Không phải tất cả các ngân hàng, mà ngân hàng lớn thứ 16, Silicon Valley Bank (SVB) đã đóng cửa. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tại Mỹ kể từ năm 2008. SVB là một ngân hàng chuyên cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực vay vốn chủ yếu ngành công nghệ điện tử. Lý do được đưa ra là do bán ra trái phiếu một cách hấp tấp để bù vào lỗ trống phát sinh do lãi suất Liên Bang tăng cao.
Silicon Valley Bank do một cựu quản lý Bank of America thành lập năm 1983 tại California. Năm 2012 bắt tay với Trung Quốc, thành lập Shanghai Pudong Development Bank (SPDB) vốn 50-50, sử dụng tiền Nhân Dân Tệ trong giao dịch. Đây cũng là nhà băng Mỹ hiếm hoi được “đặc quyền” này, ngoài Trung Quốc SVB còn có trụ sở ở Toronto (Canada), Bắc Kinh Thượng Hải, Hàng Châu (Trung Quốc), Hồng Kong, Ấn Độ, Israel , Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Anh và một số quốc gia châu Âu khác.
Zai Lab, một hãng dược khác chuyên bào chế các thuốc điều trị ung thư, có cơ sở tại Thượng Hải và San Francisco, có 23 triệu đô la tiền « ảo » gởi ở SVB, qua một đêm đã bốc hơi khỏi két sắt của SVB ở Trung Quốc cùng với 42 tỷ đô la của các tài khoản khác. Để hạn chế tác hại, chi nhánh ngân hàng Mỹ ở Trung Quốc có thể sẽ được đối tác Shanghai Pudong Development Bank mua lại nhằm giúp các công ty khởi nghiệp Trung Quốc không bị rơi vào ngõ cụt tài chính.
Hệ thống ngân hàng này lâu nay là chiếc cầu nối cho các hãng hoạt động giữa Trung Quốc và Mỹ. Có nguồn tin cho hay các “ông bự” của SVB ở Mỹ đã bán sạch cổ phiếu trước ngày sụp đổ. Nếu đúng vậy, đây là một “cái chết đã được báo trước”, và có thể được dàn dựng theo kịch bản nào đó, có thể do sự đột nhập khá sâu của giới công nghệ thông tin Trung Quốc len lỏi vào các công ty công nghệ cao của Mỹ qua con đường “hợp tác” tài chánh này.
Các chuyên gia dự báo sẽ có một cuộc điều tra sâu rộng về sự việc này.

Khách hàng tụ tập trước cửa Silicon Valley Bank (nguồn ảnh: dailymail.co.uk)

Cảnh sát biệt phái giữ an ninh tại Silicon Valley Bank (nguồn ảnh: dailymail.co.uk)
Hạnh Dung (tổng hợp)