Khiêu vũ thường được gọi vui là “Em gái của sự gợi tình” hoặc “Em của quyến rũ”. Những người khiêu vũ giỏi đều có một thân hình dịu dàng và gợi cảm. Họ có nhiều động tác làm tình như Kamasutra khiến chuyện này trở nên tuyệt vời.

Kizomba. Nguồn.blogspot.com  

Có hơn 200 kiểu khiêu vũ được công nhận trên thế giới, bao gồm các điệu múa văn hóa, giải trí, khêu gợi và nhảy múa trong các lễ hội.

Hôm nay, chúng ta điểm qua các điệu nhảy gợi tình nhất trên thế giới, mà đàn bà đã tóm cổ đàn ông theo đúng nghĩa đen. Nè! Nhưng nếu cô bồ của anh biết rành vài điệu nhảy này? Chậc! Anh là người tuyệt vời.

Thời trai trẻ, học hành, rảnh, bà già nuôi, phát tiền tháng, nên đã có mấy cô bồ, hút thuốc, uống cô ca, để tóc dài, hippies, nghe nhạc và khoái nhảy đầm.

Tuần nào cũng cúng dường dancing Mỹ Phụng, Hippy a go go, Salon de thé, Ritz, Key hole đều đều, chưa kể Bal, Boum (tụ tập nhảy đầm vui chơi) lòng vòng Sài Gòn, chỉ vì tui thích nhảy đầm.

Không còn gì “phiêu” bằng nhảy một bài tango với cô gái mới quen (đẹp, nhảy đúng), mùi hương da thịt, mùi tóc mây, ngây ngất hòa từng bước nhảy, cô như chui lọt vô lòng tôi, cảm giác gần gũi với cô hơn bao giờ, và có thể yêu nhau cấp kỳ, tại chỗ!

  1. Kizomba

Nguồn gốc chính thống của Kizomba bắt nguồn từ Châu Phi cuối những năm 70, ảnh hưởng từ nước Angola. Kizomba có đặc trưng của điệu nhảy chậm, tình tứ với nhịp điệu gợi cảm hơn nhạc chính thống Semba của Angola. Semba là điệu khiêu vũ có từ 1950 ở Angola. Năm 1990, khi loại nhạc Kizomba trở nên phổ biến mạnh mẽ, các vũ công Semba bắt đầu ứng dụng bước nhảy Semba cho nhịp điệu Kizomba. Kizomba là điệu nhảy hai người: người đàn ông dùng thân và tay phải đưa người nữ cùng nhảy đi vòng sàn nhảy (như paso, valse). Người nhảy phải giữ thật đúng nhịp cho cả đôi với âm nhạc và biểu hiện qua các bước nhảy gọn đẹp, thân hình uyển chuyển trong động tác gợi cảm (gọi là Ginga cho phụ nữ, Banga cho đàn ông). Khắp thế giới, Kizomba hòa với các điệu nhảy khác như Tango, Hiphop, Chachacha đã tạo ra nhiều điệu khác như Kizomba Fusion, và Urban Kiz.

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 18 tháng 4 năm 2024

Ðây được coi là điệu nhảy tình tứ nhất khi hai lồng ngực của người nhảy áp sát nhau, với một nhịp điệu chậm, gợi cảm.

  1. Tango

Tango là điệu khiêu vũ quá nổi tiếng trên thế giới. Những người thích nhảy đầm, đều khoái Tango, tôi cũng vậy. Ðây là điệu nhảy cặp, điệu nhảy giao thiệp lịch sự, nguồn gốc từ Rio de la Plata, nằm giữa biên giới Á Căn Ðình và Uruguay vào những năm 1880. Tango ra đời từ các vùng cảng nghèo khó, nơi quy tụ nhiều dân đen gốc Châu Phi của đất nước này. Các chủ tiệm nhậu ở cảng thường mướn ban nhạc và vũ công biểu diễn Tango cho khách, sau đó lan rộng khắp thế giới với nhiều biến cải khác nhau.

Ngày 31-8-2009, Unesco đã chấp thuận chung của Á Căn Ðình, Uruguay đưa Tango vào danh sách văn hóa thế giới.

Tango. Nguồn. dancepoise.com

  1. Flamenco

Flamenco là nghệ thuật dựa trên truyền thống âm nhạc dân gian của cộng đồng tự trị Andalusia, Murcia ở miền nam Tây Ban Nha. Hồ sơ cũ nhất của âm nhạc Flamenco ghi năm 1774 trong sách Las Cartas Marruecas của José Cadalso. Cộng đồng dân Romani ở Tây Ban Nha ảnh hưởng đậm Flamenco nhưng vẫn giữ nguồn gốc và các nghệ sĩ Flamenco đã thừa kế di sản lịch sử âm nhạc gồm Tây Ban Nha, Romani hoặc không phải Romani.

Ðây là điệu khiêu vũ dân gian của Tây Ban Nha, có thể biểu diễn một mình, một cặp, hoặc một nhóm. Ðiệu Flamenco gồm những cái giậm chân, quay bất ngờ và nhịp điệu nhanh. Flamenco đã trở nên phổ biến khắp thế giới, đặc biệt là Mỹ và Nhật. Ðiều đáng ngạc nhiên là Nhật Bản có nhiều Viện dạy môn Flamenco hơn Tây Ban Nha.

Xem thêm:   Lễ hội hoa anh đào ở Macon

Ngày 16-11-2010, Unesco đã công bố Flamenco là di sản văn hóa của con người.

Flamenco. nguồn. thedancecurrent.com

  1. Boléro

Boléro gồm hai thể loại âm nhạc có nhịp chậm của Tây Ban Nha. Kiểu nhảy Boléro xưa nhất có gốc ở Tây Ban Nha cuối thế kỷ 18, là một loại nhạc và khiêu vũ dạ hội. Nhạc sĩ nổi tiếng về nhạc Boléro là Maurice Ravel. Một kiểu nhảy Boléro khác của dân Cuba được nhảy khắp các nước La Tinh dưới một cái tên sai là “Rumba”, đúng ra là “Rhumba”, điệu này bắt đầu những năm 1930.

Ðiệu nhảy Boléro là loại âm nhạc có nhịp chậm của Cuba như Slow. Giống như các điệu khiêu vũ khác, Boléro có 3 bước cho 4 nhịp, cho nên vào nhịp cuối, người nhảy hay đưa nhẹ nửa bước, hoặc lắc người, nhưng không bước.

Boléro là một trong các điệu nhảy so tài của hội thi khiêu vũ Mỹ.

Ðiệu nhảy này phổ biên khắp Châu Mỹ La Tinh suốt thế kỷ 20 và tiếp tục phát triển mạnh.

Nhạc Boléro cũng lan tới Việt Nam, Trong các năm 1930, VN đã tạo ra hình thức nhạc mới bằng kết hợp giữa âm nhạc Tây Phương và nhạc truyền thống trên nền Boléro. Nhạc Boléro của Việt Nam có nhịp chậm hơn so với Boléro Tây Ban Nha và ảnh hưởng loại nhạc Enka của Nhật. Ðây là loại âm nhạc tình cảm, thể hiện cảm xúc, tình yêu, cuộc sống bằng ngôn ngữ thi ca, loại nhạc này đã bị Việt cộng xóa bỏ vì coi là “nhạc vàng”, đối nghịch với “nhạc đỏ” của chính quyền Hà Nội suốt chiến tranh Việt Nam. Những năm gần đây, Boléro đã trở lại, đã có nhiều ca sĩ trình diễn loại nhạc này và được dân chúng ngưỡng mộ.

Bolero. Nguồn. wikidancesport.com

  1. Chachacha
Xem thêm:   Lối đi trong vườn

Chachacha là điệu khiêu vũ nguyên thủy của Cuba. Ðiệu này được nhảy với loại nhạc cùng tên, đã được nhà soạn nhạc Enrique Jorrin giới thiệu vào năm 1950. Nhịp điệu này phát triển từ điệu nhảy Danzón Mambo.

Vào đầu những năm 1950, Enrique Jorrin là nhạc sĩ violin và soạn nhạc với nhóm Orquesta America. Nhóm trình diễn điệu nhảy Danzón Mambo tại các vũ trường ở Havana. Jorrin thấy rằng các vũ công thường lúng túng với nhịp nhanh của điệu Danzón Mambo. Ðể âm nhạc của mình dễ nhảy và hấp dẫn hơn, ông viết loại nhạc có nhịp chậm hơn. Khi Orquestra America trình diễn loại nhảy mới này tại Silver Star Club tại Havana, các vũ công đã nhảy đẹp hơn với 3 bước sau cùng để tạo ra âm thanh “Chachacha”

Vì vậy, điệu nhảy mới này có tên Chachacha.

Chachacha. Nguồn. Wikipedia

  1. Điệu Boston

Ðiệu luân vũ của Mỹ được gọi là Boston, vì ra mắt tại Boston, MA, năm 1834 bởi vũ sư Lorenzo Papatino, khi bà Otis Beacon Hill mời ông trình diễn tại tư dinh. Papatino đã nhảy một điệu luân vũ chậm, dịu dàng hơn nguyên thủy (3 bước 1 nhịp), và điệu này bắt đầu được phổ biến từ lúc đó, họ đặt tên là “Ðiệu nhảy Boston”, hoặc “Luân vũ Mỹ”.

Ðiệu Boston rất lịch sự, mang chất quý phái của luân vũ hoàng gia. Ðiệu này có các bước nhảy chậm, ít xoay vòng liên tục như luân vũ chính thống và rất đẹp nếu được đi liên tục, theo vòng xoay của sàn nhảy.

Điệu Boston. Nguồn. khaleejmag.com

HĐV

(Nguồn Viral talks.com, Wikipedia)