Sau hơn 10 năm xây dựng (tính luôn phần chuẩn bị là 16 năm), nhiều thị phi chồng chất, lời hứa lèo cũng chồng chất thì nghe nói giai đoạn chạy thử của Metro số 1 (khởi công năm 2012, tổng mức đầu tư hơn 43,700 tỷ VND, dài gần 20 km) sắp chuẩn bị khai trương (báo chí nói rứa).

100 năm nữa tôi không biết mình còn sống không, nhưng hy vọng lúc tôi còn sống thì Metro 1 hoàn thành để được “nếm mùi” sang cả – Nguồn: laodong.vn 

Dầu đi sau các cường quốc cả trăm năm hay các nước Châu Á như Hàn, Nhật cỡ 50-70 năm, (chưa hết, theo Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi thì nếu vẫn làm hệ thống Metro theo cách hiện tại thì mục tiêu 200 km Metro còn lại của Sài Gòn sẽ cần 50-70 năm), nhưng rốt cuộc thì thị dân Sài Gòn cũng sắp biết Tàu điện aka Metro là gì.

Metro hay tàu điện ngầm thì đã quen thuộc với người dân ở các quốc gia khác, ngay cả với người dân các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia… luôn. Nhưng với đa số người Việt lẫn tôi là xa lạ. Thông cảm, có nhiều người tuy là ở thành phố lớn nhất Việt Nam nhưng chưa ra khỏi cái Quận họ ngụ, nên chuyện đi nước ngoài để “thử mùi” Metro là việc khó khăn. Bản thân tôi cũng đã vài lần đi nước ngoài, nhưng do tánh nết không nhanh nhẹn, tiếng Anh bì bõm nên cũng chưa dám thử đi Metro, cái này tôi nhận tôi kém cỏi. Nên tôi thầm nghĩ, có thể sắp tới tôi sẽ bon chen “thử mùi” Metro số 1 khi nó được khai trương, Metro số 1 ở Sài Gòn là “hàng Nhật” nên chắc cũng đỡ lo hơn “hàng Trung Quốc” đang chạy bon bon ở Hà Nội (hy vọng thế).

Để chuẩn bị cho việc sẽ được thử đoạn Metro số 1 sang cả (mỗi km có giá trị hơn 2,000 tỷ VND – tổng mức đầu tư hơn 43,700 tỷ VND cho gần 20 km) thì tôi liền lên mạng tìm hiểu coi những lưu ý khi đi tàu điện ngầm là gì, thấy cũng dễ dàng: nhớ mua vé, nhớ biết ga Metro gần chỗ mình đứng nhất, nhớ cửa lên cửa xuống và nhớ nhường chỗ tốt cho người già, yếu hơn mình khi tàu đông…

Mấy lời dặn dò đằng trước có vẻ dễ nhớ hoặc cũng không cần nhớ, chỉ cần vài lần không được leo lên Tàu điện ngầm hay đi lộn chuyến là nhớ liền – chúng ta đang ở ngay quê hương mình, có đi sai thì đi lại, không lo sợ bị lạc như khi là du khách nước ngoài nữa. Riêng chuyện “nhường chỗ tốt cho người già, yếu hơn mình khi tàu đông” nghe có vẻ là chuyện hiển nhiên nhưng lại là điều gây tranh cãi nhứt trên mạng khi tôi gõ “các vấn đề về tàu điện ngầm” vào ô tìm kiếm. Ví dụ như nếu mệt mỏi quá, không muốn nhường chỗ cho người khác thì sao? Như thanh niên dưới đây đã chia sẻ câu chuyện của mình lên Reddit để hỏi ý kiến từ cộng đồng mạng hồi dịch Cúm Vũ Hán hoành hành:

Yêu cầu nhường ghế trên tàu điện bị từ chối, cô gái tụt váy khoe … giới tánh  – Nguồn: vietnamnet.vn

“Tôi đi làm bằng tàu điện ngầm, và hiện giờ bạn phải giữ khoảng cách trên phương tiện công cộng, đồng nghĩa với việc chỗ ngồi bị hạn chế. Ở chỗ làm, tôi phải đứng cả ngày và làm việc suốt 10 tiếng đồng hồ. Sau một ngày dài, chân của tôi vô cùng đau nhức. Vì vậy, tôi rất trân trọng quãng thời gian ngồi trên tàu điện ngầm về nhà, bởi tôi còn phải đi bộ thêm 15-20 phút nữa từ ga Metro mới đến nhà.

Vì vậy tối qua khi tôi đang ngồi trên tàu điện ngầm, có một phụ nữ mang thai có vẻ sắp sinh bước lên. Cô ấy nhìn quanh tìm chỗ ngồi nhưng không còn ghế nào trống. Tôi là người ngồi gần cô ấy nhất, nên cổ bắt đầu nhìn tôi với ánh mắt cầu khẩn. Tôi đeo tai nghe và cố giả vờ không nhìn thấy cổ, nhưng sau đó cổ bắt chuyện với tôi.

Tôi không nói gì thô lỗ cả, chỉ bảo với cổ là không thể, vì tôi đã làm việc cả ngày dài và chân đang đau nhức. Tôi không muốn nhường ghế của mình. Cổ bật khóc rồi nói về việc mình là mẹ đơn thân thế nào đang mang thai ra sao, tôi bảo xin lỗi, nhưng đó là lựa chọn của cô và cô không thể mong đợi người khác đáp ứng quyết định cuộc đời của mình. Đó không phải lỗi của tôi, cổ quyết định có con khi không thể mua một chiếc xe hơi.

Sau khi chúng tôi nói qua nói lại, cuối cùng một ông chú hét lên rằng tôi là một “thằng rác rưởi vô dụng” và đứng lên nhường chỗ cho người phụ nữ mang thai. Cả khoang tàu đã chửi tôi bằng đủ thứ từ khó chịu, nhưng tôi chỉ nhìn đi chỗ khác và lờ đi. Sau khi về nhà, tôi đã kể cho em gái, nó bật khóc và kể với bố mẹ, rồi hai người họ cũng chửi tôi luôn. Nhưng tôi đã quá mệt mỏi và không hiểu tại sao chúng ta lại quan niệm việc mang thai đồng nghĩa với quyền được mọi người nhường ghế. Liệu tôi có phải là một thằng khốn không?”

Thái độ quá hống hách, bà bầu không được nhường ghế  – Nguồn: kenh14.vn

Có nhiều bình luận bên dưới đồng cảm với chàng trai ở trên hoặc đồng ý anh ta là một thằng khốn vì bỏ lơ một người mang bầu. Bản thân tôi, nếu không được nhường ghế thì tôi sẽ không trách cứ hay kể lể, nhưng tôi nghĩ sau này nếu mình mang thai thì nên mang thai với người có xe hơi? Hoặc mua một chiếc xe hơi trước khi mang thai… Không chỉ tôi, con tôi xứng đáng được sống tốt, nếu không thể lo tốt cho nó thì tôi sẽ không dám sanh con. Mỗi người đều có những vấn đề riêng mình, không nên vì bản thân tổn thương mà muốn tổn thương cả thế giới. Tôi cũng từng buồn bực khi không được nam giới ga-lăng, nhưng không vì vậy mà tôi nghĩ chàng trai ở trên sai. Có một bộ phim ngắn kể về chuyện một cô gái bị mất việc nên buồn bã, thu mình trong góc của một chuyến xe bus và cô đã không nhường ghế cho một người cao niên, cô bị người ta chụp ảnh đăng lên mạng, rồi cô bị cả xã hội chửi rủa tới mức tự sát… Bởi vậy, tôi nghĩ mình sẽ không làm khó ai chỉ vì mình mang thai, hay chỉ vì bản thân là phụ nữ như cô gái dưới đây:

Xem thêm:   Dòng chuyển của Âm Thanh chương trình khơi niềm hy vọng

Hồi tháng 7-2019, ở một chuyến tàu điện ngầm ở Moscow, Nga. Có một cô gái trẻ bước lên tàu điện ngầm sau những người khác và hết chỗ ngồi, buộc phải đứng. Sau một hồi quan sát, cô gái tiến đến gần một người đàn ông, yêu cầu người đàn ông nhường chỗ ngồi cho mình. Tuy nhiên người đàn ông không chịu, hỏi ngược lại rằng: “Tại sao tôi phải nhường chỗ ngồi cho cô? Ít nhất là cô hãy cho tôi một lý do hợp lý”.

Chẳng ngờ, sau khi người đàn ông vừa dứt lời, cô gái trẻ lập tức vươn tay, cởi luôn chiếc váy đang mặc, cởi luôn cả nội y, chỉ vào nơi tư mật của mình và hướng đến người đàn ông không chịu nhường chỗ mắng to: “Bởi vì tôi là một cô gái, câu trả lời này có thỏa đáng không?”.

Hành động của cô gái khiến tất cả mọi người có mặt trên chuyến tàu đều bị khiếp sợ, nhưng vẫn không có bất cứ người nào nguyện ý nhường chỗ ngồi của mình cho cô. Cuối cùng, cô gái trẻ vẫn trong tình trạng để lộ hoàn toàn thân dưới, đứng tại chỗ, dựa vào tay vịn bên cạnh cửa.

Những ghế ngồi ưu tiên trên tàu điện ngầm, bao gồm người già, phụ nữ có thai, người tàn tật và phụ nữ có trẻ nhỏ – Nguồn: dantri.com.vn

Còn đây là câu chuyện xảy ra hồi tháng 4-2023, trong một video lan truyền trên mạng về câu chuyện xảy ra ở tàu điện ngầm số 7 ở Thượng Hải, Trung Quốc có một người phụ nữ mang bầu đứng cãi cọ với một người đàn ông vì không nhường chỗ ngồi cho cổ. Người phụ nữ lớn tiếng: “Anh không thể nhường ghế cho bà bầu được à? Hay tôi nói nhỏ quá, anh không nghe thấy à?”.

Xem thêm:   Toàn tiền tỷ

Người đàn ông lập tức hỏi: “Đây là tàu điện ngầm của cô à? Thái độ xin người khác nhường ghế là như này à?”.

Hành khách bên cạnh thấy ồn ào nên đứng dậy rời đi, ý muốn nhường ghế cho người phụ nữ mang thai thế nhưng cô lại không ngồi mà kiên quyết muốn người đàn ông cãi vã với mình phải đứng lên nhường ghế. “Tôi đã nói hai lần rồi, còn chưa đủ lịch sự hay sao? Anh có nhường hay không thì bảo?”, người phụ nữ kích động hét lên.

Người đàn ông vẫn kiên quyết không chịu nhường ghế, bình tĩnh nói: “Đây là thái độ nhờ vả người khác của cô à?”. Người phụ nữ tiếp tục cho mình là đúng, trả lời: “Đúng, vì thái độ anh chẳng ra gì nên tôi mới có thái độ này”.

Chuyện nhường ghế hay xếp hàng lên tàu điện ngầm có lẽ chỉ bàn cho…  vui, vì chưa chắc trong vòng 5 năm tới tàu điện ngầm phổ biến ở Sài Gòn tới mức hết chỗ để phải nhường, bởi đi xe máy vẫn còn là lựa chọn tốt nhất để xê dịch ở nội thành. Còn tới lúc tàu điện ngầm đông đến mức phải giành nhau từng chỗ như trên thì có lẽ thị dân càng khó có cơ hội nhường ghế cho nhau. Hãy nhìn các quốc gia nền công nghiệp lớn như Nhật, vào những thời điểm “rush hours” (giờ cao điểm), trên tàu điện không còn chỗ đứng thì nói chi đến việc nhường ghế ngồi. Tôi từng đọc, nghe, thấy những đoàn tàu xếp đầy người chật cứng… Vấn đề ở Việt Nam là còn ít người biết cách xếp hàng ngay ngắn ở nơi công cộng, trên các phương tiện công cộng đều có ghế ưu tiên cho người cao niên, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, những cái ghế này ở xe bus, tàu cánh ngầm… và đây là những cái ghế hay bị các bạn trẻ giành ngồi trước vì thoải mái hơn, “view” đẹp hơn, gần lối thoát hiểm hơn…

Xem thêm:   Ham & hố

Được cái, giới trẻ Việt giờ cũng không phải ai cũng tệ, đa số cũng khá lịch sự (đôi khi quá đáng) khi ra đường. Như hôm rồi, tôi vừa bước lên xe bus mà có cô bé tầm 20 tuổi đứng dậy đon đả đỡ tôi vào xe và ân cần nói: Cô có thai thì ngồi chỗ này nè! (Tôi 30 tuổi, chửa có chồng!)

DU