Thời gian gần đây bạn nghe nhiều về “whistleblower” trên các phương tiện truyền thông. Một từ khác cũng có ý nghĩa tương đương, là “leaker”. Cả hai đều nói về người tiết lộ thông tin, nhưng có những khác biệt về tin họ tiết lộ cũng như hậu quả của hành động rò rỉ tin. .
Whistleblower – nghĩa đen: người thổi còi – là người tiết lộ thông tin về một cá nhân hay về một nhóm người đã có hành động bất hợp pháp hoặc trái luân thường đạo lý, làm hại đến tổ chức – công hay tư.
Tin tiết lộ có thể về những sai phạm của người bên trong một tổ chức hoặc bên ngoài. Nếu bên trong thì báo cáo với người có thẩm quyền, như người giám thị trực tiếp; nếu bên ngoài thì tiết lộ cho chính quyền, cho cơ quan luật pháp. Về hậu quả, whistleblower có thể bị người tố cáo trả thù, bị cho nghỉ việc; nếu gian lận có thể bị kết án, bị bỏ tù.
fox.temple.edu
Leaker là người rò rỉ các thông tin của công ty hay của một tổ chức cho giới có thẩm quyền, như các cơ quan truyền thông, hoặc cả những người không được phép nhận thông tin đó. Tin tiết lộ ra không giới hạn ở phạm vi nào, mà có thể cả những tin mật phải giữ kín, và hành động tiết lộ thường gây hại cho tổ chức hơn là làm lợi, còn người tiết lộ thì lại được hưởng lợi cá nhân do việc làm rò rỉ đó.
Whistleblowing là hành động hợp pháp, còn leaker thì không; do đó whistleblower có những luật lệ bảo vệ, còn leaker không được.
Whistleblower thường tố cáo những hành động sai trái hoặc vô luân với giới chức có thẩm quyền trước khi công bố cho công chúng, trong khi leaker tiết lộ bí mật ngay cho người bên ngoài. Whistleblower được khuyến khích xuất hiện còn leaker thường giấu mặt.
mahonypartners.com