(tiếp theo)

Sau đây là một mẩu chuyện vui vui về cách ứng xử giữa bố và con trai nhỏ. Chuyện hơi tếu nhưng đáng cho các phụ huynh suy nghĩ về cách dạy dỗ con.

Một ngày cậu con trai 2 tuổi u đầu vì sơ ý đâm vào bàn. Nó khóc ầm ĩ một hồi lâu. Ông bố ra khỏi phòng và bước tới cạnh bàn, lớn tiếng hỏi: “Này! Bàn, ai làm bạn bị thương và khóc nhiều quá vậy?”.

Thằng bé ngừng khóc và nhìn bố với những giọt nước mắt trên mặt. Bố vuốt ve cái bàn và hỏi: “Ai làm bạn đau thế?”.

Con trai nhìn bố: “Ôi, là con đó bố”. Bố nói: “Con xin lỗi cái bàn chưa?”. Nó nói: “Mình xin lỗi” và cúi chào cái bàn.

Kể từ đó, nó đã học được cách chịu trách nhiệm.

bo-va-con-trai-nho3

Bảo Huân

Một chuyện khác.

Con trai 6 tuổi, ham ăn. Một buổi tối nọ, tan học đi ngang qua McDonald’s, dừng bước:

“Ba ơi, McDonald’s kìa!”. (Cậu bé thèm chảy cả nước miếng).

“Á há, McDonald’s! Muốn ăn không?”.

“Muốn ăn!”

“Con trai ạ, một người muốn ăn liền ăn ngay, gọi là ‘cẩu hùng’ (gấu chó), thèm ăn mà lại có thể không ăn, thì gọi là anh hùng”.

Rồi hỏi tiếp: “Con trai, con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây?”. “Ba, con đương nhiên muốn làm anh hùng!”.

“Tốt! Vậy anh hùng, khi muốn ăn McDonald sẽ thế nào đây?”.

“Có thể không ăn!”. (Rất kiên định!)

Xem thêm:   Tránh cộc cằn thô bạo

“Quá xuất sắc, anh hùng! Về nhà thôi”

Con trai chảy nước miếng, theo cha về nhà.Từ đó về sau, con đã học được những gì nên làm và những gì không nên làm, chống lại được cám dỗ.

MH – Theo Webtretho