Vấn đề chủng tộc/ sắc tộc trong film lâu nay vẫn luôn là đề tài được nói nhiều, nhưng bộ film mới ra của Armando Iannucci, The Personal History of David Copperfield, lại mở ra một cuộc tranh luận mới: thế còn colour-blind casting (tuyển diễn viên kiểu mù màu – không quan tâm tới chủng tộc/ màu da)?

Bài viết này nói về một số vấn đề liên quan đến đa dạng (diversity) và chuyện tuyển diễn viên.

Whitewashing

Ðây là từ dùng khi diễn viên da trắng được chọn đóng vai nhân vật da màu. Trong nhiều thập niên, film Hollywood đầy whitewashing, vì chẳng có mấy sao da màu: chẳng hạn Jean Simmons đóng vai cô gái Tây Tạng trong Black Narcissus (1947), John Wayne vào vai Thành Cát Tư Hãn trong The Conqueror (1956), nhân vật Phượng trong bản The Quiet American đầu tiên (1958) rơi vào tay diễn viên Ý Giorgia Moll, nhân vật cảnh sát Mexico trong Touch of Evil (1961) do Charlton Heston đảm nhận, Christopher Lee đóng vai nhân vật Châu Á Fu Manchu trong 5 film khác nhau của thập niên 60, v.v… và vô số ví dụ khác. Nhiều diễn viên từng thủ vai Cleopatra là da trắng: Elizabeth Taylor, Vivien Leigh, Claudette Colbert…

Nhưng không chỉ trong quá khứ. Hiện nay đôi khi Hollywood vẫn gây tranh cãi và phản ứng gay gắt khi chọn diễn viên da trắng cho nhân vật da màu, như Emma Stone vào vai nhân vật lai nhiều dòng máu ở Hawaii trong Aloha (2015), Scarlett Johansson trong Ghost in the Shell (2017) chuyển thể từ anime Nhật, v.v…

Blackface, brownface, yellowface

Link với khái niệm whitewashing là blackface, brownface, và yellowface, tức dùng hóa trang (thông thường lên diễn viên da trắng) để giống da đen, da màu, hoặc da vàng.

Trước đây blackface là một phần của minstrel show, người biểu diễn bôi mặt đen, mang tóc giả, gắn môi giả…, đóng các vai caricature da đen. Thời nay blackface, hay những cái liên quan, brownface và yellowface đều bị lên án, xem là kỳ thị và xúc phạm.

Ở Hollywood, đôi khi diễn viên da trắng được bôi mặt cho nâu hơn để đóng vai nhân vật da màu. Ví dụ nổi tiếng nhất của yellowface có lẽ là Mickey Rooney, trong vai nhân vật người Nhật lố bịch trong Breakfast at Tiffany’s (1961).

Nhưng không phải chỉ khi diễn viên da trắng dùng hóa trang làm mặt nâu mới gọi là blackface hay brownface. Bộ film Nina (2016) về tiểu sử Nina Simone cũng bị xem là một ví dụ của blackface, vì Zoe Saldana có màu da sáng và phải dùng hóa trang cho đen hơn để vào vai Nina Simone – càng xúc phạm hơn vì bản thân Nina Simone khi trẻ từng bị từ chối vào trường nhạc vì màu da của mình. Zoe Saldana thật ra cũng không phải da đen, mà mang dòng máu Dominica và Puerto Rico.

Racebending

Ðây là khái niệm chỉ trường hợp đổi chủng tộc của nhân vật, đặc biệt khi chuyển thể tác phẩm. Racebending bao gồm whitewashing, nhưng rộng hơn. Ví dụ, The Last Airbender (2010) cho diễn viên da trắng đóng vai các nhân vật Ðông Á, hoặc trong Doctor Strange (2016), Tilda Swinton gây tranh cãi khi vào vai Ancient One, một nhân vật từ núi Himalayas trong truyện gốc.

Tuy nhiên, racebending cũng có chiều ngược lại, như Nick Fury da trắng trong Marvel biến thành da đen trên film, với Samuel L. Jackson. Một ví dụ khác là bộ film chuyển thể mới (2011) của Wuthering Heights biến Heathcliff thành da đen, do James Howson thủ vai.

Trong năm 2019, khi Disney công bố vai nàng tiên cá trong phiên bản mới sẽ là Halle Bailey, internet lại tranh cãi: nàng tiên cá có thể là da đen không? Tại sao không? Nhưng nếu whitewashing không chấp nhận được, tại sao chiều ngược lại thì OK?

Ðó là chưa kể, vài năm gần đây có nhiều người muốn biến James Bond thành da đen (hoặc nữ, hoặc cả hai).

Có nên đúng sắc tộc không? Hay chỉ cần nhìn giống là đủ? 

Trong năm 2019, hai film gây tranh cãi đáng chú ý về chuyện casting và chủng tộc là AladdinCrazy Rich Asians. Will Smith vào vai thần đèn (genie) không mấy ai chú ý, nhưng chuyện Naomi Scott vào vai công chúa Jasmine bị chỉ trích vì Naomi Scott nửa Anh nửa Ấn, trong khi Aladdin có bối cảnh ở Trung Ðông—nhiều người không hài lòng, không lẽ Disney không kiếm được diễn viên gốc Trung Ðông?

Crazy Rich Asians đặc biệt gây chú ý vì là film Hollywood đầu tiên có một dàn diễn viên gốc Á từ sau The Joy Luck Club (1993), và rất thành công về doanh thu, nhưng vẫn bị chỉ trích về casting, vì Henry Golding trong vai nam chính có lai da trắng, không hoàn toàn gốc Á, các nhân vật nói tiếng Anh giọng Anh hoặc giọng Mỹ chứ không phải giọng Singapore, và film hoàn toàn không thể hiện các dân và sắc tộc khác sống ở Singapore, như thể Singapore chỉ có Chinese.

Câu hỏi đặt ra là: có phải chọn diễn viên tới từ quốc gia của nhân vật không, hay chỉ cần nhìn giống là đủ? Có rất nhiều diễn viên Anh, Úc, và Canada đóng vai Mỹ trong film Hollywood, diễn viên Mỹ đôi khi cũng đóng film Anh. Hollywood cũng có nhiều diễn viên Bắc Âu “trà trộn”, như Stellan Skarsgård, Alicia Vikander, Mads Mikkelsen, Noomi Rapace, Nikolaj Coster-Waldau…

Một mặt, làm thế sẽ rất giới hạn, và diễn viên da trắng lâu nay cũng “chiếm” vai của nước khác. Max von Sydow của Thụy Ðiển có thể đóng film nói tiếng Anh và Pháp, Liv Ullmann từ Na Uy nổi tiếng nhờ điện ảnh Thụy Ðiển, chủ yếu film của Ingmar Bergman, và cũng có thể nói tiếng Anh, Diane Kruger người Ðức xuất hiện trong film nói tiếng Ðức, Anh, và Pháp, v.v…, tại sao phải giới hạn diễn viên da màu?

Mặt khác, thử nhìn vào ví dụ Memoirs of a Geisha (2005), tại sao 3 vai nữ chính trong một bộ film về geisha lại giao cho 2 diễn viên Chinese và một diễn viên Malaysian Chinese, nói tiếng Anh? Ðặc biệt khi người Nhật và Chinese có gương mặt, biểu cảm, và cách đi đứng rất khác nhau.

“Quá trắng”

Ngược lại, một số film lại bị chê là “quá trắng”, chẳng hạn như Little Women (2019), dù chuyển thể y từ cuốn sách. Tờ Teen Vogue gọi Little Women là “too white”, và đề nghị dùng racebending cho nhân vật Laurie – biến thành da màu. Người đề nghị có lẽ không nhận ra, đổi màu da của Laurie sẽ hoàn toàn đổi power dynamics giữa Laurie và gia đình March.

“Ethnically accurate”

Cách đây không lâu, tôi thấy trên trang facebook Actors UK có một người tìm diễn viên có sắc tộc đúng (ethnically accurate) để đóng được cả Moana và Jasmine, hai nhân vật Disney. Tôi phải vào hỏi, Jasmine là người Trung Ðông, còn Moana là từ Polynesia, thế thì diễn viên phải là người gì để được xem là “ethnically accurate”?

Với một số người, có vẻ thế giới chỉ chia thành da trắng một bên, và da màu, bao gồm đen, nâu, Á… một bên (ở Anh gọi gộp là BAME, cho Black, Asian, and Minority Ethnic). Trong ví dụ trên, cái cô nàng quan tâm không phải là đúng (accurate), mà chỉ muốn một người không phải da trắng tóc vàng mắt xanh để vào vai Moana và Jasmine. Cách nhìn như vậy có gì khá hơn whitewashing?

Khi ở trường film, trong một buổi họp để cho lời khuyên về casting cho film tốt nghiệp, ông kia hỏi tôi có nhất thiết phải tìm người Việt không, tại sao phải là người Việt, có thể biến thành dân khác để dễ tìm hơn không. Tôi nói không, kịch bản cho người Việt, có nói tiếng Việt, tôi sẽ tìm diễn viên Việt, không chỉ vậy mà tìm người miền Nam—hoặc là đổi nhân vật lại thành Anh da trắng, hoặc là tìm diễn viên Việt, tôi không tìm dân nước khác.

Colour-blind casting

Thế còn colour-blind casting như The Personal History of David Copperfield? Liệu đây có phải là tương lai của cách chọn diễn viên, như The Telegraph5 và vài tờ báo khác tuyên bố? Hay chỉ là trò lạ, phá vỡ hiện thực và truyền thống, chỉ làm được một lần và thành vô nghĩa?

Có lẽ bàn bây giờ là quá sớm.

DN