Trước 1975, báo chí ở miền Nam khi viết tên các quốc gia trên thế giới, thường hay phiên âm theo âm Hán Việt, ví dụ như Á-căn-đình, A-phú-hãn, Nhật Nhĩ Man, Nam Dương v.v. Hiện nay, một số báo ở Hải ngoại và cả truyền thông cũng thỉnh thoảng có sử dụng, điều này khiến một số người và nhất là các bạn trẻ hầu như không biết, khó đoán ra tên quốc gia cần tìm hiểu. Căn cứ vào các sách từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, từ điển Việt Anh, cùng các tài liệu Địa lý cũ… xin sưu tầm ra đây cách gọi tên của các quốc gia trên thế giới như sau:

– Á Căn Đình: Argentina.

– A Lạp Bá (Ả Rập): Arabia.

– A Phú Hãn: Afghanistan

– Ai Cập: Egypt.

– Ai Lao: Laos.

– Anh Cát Lợi: United Kingdom.

– Ái Nhĩ Lan: Irland.

– Áo: Austria.

– Ấn Độ: India.

 

– Ba Lan: Poland.

– Ba Lạp Khuê: Paraguay

– Ba Lợi Duy Á: Bolivia.

– Ba Tây: Brazil.

– Ba Tư: Iraq.

– Bảo Gia Lợi: Bulgaria.

– Bỉ Lợi Thì: Belgium.

– Bồ Đào Nha: Portugal.

 

– Cao Ly: Korea.

– Cao Miên: Cambodia.

– Do Thái: Israel.

– Đan Mạch: Danmark.

– Đài Loan: Taiwan.

 

– Gia Nã Đại: Canada.

 

– Hoa Kỳ, Mỹ: United States.

– Hòa Lan: Netherlands.

– Hung Gia Lợi: Hungary.
– Hy Lạp: Greece.

– Hương Cảng: Hongkong

 

– Lỗ Ma Ni: Romani

Xem thêm:   Kẻ ngốc

– Lục Xâm Bảo: Luxembourg

 

– Mã Lai Á: Malaysia.

– Miến Điện: Burma (Myanmar).

– Mông Cổ: Mongolia.

– Mễ Tây Cơ: Mexico

– Nam Dương: Indonesia.

– Nam Tư: Yugoslavia.

– Nga La Tư: Russia.

– Nhật Bản: Japan.

– Nhật Nhĩ Man (Đức): Germany.

– Phú Lang Sa (Pháp): France.

– Phần Lan: Finland.

– Phi Luật Tân: Philippines

 

– Tân Gia Ba: Singapore.

– Tân Tây Lan: New Zealand.

– Tây Ban Nha: Spain.

– Tây Hồi: Pakistan

– Thổ Nhĩ Kỳ: Turkey.

– Thụy Điển: Sweden.

– Thụy Sĩ: Switzerland.

– Tô Cách Lan:  Scotland.

– Tích Lan: Sri Lanka

– Trung Hoa (Tàu): China.

– Xiêm La (Thái): Thailand

– Ý Đại Lợi: Italia.

– Úc Đại Lợi: Australia.

THV