Chủ nghĩa nữ quyền (feminism) xuống giá ở phương Tây nhiều năm gần đây. Năm 2019, BBC có một bài viết về tại sao nhiều phụ nữ trẻ không gọi mình là feminist.

Theo BBC, khảo sát YouGov năm 2018 cho thấy chỉ 34% phụ nữ ở Anh trả lời yes khi được hỏi có phải là feminist không, tăng từ 27% năm 2013.

Vì sao? Có nhiều lý do.

  1. Feminist cực đoan

Lý do chính nhiều người sau này không tự nhận mình là feminist, theo tôi, là họ cảm thấy chủ nghĩa nữ quyền càng lúc càng trở thành cực đoan. Bài viết của BBC cũng nói, đa phần mọi người đều ủng hộ bình đẳng nam nữ, chỉ có một số nghĩ ủng hộ feminism đồng nghĩa ủng hộ nam nữ bình đẳng.

Chỉ mới gần đây, cộng đồng Twitter phản ứng khi Ann Francke, đứng đầu Chartered Management Institute, bảo cần giảm bàn tán về thể thao ở chỗ làm, vì làm phụ nữ cảm thấy bị đẩy ra rìa, vì không thể tham gia.

Cũng gần đây, giáo sư Mary Beard gọi tranh nude là một dạng soft porn cho giới thượng lưu, và hỏi ở góc độ nào mình, là phụ nữ, có thể thưởng thức hình ảnh nude của phụ nữ, do đàn ông vẽ cho đàn ông. Người đặt câu hỏi có lẽ không biết tới khái niệm nghệ thuật và thẩm mỹ.

Nói như Ann Francke và Mary Beard, bản thân tôi là phụ nữ nên không thể quan tâm tới thể thao hay thích tranh nude. Phụ nữ có lẽ tất cả đều như trẻ con, không biết gì, cần được các vị tranh đấu nữ quyền bảo bọc dìu dắt.

Một trong những vấn đề lớn của chủ nghĩa nữ quyền ở phương Tây, theo tôi, là feminist criticism trong văn học nghệ thuật. Thay vì quan tâm tới giá trị nghệ thuật của tác phẩm và tài năng của tác giả, họ lại nhìn mọi thứ qua lăng kính của nữ quyền. Ngoài trường hợp Mary Beard kể trên, năm ngoái tôi viết trên blog cá nhân về Feminist Revision ở bảo tàng nghệ thuật Manchester. Người viết Feminist Revision nhìn nghệ thuật và lịch sử hội họa hoàn toàn qua lăng kính của feminism, nói về chuyện không có họa sĩ nữ, hoặc nói về khái niệm the male gaze—khái niệm nói đàn ông trong hội họa và văn học thể hiện phụ nữ chỉ là đối tượng tình dục cho người xem nam.

Trong điện ảnh, có khái niệm là Bechdel Test—một bộ film đậu Bechdel Test khi có ít nhất hai nhân vật nữ có tên, hai nhân vật này nói chuyện, và không phải nói về đàn ông. Trang web có danh sách film, và có thể thấy nhiều film quan trọng trong năm qua hoàn toàn rớt, như The Irishman, 1917, Ford v Ferrari, Marriage Story, Uncut Gems v.v. Ðây tất nhiên chỉ là một thước đo để đánh giá một bộ film, nhưng không ít người xem Bechdel Test là quan trọng.

Trong văn chương, chủ nghĩa nữ quyền cũng có thể gây vấn đề. Một ví dụ là The Madwoman in the Attic của Sandra Gilbert và Susan Gubar—một tác phẩm quan trọng và rất ảnh hưởng của feminist literary criticism. Gilbert và Gubar viết về các nhà văn lớn của Anh thế kỷ 19, nhưng nhìn mọi thứ qua lăng kính feminism—bẻ cong mọi thứ, thể hiện sai, méo mó, và phân tích lệch lạc nhiều tác phẩm lớn như Middlemarch của George Eliot hay các tác phẩm của Jane Austen.

  1. Feminist dở hơi

Khi tôi nói chuyện với bạn bè ở Na Uy và Anh, họ ủng hộ bình đẳng nam nữ, nhưng cảm thấy chủ nghĩa nữ quyền càng lúc càng dở hơi, và làm quá mọi thứ.

Chẳng hạn, feminists cắm chữ “man” để tạo khái niệm mới để chỉ trích đàn ông, như manspreading (ngồi dạng chân, chiếm chỗ, trên phương tiện giao thông công cộng), manterrupting (cắt lời phụ nữ), mansplaining (giải thích kẻ cả, ra vẻ hiểu biết, dù không biết gì) v.v. Như tôi từng viết trước đây, Bored Panda có một bài về một phụ nữ “trả thù” đàn ông vì manspreading, rồi sung sướng khoe trên mạng xã hội.

Ở Hollywood, sau những films với một dàn nữ như Charlie’s AngelsOcean’s 8, và những film superhero nữ như Captain Marvel hoặc Wonder Woman, feminists còn muốn có phiên bản nữ của James Bond, Thor, hay Indiana Jones, không hiểu để làm gì.

Feminism sau này bị mất giá, vì nhiều feminists làm ầm ĩ những thứ không quan trọng (non-problem) ở phương Tây, không nhận ra mình may mắn thế nào, và lại im lặng khi phụ nữ nước khác hoặc phụ nữ trong cộng đồng thiểu số bị ngược đãi và phân biệt. Chẳng hạn, The Independent từng hỏi tại sao feminists không lên tiếng khi một phụ nữ Iran bị bắt vì cởi hijab.

Riêng ở Anh, đám feminist từng có nhiều lần diễn hành chống Trump, nhưng chưa bao giờ có một buổi biểu tình nào về hàng loạt các đường dây lạm dụng tình dục khắp nước Anh, dù nạn nhân đa phần là trẻ con—vì thủ phạm đa phần là gốc Pakistan, Hồi giáo.

Ðó có phải là đấu tranh không, nếu chỉ lên tiếng những thứ dễ, an toàn?

  1. Phong trào nam quyền

Trong khi chủ nghĩa nữ quyền không còn được xem là đấu tranh cho bình đẳng giới tính, ở phương Tây cũng mọc lên phong trào nam quyền (men’s rights hay meninism) như một kiểu phản ứng. Meninists lên tiếng về vấn đề của đàn ông, như bạo lực và bạo hành tình dục với đàn ông, tỷ lệ tự sát, tỷ lệ vô gia cư, và cũng lên tiếng về bất bình đẳng như luật ly dị và quyền lợi của người cha.

Số lượng người tự nhận meninist có lẽ thấp, tôi chỉ quen hai người (một cặp—một nam một nữ). Nhưng những người ủng hộ bình đẳng giới tính cũng đều biết, trong một số khía cạnh đàn ông bị bất lợi hơn phụ nữ, đặc biệt quyền nuôi con sau ly dị. Nơi trú ẩn cho đàn ông bị bạo hành cũng ít hẳn hơn so với phụ nữ, và người ta thường xem nhẹ vấn đề của đàn ông khi bị tấn công hoặc lạm dụng tình dục.

  1. Mâu thuẫn giá trị giữa feminism và trans rights

Trans là người chuyển giới hoặc tự nhận mình thuộc giới tính khác cái mình sinh ra.

Vì phong trào trans càng lúc càng phức tạp, trong đó có những thành viên nghĩ mỗi người có quyền identify với bất kỳ giới tính nào và từ ngữ xưng hô họ chọn (he/she/they) phải được người khác tôn trọng, và khẳng định quyền của trans là nhân quyền (trans rights are human rights), mâu thuẫn tất nhiên nảy sinh. Với nhiều feminists, trans women không phải là phụ nữ, đàn ông không phải cứ đổi từ ngữ xưng hô, mặc quần áo và trang điểm, và dùng hormone, là trở thành phụ nữ. Không chỉ vậy, nhiều người đấu tranh cho trans còn bảo, lesbian (đồng tính nữ) từ chối sex với trans women là kỳ thị.

Bởi vậy, ngay trong cộng đồng LGBT có mâu thuẫn, những lesbians không chấp nhận trans women hoặc bảo trans women không phải là women bị gọi là TERF (trans-exclusionary radical feminist). Có phong trào “Get the L out”, để rút cộng đồng lesbian khỏi LGBT. Bản thân chủ nghĩa nữ quyền cũng bị chia năm xẻ bảy—TERF hay đấu tranh cho quyền lợi của tất cả phụ nữ, bao gồm phụ nữ chuyển giới.

  1. Quan trọng hơn hết, ý nghĩa của từ feminist không còn như xưa

Như bài viết của BBC có nói, đa phần người Anh ủng hộ bình đẳng nam nữ, chỉ không còn nhiều người tự nhận là feminist vì từ feminist sau này đã bị biến nghĩa, không còn là ủng hộ bình đẳng giới tính.

Kết

Vì nhiều lý do, như đã viết trên, feminism sau này mất giá và không được ủng hộ nhiều ở các nước phương Tây. Nhưng đó là bối cảnh phương Tây, do feminists trở thành cực đoan hoặc đạo đức giả, chỉ nói về chuyện vặt vãnh mà không dám nói tới bất công thật sự.

Còn Feminism trong bối cảnh Việt Nam tất nhiên hoàn toàn khác. Khi xã hội vẫn còn phân biệt, có tiêu chuẩn kép, không nắm được khái niệm đồng thuận, đổ lỗi nạn nhân v.v. thì Việt Nam và những nước chưa bình đẳng khác vẫn cần chủ nghĩa nữ quyền.

DN