Miền Nam Mến Yêu là những hình ảnh về quân đội, dân sự, gia đình, đời sống, văn hóa… của miền Nam xưa trước 1975.

Mục đích để nhắc nhớ mọi người, nhất là lớp hậu sinh một miền Nam văn minh và tự do thời VNCH.

Trẻ kính mời quý độc giả tham gia mục này; bạn có thể gởi hình ảnh cá nhân hoặc gia đình với chú thích chi tiết (tối đa 300 chữ gồm: tên thật (hay biệt hiệu) người gởi, địa danh, thời điểm, bối cảnh câu chuyện, tên người trong ảnh…

Lưu ý: Người gởi chịu trách nhiệm về nội dung và bản quyền của bức ảnh.

Trẻ sẽ được quyền tuyển chọn in thành sách. Sách sẽ gởi tặng người tham dự.

Hình gửi qua email:

bientap@trenews.net,

Xin ghi (Subject): MNMY (hay Miền Nam Mến Yêu)

Bạn có thể gởi hình về tòa soạn:

3202 N. Shiloh Rd., Garland, TX 75044

(chúng tôi sẽ trả lại sau khi sử dụng) 

Ghi chú: Nếu bạn muốn nhận báo biếu, xin ghi rõ địa chỉ và yêu cầu “XIN GỞI BÁO”.

Một vài gương mặt

Nói đến miền Nam, không thể không nhắc tới cải lương, một thể loại nhạc cổ truyền đang bị mai một. Không hẳn do thiếu sức thu hút mà do việc thiếu sự chú trọng và trân trọng trong việc bảo tồn văn hóa…

Chúng tôi xin gợi nhắc một số trong rất nhiều gương mặt tài danh của cải lương miền Nam trước 1975, vùng đất tự do đã ươm mầm và nảy nở vô số tài năng, trong nhiều lãnh vực văn nghệ, văn hóa… Vừa tài, vừa sắc, họ đã cống hiến cho người thưởng ngoạn những bữa ăn dân dã mà thịnh soạn…

Mộng Tuyền tên thật là Huỳnh Thị Kim Loan, sinh năm 1947 tại Cần Thơ.  Năm 10 tuổi lên Sài Gòn học Trường Bà Phước ở Cầu Ông Lãnh.

Mộng Tuyền      

Năm 14 tuổi, cha cô là ông Huỳnh Hương Vị đã thành lập Ban Cổ nhạc Kim Loan, và cô thường có cơ hội trình diễn trong chương trình tân cổ nhạc tại Cần Thơ. Năm 1961, cô về gánh Hoa Sen của danh ca Bảy Cao.

Năm 1963, thời kỳ hoàng kim của Mộng Tuyền bắt đầu khi cô về với đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, trong vở “Mùa xuân còn mãi”. Sau đó, cô đoạt giải vàng Thanh Tâm trong vở “Phu tử tòng tử”. Tên tuổi Mộng Tuyền càng thêm rực rỡ khi xuất hiện trong phim do các đạo diễn Lê Hoàng Hoa và Lê Mộng Hoàng. Cùng với Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kiều Chinh, Mộng Tuyền được ca tụng là Tứ đại mỹ nhân điện ảnh.

Năm 1988, cô sang Pháp định cư.

Mộng Tuyền (thứ 2, trái qua) trong vở “Phu tử tòng tử”

Một gương mặt lừng lẫy khác trong giới cải lương miền Nam trước 75 là Út Bạch Lan.

Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sinh năm 1935, tại Long An.

Út Bạch Lan

Út Bạch Lan nổi tiếng từ khi được cô Năm Cần Thơ phát giác tài năng và mời lên đài phát thanh Pháp Á thu bài Trọng Thủy – Mỵ Châu.

Kể từ đó nghệ sĩ Út Bạch Lan chính thức bước vào nghề hát, vào những năm cuối thập niên 1950, cặp Út Bạch Lan –  Thành Được (ảnh dưới) làm say đắm hàng triệu con tim.

Các vở đã gắn liền với tên tuổi Út Bạch Lan như: Nửa đời hương phấn, Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh

Nói đến sự thu hút của cải lương, không chỉ đào đẹp, kép hay mà còn nhờ tuồng tích. Hai soạn giả lừng danh thuở đó là Hà Triều – Hoa Phượng. Hai ông bắt đầu nổi tiếng qua vở tuồng “Khi Hoa Anh Đào Nở”, ra mắt trên sân khấu Thúy Nga, năm 1957. Và tiếp nối nở rộ với những vở  Khi hoa anh đào nở; Nửa đời hương phấn; Mưa rừng; Thái hậu Dương Vân Nga; Cô gái Đồ Long; Anh hùng xạ điêu….

Soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng

Hà Triều tên thật là Đặng Ngươn Chúc, quê làng Vĩnh Tuy, quận Gò Quao, tỉnh Rạch Giá. Còn Hoa Phượng tên thật là Lương Kế Nghiệp, sinh ở vùng Núi Sập, An Giang.

Quyền lợi của soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng hồi đó được xem là khá cao khi được hưởng quyền lợi 5% tổng số thu, nghĩa là tuồng được hát đêm nào thì được lãnh phần trăm đêm đó. Chẳng hạn tuồng “Nửa Đời Hương Phấn” hát liên tục hàng tháng trời và lúc nào khán giả cũng nghẹt rạp!

Việc lãnh huê hồng này, phải kể đến công lao của việc hình thành Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam, và Nghiệp Đoàn Nghệ Sĩ Sân Khấu thời Đệ Nhứt Cộng Hòa.

Thành Được (photo Viễn Kính)

Út Bạch Lan và Thành Được trong vở “Nửa đời hương phấn”