Hồi xưa, tôi từng thắc mắc với những người bạn mình: Tại sao nhiều người ở Việt Nam bán hết tài sản cả đời dành dụm để qua xứ “tư bổn giãy chết” làm “công dân hạng hai”? Tại sao có nhiều người phải ra đi khi ở Việt Nam họ cũng sống tốt hơn nhiều người khác? Tại sao nhiều người chấp nhận sống “lậu”/vô gia cư/vô thừa nhận ở nhiều nước mà không chịu ở lại Việt Nam, làm công dân chính thức?…

Miss Grand Thailand 2020 – Pacharaporn “Nam” Chantarapadit (Nguồn ảnh: criticalbeauty.com)  

Rất nhiều câu hỏi tại sao đã được đặt ra, nhưng hầu như tôi đều không nhận được câu trả lời mình mong đợi. Tất cả đều rời rạc và không đủ – với một kẻ nhiều chuyện như tôi. Người thì nói vì con, người thì bảo vì tương lai, người thì kêu muốn Ðổi-Mới-Cuộc-Sống… Nhiều người bị hỏi hoài, họ… mệt quá, nói: “Em/cháu/mày không hiểu đâu!” hoặc “Từ từ rồi hiểu!” Hay “Gì cũng có lý do!”

Rồi, từ từ, tôi… hiểu thiệt! Qua những câu chuyện hàng ngày xảy ra xung quanh mình… Tôi tin, gì cũng có lý do!

Không nói đâu xa xôi, tuần qua, rất nhiều người Việt quan tâm đến một cuộc thi nhan sắc ở đất nước Thái Lan – Miss Grand Thailand. Trong khi ở trong lẫn ngoài nước Việt Nam, mỗi năm cũng có hàng trăm cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, nữ hoàng sắc đẹp. Như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu thế giới người Việt, Hoa hậu hoàn vũ VN, Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu Du lịch, Hoa hậu đại dương, Hoa hậu tâm linh, Hoa hậu áo tắm… Hoa khôi áo dài, Hoa khôi trí tuệ, Hoa khôi học đường…  Nữ hoàng văn hóa tâm linh VN, Nữ hoàng thực phẩm VN, Nữ hoàng trang sức, Nữ hoàng cà-phê… Chưa kể Hoa hậu tỉnh, Hoa hậu thành phố, rồi còn Hoa hậu thể thao, Hoa hậu quý bà, Hoa hậu quý cô, Người đẹp áo dài/áo tắm, Hoa hậu thôn, Hoa hậu xóm… (Tôi hồi trẻ cũng từng là hoa hậu… hẻm.)

Lý do khiến cuộc thi này nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận Việt là vì những sự “ngược đời”. Thứ nhất, ở vòng chung kết cuộc thi này, ban tổ chức đặt ra một câu hỏi được xem là không tưởng với “truyền thống” thi hoa hậu ở Việt Nam – Một câu hỏi vô cùng “nhạy cảm”, đầy “động cơ chính trị”:

“Bạn nghĩ gì về cuộc biểu tình đang diễn ra ở Bangkok?”

Những tưởng sẽ không người đẹp nào dám trả lời câu hỏi dễ gây “mích lòng” này. Nhưng thí sinh Pacharaporn “Nam” Chantarapadit (22 tuổi, đại diện thành phố Rayong) đã có câu trả lời đi ngược lại với “truyền thống” thi hoa hậu của nước bạn – Việt Nam.  Vì cổ không nói: «Tôi chọn đứng về phía nhân dân. Nhưng nhân dân phải sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật, luôn luôn học tập theo gương nhà vua/triều đình Thái Lan vĩ đại.” Hay “Bọn biểu tình là do thế lực kích động, thuê mướn.” hoặc “Không thế lực nào có thể buộc tôi chọn bên”…

Xem thêm:   Dòng chuyển của Âm Thanh chương trình khơi niềm hy vọng

Mà cổ “dám” trả lời: “Từ đáy lòng mình, tôi chọn đứng về phía người biểu tình. Chúng tôi có quyền bày tỏ quan điểm cá nhân và chúng tôi muốn chọn những gì tốt nhất cho đất nước mình. Hơn thế nữa, tôi muốn nói với chính phủ. Nếu quý vị gọi đất nước này là Thái Lan thì chúng ta cần một nền dân chủ thực sự.”

Càng bất ngờ (với người dân Việt), câu trả lời của cô gái này được cất lên trôi chảy, micro không “tự nhiên mất tiếng”, không ai “mời” cô xuống vì “lý do kỹ thuật”. Sau cuộc thi, cô không bị “câu lưu”, “bánh canh” (canh giữ/canh chừng), hay bị đem về đồn để “trả lời thẩm vấn” kiểu như: “Lực lượng nào tài trợ và xúi giục cô chống phá?”. Tới giờ phút này, chưa có thông tin nào cho hay hộ chiếu cô bị tịch thu. Câu trả lời của cô ngập tràn trên báo “chính thống” Thái Lan lẫn… Việt Nam, không bị giấu nhẹm hay chỉ được “lưu truyền nội bộ”.

Lạ đời hơn nữa là, ban tổ chức cuộc thi này không bị bắt, hay bị phạt. Mặc dầu họ “dám” trao luôn chiếc vương miện quý giá nhất cuộc thi – Hoa hậu Hoà bình Thái Lan – cho cô gái “phản động” kia. Ðối với nhiều người ở Việt Nam, hành động này tréo ngoe không khác gì việc trong một cuộc họp báo ngày 24-9, một ông nhà văn Nga tên Sergey Komkov nói rằng ổng đã 4 lần đề cử giải “Nobel hòa bình” cho Tổng thống Nga – Vladimir Vladimirovich Putin vậy. Rất may, vương miện ở Thái Lan là thật, còn đề cử «Nobel hòa bình» ở Nga có thể chỉ là một trò đùa.

Sinh viên Thái biểu tình

Không những thế, Nawat Itsaragrisil – người tổ chức cuộc thi Miss Grand Thailand – còn “thách thức chính quyền” khi nói với báo chí là câu trả lời của Chantarapadit đêm chung kết là “bình thường và không vượt giới hạn”. Theo ông, Chantarapadit đang thực hiện “quyền căn bản của con người, cũng như quyền phát ngôn trước công chúng trong khuôn khổ”.

Nhiều người ở Việt Nam tỏ vẻ khinh thường Thái Lan. Không chỉ vì… gần (Bụt chùa nhà không thiêng?), vì sự tương đồng về văn hoá, màu da và nhiều thứ khác. Mà còn vì từ rất lâu, đất nước này luôn được nhiều ngòi bút của các chính trị gia xem là một đất nước có “nền dân chủ què quặt”. Bởi sự can thiệp của Hoàng Gia vào chính trường. Gần đây nhất là việc vua Thái đã làm quyền lực rơi vào tay quân đội, khiến đất nước này từ “dân chủ què quặt” trở thành “bán độc tài”. Nhưng họ quên rằng, cũng từ việc này, thế giới mới thấy được người dân Thái – trong đó có đa số là sinh viên/học sinh – hiểu được quyền của họ. “Dám” xuống đường biểu tình, đòi chấm dứt chế độ quân chủ (hoàng gia và vua không được có quyền lực), yêu cầu thủ tướng từ chức và thay đổi Hiến Pháp, thay đổi cấu trúc chính trị để đất nước tốt hơn, trở thành một đất nước dân chủ thực thụ. Hoa hậu của họ “dám” nói về những cuộc biểu tình này một cách công khai chứ không lén lút và sợ sệt. Vậy sự khác biệt ở đây là gì? Chẳng lẽ ở Việt Nam, “quyền căn bản của con người, cũng như quyền phát ngôn trước công chúng trong khuôn khổ” không có “quyền bày tỏ quan điểm cá nhân” hay sao? Hay thế giới này là một cái chuồng, tất cả hoa hậu đều bình đẳng, nhưng có những hoa hậu bình đẳng hơn?

Xem thêm:   Ham & hố

Và, bạn nghĩ xem, nếu là một hoa hậu (không ai đánh thuế ước mơ mà), bạn muốn làm hoa hậu ở đất nước “cộng hòa – xã hội – chủ nghĩa” Việt Nam hay là hoa hậu ở đất nước có “nền dân chủ què quặt”, “bán độc tài” Thái Lan hơn?

Tôi tin, nếu tất cả các tầng lớp người dân Việt được hỏi câu trên, có lẽ không chỉ những người ôm mộng làm hoa hậu muốn thử làm công dân của đất nước láng giềng “bán độc tài” kia. Người “xung phong” đầu tiên, có lẽ là những người trẻ của đất nước “độc lập – tự do – hạnh phúc” mà tôi đang sống, nhất là những người đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng được tiếp cận với thông tin mở của thế giới tự do ngoài kia. Họ, chính là những người hiểu rõ nhất họ được học gì ở mái trường “xã hội chủ nghĩa”. Là những tư tưởng văn minh, cách suy nghĩ của con người tự do? Hay cách để trở thành kẻ “trung với đảng, ác với dân”, sợ hãi và tôn sùng quyền lực? Ở trường học, có ai nói với họ như thế nào là độc tài, như thế nào là dân chủ hay không? Họ có thể “nằm” chễm chệ trên báo nói: “Nền giáo dục Thái Lan đã biến chúng cháu thành những con rối. Chúng cháu không phải là người máy trong hệ thống, chúng cháu là giới trẻ và có quyền thể hiện bản thân”.  – Supicha Chailom, 18 tuổi nói khi cùng hơn 600 sinh viên tập hợp bên ngoài tòa nhà Bộ Giáo dục ở Bangkok, “đòi hỏi cải cách”.

Đương kim Bí thư thành ủy Hà Nội, cựu phó thủ tướng Chính Phủ, cựu Bộ trưởng Tài chính – từng học bài bằng đom đóm – Nguồn: giaoduc.net.vn

Không chỉ sự khập khiễng nằm ở phát ngôn của hoa hậu hay những cuộc biểu tình của học sinh/sinh viên mới đây. Mà kinh tế – thứ cốt yếu đưa một đất nước đi lên – giữa Thái Lan và Việt Nam cũng được người ta đem ra so sánh từ rất lâu, bất kể là nông nghiệp hay là công nghiệp và ngay cả du lịch. Xin trích bài viết “Virut nào đã làm tê liệt nông sản và xuất khẩu VN?” của tác giả Giang Thanh – được viết hồi tháng 2-2020, khi nhà nước VN luôn miệng đổ thừa cúm Vũ Hán làm “tê liệt kinh tế VN”:

“Thái Lan không cần tự hào có hoa quả ngon, trái ngọt, đất đai trù phú như Ðồng Bằng Sông Cửu Long như VN – nhưng hàng nông sản của nó bán giá cao gấp ngàn lần hàng nông sản Việt. Thái Lan không cần có thương hiệu xe hơi Vinfast nhưng nó là nơi gia công ra cái Dream Thái huyền thoại nổi tiếng khắp Việt Nam 30 năm trước và cho tới cả bây giờ những chiếc Honda Thái vẫn là mục tiêu săn tìm của nhiều người. Thái Lan không cần có thương hiệu Smartphone, nhưng ngành công nghiệp tiêu dùng của nó tràn vào Việt Nam đập chết hết hàng Việt.

Xem thêm:   Khủng bố hồi sinh

Trong khi đó ở Việt Nam, hàng Tàu chiếm lĩnh. Ðến cây kim, sợi chỉ, chai dầu gội đầu, cái bỉm cũng phải trông chờ vào nhập cảng. Và đỉnh cao nền công nghiệp là cái công nông đầu kéo phả khói khét lẹt, lại suốt ngày đắm chìm vào giấc mơ viển vông như vậy.

Lợi thế của đất nước Việt Nam là cái gì? Ðó là nông nghiệp và đông dân, lực lượng lao động trẻ, khéo tay? Thế tại sao không tập trung phát huy vào những thế mạnh đó để làm ra nông sản chất lượng cao như bọn Nhật nó làm quả dưa hấu bán cả chục triệu đồng? Hay chăn nuôi bò, tạo ra ngành công nghiệp sữa tốt như Nhật Bản để dân khỏi phải mua sữa Nhật – vì hàng Việt quá tệ. Hoặc là cũng có thể bắt đầu từ những thứ đơn giản như quần áo, dệt may, xà phòng, chai dầu gội đầu, cây lau nhà hay cao hơn như cái quạt, máy giặt, tủ lạnh…? Chém gió là làm được xe hơi công nghệ Ðức chả nhẽ lại không làm nổi cái cây lau nhà tốt ngang với Tàu hay hộp sữa tốt Nhật ư? (Ờ nhưng mà làm sữa thì làm sao thổi giá cổ phiếu, phông bạt để kêu gọi đầu tư như làm xe hơi, xe máy điện.)

Quốc gia nào cũng vậy, phải bắt đầu từ việc sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu sau rồi mới có tiềm lực, kinh nghiệm, vốn liếng để làm những thứ cao cấp. Ðừng tưởng Hàn Quốc, Nhật Bản chúng nó “đi tắt đón đầu” lên làm xe hơi với cả smartphone luôn. Không có đâu, hàng tiêu dùng nội địa của Nhật Bản, Hàn Quốc chất lượng cực tốt và uy tín khắp thế giới luôn.

Chưa bao giờ thấy người Việt Nam cảm thấy hổ thẹn vì gạo Việt ăn không ngon bằng gạo Thái, hàng tiêu dùng của VN kém xa hàng của Thái. Nhưng lại thấy cả một cơn đại hồng thuỷ nước sướng và tinh trùng tràn ngập cõi mạng khi có 1 cái xe hơi, điện thoại 100% “nguyên con” sản xuất ở nước ngoài dán mác Việt.

Ấy là còn chưa kể họ suốt ngày tung hô cái gọi là 4.0? Nó là cái gì vậy? Không nhân lực, không công nghệ, không trình độ và không kiến thức ư? (4 không).

Người Thái không có giấc mơ smartphone, xe hơi hay tham vọng vĩ đại nào như ông niểng của VN cả? Giấc mơ của họ đơn giản chỉ là âm thầm lặng lẽ làm ra những sản phẩm tiêu dùng đơn giản, thiết yếu để móc hết tiền của người Việt Nam thôi. – Hết trích.

Cuối cùng tác giả Giang Thanh còn kêu là khẳng định không có một lãnh đạo Thái Lan nào học bài bằng đít đom đóm như Việt Nam ta.

DU