Miền Nam Mến Yêu là những hình ảnh về quân đội, dân sự, gia đình, đời sống, văn hóa… của miền Nam xưa trước 1975.

Mục đích để nhắc nhớ mọi người, nhất là lớp hậu sinh một miền Nam văn minh và tự do thời VNCH.

Trẻ kính mời quý độc giả tham gia mục này; bạn có thể gởi hình ảnh cá nhân hoặc gia đình với chú thích chi tiết (trong vòng 100 chữ gồm: tên thật (hay biệt hiệu) người gởi, địa danh, thời điểm, bối cảnh câu chuyện, tên người trong ảnh…

Lưu ý: Người gởi chịu trách nhiệm về nội dung và bản quyền của bức ảnh.

Trẻ sẽ được quyền tuyển chọn in thành sách. Sách sẽ gởi tặng người tham dự.

Hình gửi qua email:

bientap@trenews.net,

xin ghi (Subject): MNMY (hay Miền Nam Mến Yêu)

Bạn có thể gởi hình về tòa soạn:

3202 N. Shiloh Rd., Garland, TX 75044 (chúng tôi sẽ trả lại sau khi sử dụng) 

Ghi chú: Nếu bạn muốn nhận báo biếu, xin ghi rõ địa chỉ và yêu cầu “XIN GỞI BÁO”.

Đặng lương nguyệt
cung cấp hình và nội dung

Từ phải qua trái: Nguyễn Kim Khánh, Hoàng Anh Tuyến, Trần thị Lan, Đặng Lương Nguyệt (Sân trường Gia Long giờ ra chơi -1968).

Lệ Băng Giang (trái) & Đặng Lương Nguyệt (Đường Sơn Quán 1974)  

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc trên đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa), được xây dựng từ năm 1964. Kinh phí xây dựng khoảng 98 triệu (thời bấy giờ). Kiến trúc chùa theo lối cổ  miền Bắc, nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại. Chùa gồm tòa nhà trung tâm (tầng trên có ngôi Phật điện), Bảo tháp Quán Thế Âm. Về sau, chùa lần lượt xây thêm Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường, v.v…

Chùa Vĩnh Nghiêm (1972)

Từ trên xuống: Nguyễn thị Ngọc, Nguyễn Hải, Trần Bích Khiêm, Nguyễn Ngọc Nga, Nguyễn thị Thơm, Đặng Lương Nguyệt (Chùa Vĩnh Nghiêm -1972)

Chùa Một Cột ở Thủ Đức có tên là Nam Thiên Nhất Trụ, được xây năm 1958. Chùa có kiến trúc giống chùa Một Cột ở Hà Nội, từ kèo, mái ngói đến những hoa văn bài trí, và hình ảnh rồng phượng ở các góc mái ngói uốn cong vút. Nam Thiên Nhất Trụ được làm bằng bê tông, cốt thép, còn chùa ở Hà Nội làm từ gỗ lim. Chùa Một Cột Thủ Đức, thấp và nhỏ hơn chùa ở Hà Nội, nhưng vẫn giữ kiến trúc chùa cổ miền Bắc.

Chùa Một Cột Thủ Đức (1975)

Trường Gia Long được thành lập từ 1913. Khóa học đầu tiên khai giảng năm 1915, với tên “Trường Nữ Sinh Áo Tím”. Năm 1940, trường đổi thành Collège Gia Long, rồi Lycée Gia Long. Để được vào trường, học sinh phải trải qua một kỳ thi tuyển rất khó.Theo tài liệu, cuộc tuyển sinh năm 1971, có tổng cộng 8000 học sinh dự thi, nhưng chỉ có 819 học sinh trúng tuyển. Năm 1953, đồng phục đổi sang áo dài trắng, với phù hiệu là đóa mai vàng khâu lên trên áo và tên trường đổi thành “Trường Nữ Trung học Gia Long”.

Các nữ sinh Gia Long lớp Đệ Thất 6, niên khóa 1962-1963 cùng các giáo sư: GS. Huỳnh Hoa, GS. B.Thạnh, GS. Cảnh