Để được dịp đứng trên đỉnh cao nhất thế giới, dân leo núi phải tới trại chính của Everest vào mùa Xuân và chuẩn bị đối phó với nhiều nguy hiểm, từ bệnh say độ cao, tuyết lở, bệnh truyền nhiễm… Ở trại chính này còn có một mối quan tâm rất cần thiết khác. Làm sao nối sóng internet để liên lạc?

Đỉnh núi Everest. nguồn: reddit.com/        

Dân leo núi thường muốn phát hình trực tiếp về chuyến đi Everest của mình cho khán giả khắp thế giới. Họ thường phải trực cả 6 tháng trời tại trại chính với những thứ cần thiết như thông báo thời tiết, hướng dẫn cấp cứu, thuốc men.

Vài năm trước, một công ty điện thoại di động đã cố gắng giải quyết nhu cầu này bằng cách phủ sóng 3G cả vùng trại chính. Nhưng sóng 3G quá yếu, chập chờn khi có khi không, khiến các người leo núi phải trèo lên những mỏm đá cao, quơ tới lui điện thoại di động của họ để mong bắt được sóng của cộng đồng Everest.

Sơ đồ Wi-Fi tại Everest. nguồn: slashgear.com

Những ngày đó đã qua rồi. Sóng Wi-Fi ổn định đã có mặt tại vùng núi Everest. Bây giờ thì hàng chục cuộc leo núi đều được phát sóng riêng cho mỗi đội; nơi đây được coi như vùng cung cấp viễn thông tuyệt hảo trên hành tinh này. Ðó là sản phẩm trí tuệ của Tsering Gyaltsen Sherpa – một doanh nhân người Nepal đã đưa vùng thung lũng Khumbu, quê hương ông, vào thế kỷ 21, và trở thành nhân vật đầy quyền lực ở khu trại chính Everest.

Mấy tuần trước, tôi leo lên một ngọn đồi giữa trại Khumbu, lúc dừng lại lấy hơi và kiểm tra hướng đi: Qua khỏi trại Madison, lên tới Everest E.R, tìm chiếc lều màu xanh biển, phía bên trái. Nhiều bảng chỉ đường, những trụ ăng-ten cao với những tấm kính năng lượng mặt trời, và một tượng người gù trong áo tuyết dày cầm trên tay nhiều dây nối USB, chính là nơi cần đến.

Tsering Gyaltsen Sherpa, người xây Wi-Fi tại Everest. nguồn: theaustralian.com.au

Tôi cúi đầu vái theo phong tục Nepal trước khi kéo dây áo ấm lên và bò vô trong lều. Các khuôn mặt tươi cười của vài người Nepal chào đón tôi qua làn khói thuốc. Có lẽ tôi đã làm lỡ canh bài Xì Tố họ đang chơi; trên nền nhà còn vài trăm đồng rupees nằm chung với hộp quẹt, một lon thiếc nhỏ làm gạt tàn và điện thoại di động.

Xem thêm:   Biden & Trump

Anh chàng ngồi bên phải tôi, Suresh Lama, nói: “Chúng tôi cung cấp 4 dịch vụ Internet:1Gb-5000 rupees, 2Gb-7500 rupees, 5Gb-14500 rupees và 10Gb-20,000 rupees.”

Thật ra thì rẻ, vì trong thế kỷ này, nối sóng bằng hệ thống vệ tinh viễn thông là phương tiện duy nhất. Một điện thoại vệ tinh giá $600-$1,000, cộng với 1 hoặc 2 đôla một phút điện đàm trên toàn cầu, nhóm leo núi có thể xài tới $10,000 để thuê máy và lưu trữ dữ kiện cho cả mùa.

Thiết bị Wi-Fi 4G tại Everest. nguồn: youtube.com

Tôi đưa cho Suresh vài trăm đô, anh in ra cái hóa đơn kèm tên người dùng và mật mã, anh nói “Xin lỗi, chúng tôi không cho thay đổi tài khoản”.

Tsering Gyaltsen Sherpa lớn lên ở Namche Bazar, trung tâm thương mãi vùng Khumbu, Nepal, nơi ưa thích của dân leo núi hoặc đi dã ngoại. Vùng này đã gợi ý về việc nối sóng internet cho Everest vào năm 2000. Năm sau, quân phiến Cộng Maoist đánh sập tháp vô tuyến liên lạc của chính phủ ở Namche. Thành phố mất phương tiện điện thoại hơn cả năm. Mặc dù không được đào tạo kỹ thuật, Gyaltsen đã phục hồi mạng điện thoại; ông kết nối được 13 ngôi làng qua điện thoại vô tuyến. Năm 2004 bọn phiến cộng trở lại; chúng hăm dọa cá nhân Gyaltsen và phá vỡ hệ thống của ông.

Trại chính Everest. nguồn: wordpress.com

Everest Link, thành lập cuối năm 2014, là đỉnh cao của những nỗ lực kết nối mạng internet cho vùng thung lũng quê nhà Gyaltsen. Ðây là mạng lưới truy cập wireless cố định, gồm 16 tháp phủ sóng nằm trên các cao điểm lên tới thung lũng Khumbu, cung cấp sóng vô tuyến đến tận trại chính. Everest Link cũng lắp những router cho 166 nhà trọ, kết nối với tháp chính nhằm phục vụ toàn bộ khu vực.

Xem thêm:   "Phim cúng cụ"

“Ðây là hình thức thương mại cộng đồng” Gyaltsen nói. “Chúng tôi cung cấp thiết bị. Lợi nhuận thu được trên thẻ dữ liệu. Ai cũng có lợi.”

Suresh Lama (trái), chuyên viên tại trại chính Everest. nguồn: .nationalgeographic.com.au

Chủ nhân các nhà trọ và hướng dẫn viên du lịch được truy cập Internet không phải trả tiền. Tháng 11 năm rồi, Everest Link ra mắt “Hello, Doctor” – một chương trình tư vấn miễn phí về y dược cho bất cứ người dân nào ở Khumbu. Lợi nhuận lớn nhất, theo tầm nhìn của Gyaltsen là sự phát triển giáo dục do internet cung ứng. “Với phương tiện truyền thông xã hội, đầu tiên bạn đăng một tấm hình, sau đó phải viết lời chú thích,” Gyaltsen nói tiếp. “Với nhiều người Nepal, đây là cách họ tự học viết và học đọc.”

Cái tháp tiếp sóng làm cho Gyaltsen nhức đầu nhất không nằm trên núi cao, mà ở một ngọn đồi phía Nam. “Bạn chỉ có một cửa vào Khumbu. Ðể đi qua đoạn đường đó, bạn phải tới một nơi đặc biệt, nơi đó sấm sét triền miên – hơn 10 lần một ngày. Chúng tôi đã sử dụng mọi thứ phá sấm sét, nhưng không có hiệu quả gì!”

Dân leo núi với Wi-Fi 4G. nguồn: telegraph.co.uk

Ván Xì Tố đã ngưng từ lâu. Chiếc gạt tàn lật qua một bên, rơi cái đót thuốc trên nền lều. Suresh, kỹ sư hệ thống wireless của Gyaltsen tại trại chính, nằm một mình trong túi ngủ theo dõi hệ thống tần số trên một máy tính xách tay.

Xem thêm:   Mây đen phủ bầu trời...

Môi trường hỗn loạn của vùng sông băng Khumbu đã khiến Suresh và bạn đồng sự Pasang Wongde phải làm thêm giờ để cho hệ thống wireless hoạt động. “Nơi nào cũng có vấn đề”, ông giải thích “Tụi tôi cố gắng giữ cho khỏi mất sóng, nhưng nó vẫn xảy ra.”

Trên đỉnh Everest. nguồn: howitworksdaily.com

Everest Link cung cấp khoảng 30 Wi-Fi modem cho những cuộc thám hiểm tư nhân; họ phát sóng bằng những tín hiệu có mật mã riêng. Một khi hệ thống wireless hoạt động ngon lành, sóng có thể chuyển 50 megabytes một giây tại trại chính.

Khó khăn lớn nhất là điện. Các cột tháp bị tùy thuộc vào những tấm bảng lấy năng lượng mặt trời (solar panels), cho nên chỉ vài ngày u ám là pin dự trữ sẽ hết rất nhanh “Nếu không có mặt trời, coi như tụi tôi tiêu!” Suresh giải thích như vậy.

“Tôi có vợ, con trai 22 tháng, nhớ nó quá trời! Bây giờ thì không ai có thể sống thiếu internet”, Suresh gật gù “Giống như mình bị ghiền, ngày nào cũng video nói chuyện với nó trên net.”

Nối internet tại Everest. nguồn: mountainiq.com

HĐV

theo FREDDIE WILKINSON/national geographic