Hỏi

Thưa bác sĩ,

Xin bác sĩ cho biết khi nào một vị tuổi cao cần tính tới chuyện ngưng lái xe hơi?

Đáp

Sau đây là  một số dấu hiệu báo động cho ta khi nào nên giới hạn hoặc ngưng lái xe:

– Cảm thấy nóng nảy hoặc sợ hãi mỗi khi lái xe

– Không duy trì xe trong lằn đường đang lái, hay thay đổi lằn đường không lý do

– Không nhìn được lề đường khi nhìn thẳng phía trước

– Không phân biệt dấu hiệu chỉ dẫn lưu thông

– Phản ứng một cách khó khăn với các biến cố trong khi lái

– Lái xe mà thiên hạ cứ nhìn ta lắc đầu bấm còi

– Nhầm lẫn chân thắng với chân ga

– Dễ chia trí, kém tập trung trong khi lái

– Không quay đầu nhìn lại phía sau được khi lùi xe

– Có vấn đề sức khỏe ảnh hưởng tới việc lái xe an toàn

– Hay bị lạc đường dù là lái trong vùng quen thuộc

– Gia đình hoặc bạn bè e ngại khi ngồi trên xe do mình lái

– Khi có quá nhiều giấy cảnh cáo hoặc giấy phạt của cảnh sát

– Khi xe mang nhiều thương tích, trầy trụa.

Nếu chẳng may mà có vài trong số những dấu hiệu kể trên thì nên tham khảo ý kiến thầy thuốc cũng như xét lại khả năng lái của mình.

Khi nào nên ngưng lái xe?

Thường thường người cao tuổi ngưng lái xe vì thị giác suy giảm trầm trọng, khi có hậu quả của thương tích gẫy xương, đau bệnh tim, sa sút trí tuệ.

Xem thêm:   Hòn Kẽm - Đá Dừng

Ðôi khi gia đình cũng quan tâm tới việc lái xe của thân nhân vì phát hiện những thay đổi có nguy cơ gây ra tai nạn và cầu cứu bác sĩ gia đình can thiệp.

Theo luật lệ hiện hành thì bác sĩ chỉ có thể góp ý kiến về khả năng lái xe, chứ không có quyền quyết định. Quyền này nằm trong phạm vi cơ quan cấp phát bằng lái xe. Nhưng ý kiến của thầy thuốc có ảnh hưởng lớn tới việc tiếp tục lái hoặc ngưng.

Bảo Huân

Mấy điều cần để ý khi dùng dư?c ph?mợc phẩm

  1. Kê khai với bác sĩ đầy đủ về bệnh tật của mình, về tất cả các phương pháp điều trị đang trải qua và các thuốc đang dùng.

Nên làm một danh sách tất cả các thuốc do bác sĩ biên toa, do tự mua, do bạn bè tặng

Ghi rõ liều lượng, số lần uống mỗi ngày; các khó khăn phản ứng do thuốc gây ra

Các vấn đề có thể bị ảnh hưởng vì thuốc như có thai, đang cho con bú, khó khăn nhai nuốt…

  1. Cho bác sĩ hay nếu:

– Ðã có dị ứng hoặc phản ứng với một loại thuốc, một món ăn hoặc một chất nào đó.

– Ðang áp dụng một chế độ ăn kiêng như ít muối, ít đường hoặc chất béo.

– Ðang uống một thuốc trị bệnh, một dược thảo hoặc món ăn bài thuốc.

– Có bệnh tật khác ngoài bệnh hiện đang điều trị.

Xem thêm:   Người tháp chữ A vào tên PARIS

– Ðang mang thai hoặc dự trù sẽ có thai. Một vài loại thuốc có thể gây ra khuyết tật cho thai nhi. Trong thời kỳ có thai, phải hết sức cẩn thận khi dùng thuốc và phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

– Ðang cho con bú sữa mẹ vì một vài loại thuốc có thể vào sữa và gây ảnh hưởng không tốt cho con.

  1. Nên hỏi bác sĩ và dược sĩ về bất cứ điều gì mình không biết hoặc muốn biết về dược phẩm đang dùng. Như là:

* Tên riêng và tên chung của thuốc

* Thuốc có công dụng gì?

* Bao lâu sau khi uống thì thấy có kết quả?

* Bao giờ ngưng thuốc?

* Thuốc này có thể thay thế cho các thuốc hiện đang uống không?

* Nếu thuốc không công hiệu thì phải làm gì?

* Thuốc có thể gây ra bệnh nào khác không?

* Uống thuốc khi nào? trước hoặc sau bữa ăn?

* Uống bao nhiêu lần trong ngày?

* Uống như thế nào? với nước lạnh hay với nước trái cây hoặc với thực phẩm?

* Khi quên một lần uống thuốc thì phải làm gì?

Có cần kiêng cữ thực phẩm nước uống gì trong khi dùng thuốc?

* Có phải giới hạn sinh hoạt nào, như là vận động cơ thể, lái xe..?

* Có thể uống chung với các thuốc khác đang dùng, kể cả dược thảo…?

* Tác dụng phụ của thuốc? Phải làm gì khi có phản ứng ngoại ý do thuốc gây ra?

Xem thêm:   Oscar 2024

* Tương tác giữa thuốc với thức ăn, nước uống

*Liệu có thể trở nên nhờn thuốc, quen thuốc hoặc ghiền- phụ thuộc vào thuốc? Nếu có thì phải làm gì?

*Có cần phải làm thử nghiệm gì trong thời gian uống thuốc? Thử máu, X-quang…?

*Phải làm gì nếu quên một lần uống thuốc hoặc uống quá nhiều?

*Phải cất giữ thuốc ở đâu?

  1. Cần đọc kỹ các hướng dẫn trên nhãn hiệu

Ðúng thuốc mà bác sĩ chỉ định

Ðúng tên bệnh nhân

Ðúng liều lượng

Ðúng giờ (mỗi mấy giờ, trước hoặc sau bữa ăn…)

Ðúng cách (nuốt chứ không nhai…)

Cất giữ thuốc trong chai, hộp có nhãn hiệu nguyên thủy

Không để nhiều loại thuốc khác nhau trong cùng một lọ

Mua thêm thuốc trước khi hết vài ngày, để bảo đảm sự liên tục dùng thuốc.

Mỗi thuốc có thời gian tác dụng khác nhau: có thuốc tác dụng ngay, có thuốc cần thời gian lâu hơn.

Kháng sinh cần phải uống tới khi hết thuốc, vì nếu ngưng quá sớm, bệnh có thể tái phát.

Ngưng thuốc dần dần chứ không đột ngột ngưng tất cả.

NYD