Tôi đến Hồng Kông 3 lần, ông anh vợ thường đưa đi chơi, tôi thích chụp hình di tích, nên ông đưa tôi đến thăm các miếu, đền rải rác gần trung tâm.

Đền Hung Shing, Wan Chai.nguồn.wikipedia       

Dân Hồng Kông hay thờ Thần (như người Tàu Chợ Lớn) nên có rất nhiều miếu, đền, tuy nhiên những nơi gọi là đền cũng chỉ là những kiến trúc khiêm nhường về kích thước.Miếu đền ở Hong Kong rất nhiều, chùa chiền thì rất ít, nghĩa là Phật giáo không phát triển bằng đạo Lão.

Họ vẫn giữ tục cúng vái, khói nhang, giống như dân miền Nam ngày xưa. Ngày Vía, ngày Rằm, đền, miếu nào cũng nghẹt người, trầm nhang nghi ngút. Mở cửa, khai trương, cúng, đốt pháo, đốt nhang, lạy. Buôn bán ế ẩm, vái hồn vía khuất mặt, đốt vàng bạc, lạy. Qua tai nạn, cúng con heo quay, lạy. Con thi đậu, cúng to, vái. Mua xe mới, cúng. Ði ngoài đường phố thế nào cũng thấy đốt vàng mã, thắp nhang, trầm.

Đền Hồng Thánh ở Loan Tử  Hồng Kông, là một trong nhiều ngôi đền thờ vị Quan Chức Hồng Thánh (Hung Shing), cai trị vùng Quảng Ðông, thời nhà Ðường (AD 618-907). Ðền nằm ngay số 129-131 Ðông Queen Road, Loan Tử (Wan Chai) nơi đường Ðại Vương cắt ngang Queen Road.  Ðền xây gần bờ, ngay biển, hiện nay bị những cao ốc, dinh thự thương mại vây quanh. Ðền Hồng Thánh xây năm 1847, trước đây là một ngôi đền nhỏ, nhưng đã được sửa chữa, tân trang vào những năm sau. Một đền phụ được xây dính vào bên trái năm 1867. Vị trí của đền ngay chân đồi, hông phải và lưng nằm trên đá. Mặt tiền bằng đá hoa cương, mái được chống bằng những cột đá, cầu thang xây 2 đầu thay vì ngay cửa vào. Gạch men gắn trên trần ghi năm 1909.

Cùng với Ðức Hồng Thánh, có nhiều vị Thần như  Bà Kam Fa, Paul Kung và Thành Hoàng.

Đền Lỗ Ban ở Kennedy Town.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Người Hồng Kông rất thờ kính Lỗ Ban, là vị Thần bảo trợ của thợ làm nhà và nhà thầu xây cất. Ðền thờ Lỗ Ban được xây vào năm 1884, nay được xếp hạng di tích lịch sử, thuộc Quận phía Tây và Peak Route.

Trong số những bậc thầy kiến trúc thời Xuân Thu, người nổi tiếng nhất là Lỗ Ban. Ông xuất thân là một người thợ mộc rất giỏi, ngoài ra các nghề thủ công của ông đã lưu truyền qua hàng nghìn năm, nhận được sự kính trọng của mọi người. Ông được tôn là tổ của nghề thợ mộc, thợ nề. Ông còn được lưu truyền qua các huyền thoại như chế ra chim gỗ biết bay, ngựa gỗ chạy được mà Khổng Minh thời Tam Quốc chế theo.

Đền Lỗ Ban. nguồn.wikipedia

Lỗ Ban được coi như một vị Thần. Theo truyền thuyết, khi ông sinh ra, cả một đàn chim hạc lớn bay vòng chung quanh nhà, trong phòng ông tỏa hương ngào ngạt dị thường. Do đó ông được hình thành như một Thiên Thần. Ngày lễ của ông vào ngày 13-6 Âm Lịch.

Nằm tại số 15 Ching Lin, đây là ngôi đền duy nhất được xây ở thành phố để thờ Lỗ Ban. Do nhà thầu Guild thực hiện vào 1884, với sự đóng góp của những thương nhân.

Theo những ghi chép và các điêu khắc đá trong ngôi đền, có 1172 người từ nhiều thành phố khác nhau ở Quảng Ðông đã cùng nhau quyên góp tiền của xây ngôi đền Lỗ Ban này.

Bàn thờ trong đền Lỗ Ban. nguồn.wikipedia

Ðền Lỗ Ban gồm 2 sảnh, với mái nhà nghiêng khác thường, những bức tường phức tạp, với các tượng điêu khắc bằng đất sét, nhiều tranh nổi từ trong ra ngoài. Ðây là ngôi đền có nhiều tranh phù điêu nhất Hồng Kông, nổi tiếng về văn hóa truyền thống Trung Quốc, mô tả những nhân vật khác nhau, các loại côn trùng, súc vật, hoa và phong cảnh như bướm vờn hoa thủy tiên, chèo thuyền, thăm bạn, những người đàn bà bên bờ đá, nhiều phong cách thư pháp khác nhau được chú thích trong bức tranh.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Các tượng đất sét gắn trên tường, là một đặc điểm của đền thờ Lỗ Ban vì các đền thờ khác ở Hồng Kông không có.

Trong đền, còn có một điêu khắc bằng đá, đó là món đồ cổ từ đời nhà Thanh, ghi lại mục đích của việc dựng ra ngôi đền này, để tưởng nhớ Lỗ Ban, vị Thần Kiến Trúc của Trung Quốc và nhắc nhở con cháu về nguồn gốc của mình.

Trên 2 mặt của cửa chính, có khắc 2 bài thơ ghi nhớ công ơn Lỗ Ban trong kiến trúc và mong mỏi tinh thần ấy sẽ tồn tại mãi.

Đền Hầu Vương  ở Đông Dũng

Hầu Vương đúng ra là “Hoàng Tử Hầu Tước”, nói về Yeung Leung, người đã bảo vệ vị Hoàng Ðế cuối cùng, 8 tuổi của nhà Nam Tống chống quân Mông Cổ năm 1276-1279. Ông qua đời năm 1279 vì bạo bệnh tại Kowloon, Nhà Nam Tống cũng mất cùng năm.

Đền Hau Wong. nguồn.wikimedia

Có nhiều Ðền thờ Hầu Vương tại Hồng Kông. Ðền thờ này ở khu Ðông Dũng, xây năm 1765, là đền lớn nhất ở Ðảo Lantau.

Ðền thờ Hầu Vương nằm trên bờ biển của vịnh Ðông Dũng, nơi mà người ta tin rằng Hầu Vương đã chiến đấu Mông Cổ.

Ðền thờ có 2 sảnh lớn và ba khu nhỏ, trên mái có nhiều điêu khắc tuyệt đẹp.

Lễ hội lớn dành cho sinh nhật Hầu Vương, là ngày trọng đại với dân làng tại Ðông Dũng mỗi năm, bắt đầu từ 16-8 Âm Lịch và kéo dài 5 ngày. Lễ hội gồm có hát tuồng Quảng Ðông, múa lân, múa sư tử, bắn pháo bông và tiệc đêm, tổ chức tại khoảng trống trước sân đền. Một sân khấu bằng tre được dựng phía trước cổng vào đền, vì đoàn hát tuồng Quảng Ðông sẽ trình diễn nơi đây, để tạ ơn.

Bàn thờ trong đền Hau Wong. nguồn.nickswandering.com

Khu đền Thiên Hậu

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Khu đền Thiên Hậu nằm ở Du Ma Ðịa  Kowloon, Hồng Kông, bao gồm 5 tòa nhà liền nhau. Ðền Thiên Hậu, đền Thành Hoàng, đền Quan Âm, đền Xã Ðàn và Thư Viện nằm trên một quảng trường lớn – Dong Thụ Ðầu , bao quanh là khu chợ đêm, sau lưng là khu vườn trẻ.

Đền Tin Hau. nguồn.Tripadvisor

Ðền Thiên Hậu xây lên tại khu này vào năm 1864. Nguyên thủy từ một đền thờ nhỏ của khu chợ Quan Dũng  sau đó được dời tới làng Du Ma Ðịa, bây giờ thì cách bờ biển khoảng 3 km.

Ðền Thiên Hậu được xếp hạng 1 về di tích lịch sử của Trung Quốc từ năm 2000.

Bàn thờ trong đền Tin Hau.nguồn.thetempletrail.com

Đền Hoa Vàng

Ðền Hoa Vàng là một trong số nhiều đền ở một đảo nhỏ vùng Bình Châu  Ngôi đền đầy màu sắc này che mình dưới tàn cây đa dọc theo đường Wing On, đã được xây để thờ kính Ðức Bà Hoa Vàng và Nữ Thần KamFa, người đã ban phước lành cho con cháu về sau.

Theo một huyền thoại cổ xưa, Ðền Hoa Vàng được xây năm 1762, năm thứ 17 của vua Càn Long, thời nhà Thanh. Lai, một dân làng, tới Bình Châu mua thuốc cho vợ đang bệnh. Ông neo ghe gần cây đa và cầu xin tảng đá lớn kế bên. Cuối cùng thì vợ ông khỏi bệnh một cách kỳ lạ. Ðể biết ơn Nữ Thần, hai vợ chồng dựng cái Miếu dưới cây đa.

Đền Hoa Vàng.nguồn.ilovehongkong.org

Một chuyện khác lại kể rằng, Ðền Hoa Vàng được xây bằng tiền của Hội Ðồng Nông Thôn Bình Châu và diễn viên tuồng tên Quan Ðức Hưng  người cho biết đã thấy Nữ Thần trong giấc mơ.

Lễ hội Ðức Bà Hoa Vàng được tổ chức vào 17-4 Âm Lịch. Dân Chúng đổ về đền, coi múa lân, múa rồng.

Các bà bầu đến cầu nguyện Ðức Bà xin cho sinh con trai hay gái.Ðền Hoa Vàng cách bến phà Bình Châu chừng 3 phút đi bộ, từ bến phà quẹo trái là đền Thiên Hậu.

Các miếu đền ở Hồng Kông rất gần nhau, ông anh “zợ” lái chở tôi đi một buổi chiều là xong, tối đi ăn ngỗng quay, món nổi tiếng Hồng Kông.

HĐV

Melrose, MA

Nguồn: ilovehongkong.org