Hôm qua, 22/02/2023, dưới cái tên mỹ miều “Trung Quốc tiếp cận Nga để tìm giải pháp hòa bình với Ukraine” qua cuộc gặp gỡ của Vương Nghị, đại diện Trung Quốc gặp gỡ TT Nga, Vladimir Putin tại điện Kremlin để tìm « phương pháp giải quyết khủng hoảng Ukraina bằng chính trị ».

Thực chất, sự can thiệp của Trung Quốc là sự áp lực của phương Tây, Trung Quốc không có chọn lựa nào khác: nếu viện trợ cho Nga theo “hiệp ước” cũ thì Trung Quốc sẽ bị giáng đòn cấm vận, khóa tất cả các giao dịch thương mại trên thế giới, kể cả việc bán sản phảm ra nước ngoài và nhập cảng ngũ cốc, nhiên liệu.

Đây cũng là phương cách “nhất tiễn hạ song điêu”, vừa gỡ thế kẹt không giúp đỡ láng giềng trong cơn hoạn nạn, vừa gỡ thể diện cho Nga, đã thua sấp mặt trước Ukraine. Giải pháp hòa bình là bức bình phong để Nga có thể rút quân trong sĩ diện. Nga cũng thanh minh rằng cuộc viếng thăm của Vương Nghị hoàn toàn “tình cờ” không có sự “sắp đặt” trước. Tuy nhiên, điều này khiến người ta càng lỗ hổng mà Nga cố che đậy.

Để Nga không bị mất mặt, phương tây và Mỹ cố tình im lặng và không bình luận, đưa thông tin, đặc biệt là tình hình chiến sự đang ngày càng khả quan của quân Ukraine. Bên cạnh đó Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về một nghị quyết hoà bình cho Ukraina.
Tổng thư ký Antonio Guterres lên án những tội ác và vi phạm nhân quyền của Nga trong cuộc chiến này. Đại sứ Nga, ông Vassili Nebenzia, cáo buộc phương Tây muốn Nga thất bại và lôi kéo cả thế giới vào chiến tranh”. Lãnh đạo ngoại giao châu Âu, ông Josep Borrell đã trả lời rằng cuộc xung đột này không phải là phương Tây chống lại Nga, mà đây là “một cuộc chiến tranh bất hợp pháp, không phân biệt Đông, Tây, Nam hay Bắc’’.

Xem thêm:   Quán nhậu thời đo... cồn

Trong bỏ phiếu vào tối nay, Ukraina và đồng minh hy vọng có thể nhận được ủng hộ ít nhất là từ 143 quốc gia, như là đối với nghị quyết tháng 10 năm ngoái lên án Nga sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraina. Từ khi chiến tranh Ukraina nổ ra, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua 4 nghị quyết, 3 trong số đó thu được từ 140 đến 143 phiếu thuận. Có 5 quốc gia bỏ phiếu chống là Nga, Belarus, Syria, Bắc Triều Tiên và Eritrea và khoảng 40 nước bỏ phiếu trắng.

Hạnh Dung (tổng hợp)