Nếu nước Mỹ đụng trận, câu hỏi đầu tiên của Tổng thống Mỹ sẽ là “Hàng không mẫu hạm (aircraft-carrier) của mình đang ở đâu?” Điều đó cho thấy vai trò chiến lược vô cùng quan trọng của chúng. Đây là lực lượng mà Hoa Kỳ đang chiếm ưu thế tuyệt đối trên biển với một dàn hàng không mẫu hạm hiện đại và hùng hậu.

Số lượng

Trước khi nói về “chất” hãy đếm con số. Số hàng không mẫu hạm của các quốc gia đang nắm giữ gồm có:

Quốc gia hiện đang tranh chấp vùng biển với Mỹ là Trung Quốc, sở hữu 2 hàng không mẫu hạm, chạy bằng dầu, một chiếc tự đóng, một chiếc mua lại của Nga. Dĩ nhiên, những tàu này so sánh với loại hiện đại của Mỹ là một sự khập khiễng khá lớn.

Chi phí

Ngoài kỹ thuật đóng tàu, việc khiến cả thế giới ngần ngại là chi phí cho việc “nuôi dưỡng” và bảo trì một hàng không mẫu hạm.

Hàng không mẫu hạm Quen Elizabeth (Anh quốc) phải “cõng” theo 1 triệu gallon dầu cho chính nó, và 750,000 gallon xăng cho máy bay trong một chyến hải hành dài 1 tuần.

Bù lại, đóng tàu dầu (xin tạm gọi Hàng không mẫu hạm trong bài này là “tàu”) rẻ hơn, khoảng $2.5 tỉ/chiếc, và nhanh hơn, trung bình từ 5 – 7 năm, nhưng tàu sử dụng năng lượng nguyên tử thì phải mất 10 -15 năm (riêng tàu USS Gerald Ford của Mỹ hoàn tất chỉ trong 8 năm).

Tuy nhiên thời gian đóng cũng chưa nói lên tất cả tính chất của nó. Vì lệ thuộc vào kích cỡ, sự đa dạng trong hoạt động, độ an toàn và tuổi thọ…

Trung bình, chi phí để “nuôi” một chiếc hàng không mẫu hạm tốn khoảng 1 tỉ đô la/năm. 11 chiếc là $11 tỉ, chưa tính các chi phí khác. Một hàng không mẫu hạm mang theo 5,800 thủy thủ, kỹ thuật viên và một bầy bầu đoàn thê tử, gồm có:

Hàng Không Mẫu Hạm Queen Elizabeth, niềm tự hào của Anh quốc. Chi phí 6 tỉ bảng Anh. Khởi công năm 2009 , hoàn tất 2017,. Nặng 65,000 tấn. Dài 280 mét. Sức 48,000 mã lực. Vận tốc 25 hải lý/giờ.

– 70 – 100  phi cơ tấn công (carrier air wing), đây là “nhân vật quan trọng” chúng bảo vệ tàu, bảo vệ vùng trời, cả trên mặt đất và “thịt” tàu ngầm. Do vậy, chúng được trang bị lủ khủ “đồ chơi” từ súng liên thanh, đến hỏa tiễn, ngư lôi…

– 6 tàu chiến

Xem thêm:   Phải đâu miền đất hứa

– 3 khu trục hạm

– 4 tàu trang bị hỏa tiễn tự tìm mục tiêu Tomahawk

– 10 trực thăng tác chiến chống tàu ngầm

– 2  tàu ngầm tấn công

– 1 tàu tiếp liệu (chở xăng máy bay, đạn được, vũ khí, part thay thế, và thực phẩm khô và đông lạnh)

Đường băng cong để phi cơ lấy đà cất cánh của tàu Queen Elizabeth, đây là đặc tính chung của các tàu chạy bằng dầu

Chi phí khổng lồ, nên vào năm 2019, khi thấy  tình hình thế giới không đáng lo ngại,  Ngũ Giác Ðài đề nghị cho tàu USS Truman nghỉ hưu non, việc cắt giảm này sẽ tiết kiệm cho ngân sách khoảng 30 tỉ đô la. Nhưng TT Trump bác bỏ đề nghị này, quyết định giữ lại, và tiếp tục hoạt động cho đến hôm nay.

Tuy nhiên, Hải quân Mỹ vẫn liên tục “nâng cấp” các hàng không mẫu hạm, thay thế những hàng không mẫu hạm cũ, trong đó 4 chiếc đã hoàn thành, 1 chiếc đang còn lắp ráp và 7 chiếc trên bản vẽ.

Một điều thú vị là Giám Ðốc Ðiều Hành hàng không mẫu hạm (Executive Director of Program Executive Office, Aircraft Carriers) đảm trách việc lập kế hoạch, thiết kế, đóng tàu, bảo trì, sửa chữa là một phụ nữ gốc Việt, bà Giao Phan, bà cho biết tàu nguyên tử USS Gerald R. Ford là hàng không mẫu hạm tối tân nhất trên thế giới hiện nay, có hệ thống cất cánh bằng điện từ – Electro-Magnetic Aircraft Launch System (EMALS); và hệ thống hãm đà tối tân Advanced Arresting Gear (AAG). Ðây cũng là chiếc tàu được đóng theo thiết kế mới nhất trong 40 năm qua.

Ðiều đáng mừng là những chiếc tàu đời sau, như Enterprise (hạ thủy 2022), Doris Miller (2026), TBD (2027) cũng đồ sộ không kém chị em, nhưng giá rẻ hơn nửa tỉ/chiếc, và giảm được 700 nhân sự/tàu, nhờ áp dụng những kỹ thuật mới.

Hàng Không Mẫu Hạm Queen Elizabeth đang được tiếp nhiên liệu. Đây là bất lợi lớn nhất của loại tàu dầu, khi thời tiết xấu hoặc khi lâm trận.

Phẩm chất tàu

Các hàng không mẫu hạm của Mỹ – 11 chiếc – chạy bằng năng lượng nguyên tử. Trong khi đó tàu Nga và Trung Quốc chạy bằng dầu. Nga chỉ có mỗi hàng không mẫu hạm Kuznetsov duy nhất còn hoạt động. Chiếc tàu này đơn thương độc mã khi ra trận, không có tàu hộ vệ hay hộ tống, sẽ là mồi ngon cho không quân đối phương.

Xem thêm:   Lang thang & người trẻ

Năm 2017 Trung Quốc hạ thủy hàng không mẫu hạm Sơn Ðông, dựa theo mẫu của tàu Kuznetsov (Nga), sau khi họ tân trang  chiếc tàu “si đa” Liêu Ninh mua lại của Hải quân Nga. Cả hai đều chạy dầu, khá lạch bạch và chuyên gia thế giới vô cùng nghi ngờ về khả năng tác chiến của 2 con tàu này.

Ai cũng biết không phải sắm một chiếc hàng không mẫu hạm chạy tới chạy lui lấy le, mà cần phải có một lực lượng phối hợp tinh nhuệ, và ứng biến nhuần nhuyễn khi đụng trận. Ðiều này thì ngoài Nhật ra, chưa có gương mặt nào sáng giá.

Hàng không mẫu hạm và bầu đoàn thê tử

Hiệu quả

Chiếc Queen Elizabeth mới keng của Hải quân Anh cũng chạy bằng dầu, mỗi chuyến du hành 10,000 hải lý (1 tuần) ngốn 5 triệu lít dầu. Nếu thực sự xảy ra chiến trận, việc neo tàu giữa biển để tiếp dầu là một bất lợi vô cùng to lớn.

Trong khi chiếc tàu nguyên tử USS Gerald R. Ford chỉ cần 4 ký uranium là đủ “chơi” trong 20-25 năm.

Nhưng tính ra tàu chạy dầu lại có hiệu quả về năng lượng cao hơn tàu nguyên tử. Khoảng 40% chất đốt của tàu dầu biến thành năng lượng, trong khi tàu nguyên tử chỉ thu được 33% năng lượng. Lý do là phải “chi tiêu” cho việc giảm nhiệt  trong quá trình phản ứng nguyên tử.

Lợi điểm

Dẫu bất lợi về “thu nhập” nhưng Mỹ vẫn một mực đầu tư cho tàu nguyên tử. Lý do là công suất rất lớn, nên tàu nguyên tử có diện tích lớn gấp rưỡi tàu chạy dầu, chưa kể tốc độ nhanh hơn, có vận tốc tối đa đến 35 hải lý/giờ (tàu dầu khoảng 25 hải lý). Ngoài việc giúp di chuyển nhanh chóng, nó còn lợi thế giúp máy bay cất cánh dễ dàng hơn, nên đường băng tàu nguyên tử thường ngắn và phẳng, trong khi các tàu dầu thường có đường băng cong hình parabol để làm bệ phóng.

Ngoài ra, do không phải chở dầu, nên tàu nguyên tử có nhiều chỗ trống để chứa máy bay và đạn dược. Số lượng máy bay có thể nhiều gấp đôi tàu chạy dầu.

Thủy thủ tàu USS Abraham Lincoln mở tiệc BBQ. Ảnh U.S. Navy photo by Photographer’s Mate 2nd Class Seth C. Peterson

Bất lợi của tàu nguyên tử

Tàu nguyên tử ít “xả rác” hơn tàu dầu, có lợi cho môi trường, gần như không có khói. Tuy nhiên, khó nhất là việc giải quyết chất thải nguyên tử sau thời gian sử dụng. Ðây là việc vô cùng tốn kém và mất nhiều thời gian. Ví dụ hàng không mẫu hạm USS Enterprise “giải ngũ” năm 2012, nhưng phải mất 4 năm sau mới tháo dỡ và “đóng gói” xong bộ máy nguyên tử để đem “chôn”. Những công đoạn “chôn cất” chất thải nguyên tử một chiếc tàu nguyên tử tốn gần $1 tỉ đô la, gấp 20 lần một tàu dầu, chỉ khoảng $50 triệu/chiếc).

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 28 tháng 3 năm 2024

Một điều quan trọng nữa là những tàu nguyên tử cần bảo vệ nghiêm ngặt hơn để tránh bị đối phương hủy hoại, vì kết quả sẽ rất thảm khốc. Nhưng nước Mỹ đã thành công trong hơn 50 năm qua, không xảy ra vụ rò rỉ phóng xạ nào.

Thay kết luận

Những quốc gia nghèo hoặc không giàu có vẫn thích tàu dầu hơn tàu nguyên tử, vì giá thành rẻ hơn, sản xuất nhanh hơn, và bảo dưỡng ít tốn kém hơn. Nước Mỹ cũng thấy điều này, nhưng sứ mệnh của họ lớn hơn, nên vẫn ưu tiên cho tàu nguyên tử.

Mỗi năm, chỉ riêng hàng không mẫu hạm, nước Mỹ đã “nướng” trên vài chục tỉ đô la để “dạo” loanh quanh trên biển, đủ để xây 10 cao ốc Burj Khalifa ! Nếu cộng tất cả những chi phí khác, từ hàng trăm doanh trại quân đội rải khắp thế giới, hệ thống phòng thủ, nghiên cứu vũ khí, tình báo, huấn luyện và kho dự trữ, số chi tiêu đủ để xây cả trăm cao ốc Burj Khalifa!

Nhưng nước Mỹ chấp nhận “nướng” cả ngàn cao ốc để bảo vệ tự do,  không chỉ riêng cho nước Mỹ.

Vài quang cảnh sinh hoạt trên tàu, một tiệm Starbucks, một khu shopping và đầu bếp Ho Yoo đang chuẩn bị món tráng miệng ở tàu USS Harry S. Truman. Ảnh US Navy | Airman Gregory A. Pierot

TA


1 tỉ là bao nhiêu?

– Nếu bạn có 1 tỉ đô la, bạn có thể tiêu $1,000/ngày, và bạn cần sống 2,739 năm để xài hết.

– Bạn có thể nuôi 600 người với mức lương $30,000/năm, trong vòng 50 năm.

– Bạn có thể ở khách sạn sang nhất thế giới $83,200/đêm trong 50 năm.

– Bạn có thể mua 1,500 chiếc xe tăng quân đội.

– Bạn có nhiều tiền hơn tổng thu nhập quốc gia của các quốc gia: Mauritania, Suriname Belize, Lesotho, Sierra Leone, Guyana, Eritrea, Cape Verde, Maldives, Seychelles, Djibouti, Bhutan, Gambia, Comoros,Guinea-Bissau, Sao Tome and Principe

– Sắp đủ để mua tòa cao ốc Willis Tower nổi tiếng nhất Chicago (giá $1.3 tỉ).

– Bạn có thể sở hữu 2/3 cao ốc Burj Khalifa (giá $1.5 tỉ)

– Bạn có thể mua 1,780 chiếc Veneno Roadster của Lamborghini và vẫn còn dư đôi chút.

Willis Tower, hay Tháp Willis, trước kia là Sears Tower, là một nhà chọc trời ở Chicago, Illinois. Tháp Willis (Willis Tower) là tòa nhà cao nhất ở Hoa Kỳ kể từ năm 1973

Tòa tháp này có 108 tầng.

Tháp được đổi tên thành Willis Tower vào tháng 7 năm 2009.

Cao ốc Burj Khalifa tọa lạc ở Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất . Cao 829.8 mét, là tòa nhà cao nhất thế giới (ảnh).

Burj Khalifa được thiết kế và xây dựng bởi công ty Skidmore, Owings & Merrill LLP (SOM) Chicago.

Gồm 164 tầng

55 thang máy

30,000 phòng

9 khách sạn

Tổng chi phí $1.5 tỉ.