bị nhiều vũ khí hơn, được gọi là tàu phi pháo.

AH-56 Cheyenne. nguồn. aviastar.org

Hiện nay, trực thăng võ trang có 2 nhiệm vụ chính:

  1. Tập trung tiêu diệt xe tăng và chiến xa của quân địch.
  2. Sử dụng trong công tác viễn thám, trinh sát.

Trực thăng Mi-4 của Liên xô. nguồn. ebay

Từ những năm 1950, nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu sử dụng trực thăng trong công tác vận chuyển và liên lạc.

Xem thêm:   Mua đồ trang trí

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, trực thăng hoạt động rất hiệu quả như Sikorsky R-4, và sau đó được trang bị võ khí để trở thành trực thăng chiến đấu. Những trực thăng đầu tiên có võ trang như Sikorsky H-34s đã được Không Quân Mỹ đưa vào sử dụng.

Sikorsky R-4, Thế Chiến 2. nguồn.wordpress.com

Khởi đầu cuộc chiến tranh Ðại Hàn, tháng 8-1950, một cuộc thử nghiệm liên kết giữa Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã thành công trong việc sử dụng loại trực thăng mới Bell HTL-4 gắn súng Bazooka lớn 90 ly, có thể bắn trong khi bay. Những thí nghiệm về trực thăng võ trang được tiếp tục cho tới năm 1960, quân đội Mỹ đã đưa nhiều trực thăng chiến đấu Bell UH-1s vào chiến tranh Việt Nam.

Những loại trực thăng này đã được thiết kế thành công, đáp ứng được yêu cầu chiến trường. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm yếu như vũ khí, tự bảo vệ và tốc độ còn chậm; do cấu trúc của trực thăng nên không thể gắn những vũ khí mạnh, có sức tàn phá cao theo yêu cầu của trận chiến dưới mặt đất.

AH-1 Cobra. nguồn. hoveringhelicopter.com

Từ năm 1960, nhiều nước trên thế giới bắt đầu thiết kế và phát triển các kiểu trực thăng khác nhau với mục đích cung ứng võ trang hạng nặng, tự bảo vệ và có khả năng thực hiện nhiều vai trò tác chiến khác nhau, từ không thám cho tới những trận tấn công từ trên không.

Vào năm 1990, những trực thăng chiến đấu có trang bị hỏa tiễn đã được phát triển thành vũ khí chống chiến xa, có khả năng di chuyển nhanh và tạo ra những bất ngờ khi tấn công. Trực thăng đã trở thành phương tiện chiến tranh đáng sợ, nhất là trong các trận đánh chiến xa cho dù đối phương trang bị hệ thống phòng không hiện đại. Tuy nhiên, quân đội Mỹ nhận định rằng, một trực thăng chiến đấu với tốc độ cao và hỏa lực hùng mạnh chắc chắn phải đối đầu với súng đại liên hạng nặng và hỏa tiễn chống xe tăng của đối phương. Cuộc chiến tranh Việt Nam là một ví dụ.

Huges YAH-64. nguồn. helis.com

Căn cứ vào điều này, khi tham chiến tại VN, quân đội Mỹ đã yêu cầu và đòi hỏi phải có một loại trực thăng chiến đấu đặc biệt; một hệ thống tối tân hỗ trợ hỏa lực từ trên không. Và trực thăng đã được chọn vào năm 1965 là Lockheed’s AH-56 Cheyenne.

Xem thêm:   Thân thương hai tiếng "Mình ơi"

Theo yêu cầu của quân đội, các đơn vị sản xuất trực thăng chiến đấu bấy giờ đã ra sức cải tiến và phát triển những trực thăng đang sử dụng như UH-1B/C. Cuối năm 1965, một Hội đồng Sĩ quan cao cấp được thành lập để xem xét các loại trực thăng võ trang chiến đấu đã đánh giá cao 3 loại trực thăng Sikorsky S-61, Kaman H-2 “Tomahawk” và Bell AH-1 Cobra. Họ yêu cầu không quân thực hiện các chuyến bay thử nghiệm. Cuối cùng, họ đề nghị đưa vào sử dụng trực thăng Bell AH-1 Cobra. Ngày 23-4-1966, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ký hợp đồng với công ty sản xuất trực thăng Bell (Bell Helicopter) mua 110 trực thăng AH-1G Cobra. Một thay đổi lớn trên máy bay này là vị trí chỗ ngồi được sắp xếp lại để bảo đảm an toàn cho người ngồi trên máy bay cũng như bảo vệ vũ khí tốt hơn và tốc độ bay nhanh hơn.

AH-64 Apache Longbow. nguồn. blogspot.com

Năm 1967, trực thăng chiến đấu AH-1Gs được đưa tới Việt Nam và đã  chứng minh khả năng chiến đấu trên không khá hiệu quả, dù có một vài thiếu sót về thiết kế. Ðến năm 1972, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng trực thăng AH-1 Snake và AH-1J SeaCobra trong chiến tranh Việt Nam. Qua thực tế chiến trường, quân đội Mỹ chứng minh sự đóng góp lớn lao của trực thăng chiến đấu nên nhiều công ty sản xuất trực thăng tiếp tục đẩy mạnh cải tiến và cho ra đời nhiều loại trực thăng chiến đấu mới như Huges YAH-64 (bắt đầu bay từ ngày 30-9-1975) với nhiều trang bị mạnh mẽ hơn. Quân đội Mỹ chấp thuận và hợp đồng sản xuất toàn bộ vào năm 1982. Hãng Mc Donnel Douglas tiếp tục phát triển trực thăng AH-64 và đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ vào tháng 4-1986.

Trực thăng MH-6. nguồn. blogspot.com

Cho tới hôm nay, trực thăng chiến đấu của quân đội Mỹ đã phát triển rất tinh vi và hiện đại. Trực thăng AH-64 Apache Longbow đã biểu diễn rất nhiều kỹ thuật tác chiến tân tiến phù hợp cho một “Tàu phi pháo” của tương lai.

Xem thêm:   Ngày Cuối Tháng Tư

Một điều đáng chú ý, trực thăng chiến đấu đã chứng tỏ khả năng ưu việt trong sứ mạng tìm và diệt xe tăng tại Trung Ðông. Không chỉ tác chiến, trực thăng võ trang còn có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đa dạng khác.

Thực tế, bắn phá xe tăng thì các loại máy bay có cánh đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng, do thiết kế với kỹ thuật đặc biệt, trực thăng chiến đấu lại có những ưu điểm riêng. Ví dụ như trực thăng MH-6 có thể hạ độ cao xuống rất thấp, đứng tại chỗ và hỗ trợ tác chiến trong khoảng cách gần. Những điều này, máy bay có cánh không thể làm được.

Trực thăng tàng hình, Mỹ. nguồn. iliketowastemytime.com

HĐV

Nguồn.Wikipedia