Khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, Mỹ và đồng minh, gồm các quốc gia châu Âu và Nhật Bản cấm tiệt việc trao đổi vũ khí hoặc thiết bị chiến tranh sang Nga. Điều này khiến Nga càng ngày càng túng thiếu vật liệu. Gần đây, các nguồn tin tình báo cho thấy Nga lén lút tìm mua lại những thiết vị vật tư quan sự trước đây đã bán cho Myanmar và Ấn Độ. Trong đó có cả xe tăng và hỏa tiển.

Công ty UralVagonZavod của Nga mua lại hơn 6 ngàn kính quan sát và 200 camera để lắp cho xe tăng. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Nga hiện có khoảng 5.000 xe tăng, tuy nhiên chưa hoàn thiện được vì một số còn thiếu các thiết bị quan trọng. Hiện nay, xe tăng T-72 cũ trong kho được gửi ra tiền tuyến mà chưa được “hiện đại hóa”, khiến chúng trở thành củi cho quân đội Ukraine.

Tập đoàn khoa học sản xuất, thiết kế, chế tạo máy (OAO NPK KBM) của Nga chuyên sản xuất hỏa tiễn. Họ cần mua lại 6 thiết bị quan sát ban đêm cho hỏa tiễn phòng không với giá 150.000 USD từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ. Đắt hơn nhiều lần giá họ đã bán cho Ấn.

Trước đây, Nga từng là nước xuất cảng vũ khí lớn thứ 3 trên thế giới, trong đó Ấn Độ là khách hàng lớn nhất của họ, chiếm 35% tổng số. Sau Ấn Độ là Trung Quốc, chiếm 15%, tiếp đến là Algeria 10%. Việc mua lại thiết bị đã xuất cảng giúp Nga sẽ có thêm “đồ chơi” đưa vào chiến trường, đồng thời cho thấy nguồn vật tư quân sự trong kho chính đã có dấu hiệu cạn kiệt vì bị Ukraine hủy diệt trên trận địa.

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 29 tháng 2 năm 2024

Điều quan trọng nhất của Mỹ và đồng minh là làm thế nào để ngăn chặn những thương vụ này trong những ngày sắp tới.

Xe tăng Nga bị hủy diệt (nguồn ảnh BBC)

Xe tăng Nga bị “thịt” tại Dmytrivka, gần thủ đô Kyiv (nguồn ảnh www.gpb.org | AP)

Những đống sắt vụn (nguồn ảnh www.reuters.com)  

Hạnh Dung (tổng hợp)