Cả mấy dặm biển nối Vịnh San Francisco và Thái Bình Dương đã làm bế tắc về giao thông từ phía Bắc tới thành phố San Francisco, nên không lạ gì khi có người tỏ ý muốn xây một cây cầu bắc qua nơi đó. Nhưng không ai nghe ông ta, vì ông là Joshua Norton, một kẻ dở hơi, tự xưng là hoàng đế của nước Mỹ thời đó.
Cầu Golden Gate hiện nay. Nguồn. darnelltechnical.com
Sau đó không lâu, ý kiến của Norton đưa ra năm 1869 đã được Charles Crocker, một tay trùm đường sắt ủng hộ. Ổng không nói suông mà có cả kế hoạch thích hợp với hình vẽ và thiết kế. Nhưng rồi cũng không ai muốn nghe. Chiếc cầu lại treo trong mơ.
Có thể đây là một cây cầu rất cần thiết, nhưng vấn đề là chi phí. Các kỹ sư chuyên nghiệp về cầu, đã nhìn vào dự án và cho biết sẽ tốn cả trăm triệu. Quả là món tiền quá lớn vào thời đó, nên chuyện xây cầu coi như đi tàu bay giấy. Cho đến khi Joseph Baermann Strauss nhào vô. Ông tuyên bố, sẽ xây cầu, với chi phí không quá 30 triệu.
Strauss đã xây cả trăm cây cầu khắp cả thế giới. Chỉ trong 1 năm, ông đã xây cầu Fourth Street Bridge của San Francisco và cầu bắc qua sông Neva ở St. Petersburg, Nga thuộc loại bán di động, đường cầu được nâng lên cho tàu bè đi qua.
Trụ cầu chính 2 đầu được xây dựng. Nguồn. trụ cầu chính. Daily Mail
Ông trình bày với O’Shaughnessy về kế hoạch của mình vào năm 1921 với kinh phí là 27 triệu đô, và ngay sau đó dự án đã được bật đèn xanh. Tuy nhiên ý tưởng ban đầu nhìn khác so với chiếc cầu khi hoàn thành. Có cấu trúc hỗn hợp giữa giàn treo và giá đỡ.
Thật sự mà nói, chiếc cầu đã là điều thiết yếu vì dân số trong vùng đã tăng lên và những chuyến phà chuyên chở không đủ cung ứng; các tài xế nóng nảy đợi cả hàng dài khi kẹt xe ở bến cảng. Vì vậy, có một cách khác để băng qua vịnh là điều quá cần thiết.
Strauss đẩy mạnh công việc với một thiết kế mới thay cái cũ, một người địa phương, Irving Morrow đã đưa ra đề nghị làm cầu treo. Khi Strauss nhận được sự đồng tình của các kỹ sư, ông quyết định làm cầu treo, và cũng chính Morrow có ý kiến sơn chiếc cầu màu cam.
Những cáp treo 2 bên cầu. Nguồn. the New York Times
Nhưng việc xây cầu treo lại ngừng. Nước Mỹ đang chịu ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái nên các vụ tranh cãi chính trị và kỹ thuật đã khiến “Chiếc cầu treo” bị treo. Ngay sau đó, mọi người ủng hộ dự án này nên đã đồng tình với chi phí xây dựng 35 triệu đô, tương đương hơn nửa tỉ hiện nay. Cuối cùng thì dự án được khởi động, và điều quan trọng đầu tiên nhất đối với Strauss là “AN TOÀN”. Ông đã hoạch định những quy tắc nghiêm ngặt để bảo vệ công nhân xây cầu. Không chỉ những công nhân xây cầu cần sự an toàn, vì toàn bộ cấu trúc cầu cũng cần sự an toàn tối đa.
Các cây cầu treo lúc nào cũng nguy hiểm trong tình trạng gió mạnh, dễ bị lay động. Vì mặt cầu được treo trên những dây cáp thép, nên thường bị gió làm di chuyển và lắc lư. Ðã từng có một cầu treo khác đã lắc mạnh trong cơn gió và bị sập.
Nhịp cầu treo giữa. Nguồn. Houston Chronicle
Vị trí của cầu Golden Gate đã gây nhiều khó khăn trong việc xây dựng. Gió rất mạnh và biển cuộn sóng phía dưới đe dọa, sẵn sàng “nuốt” công nhân một cách dễ dàng. Trong thời gian kỷ lục, đội công nhân phải xuống sâu dưới biển để làm toàn bộ neo cho các trụ cầu và nguy hiểm luôn rình rập họ khi đặt các tấm dầm ngang, treo trên dây cáp của cầu. Những hiểm nguy đó, công nhân phải chấp nhận. Xây dựng cầu là ngón nghề của những tay công nhân gan lì, họ đã cả gan làm những chuyện nguy hiểm. Mỗi triệu đô mà chiếc cầu trị giá, là một mạng người xây cầu tử nạn. Nhưng với Strauss thì KHÔNG! Ông đếch muốn trả cái giá hy sinh.
Năm 1937, Strauss giải thích: “Trên chiếc cầu quá nguy hiểm đó, chúng ta có thể lừa được cái chết khi cung cấp tối đa những phương tiện an toàn cho công nhân. Công nhân nào không tuân thủ quy tắc an toàn trên các dây cáp hay bất cứ vị trí nào trên cầu, tôi sẽ cho nghỉ việc ngay tức khắc”.
Hệ thống dây cáp thép treo cầu. Nguồn. cáp của cầu. Art Institute of Chicago
Stephen Cassady nhấn mạnh những quy định an toàn rất khắt khe của Strauss trong quyển sách “Bắc cầu qua biển” của mình: “Cầu Golden Gate không phải là công việc đầu tiên mà Strauss bắt buộc mọi người phải đội nón bảo vệ và đeo dây an toàn, nhưng đây là lần đầu áp dụng rất khắt khe, ai không làm đúng, coi như mất việc”.
Danh mục các điều an toàn rất ấn tượng: Công nhân phải đội nón cứng do Edward W. Bullard, một người địa phương thiết kế, đeo mặt nạ chống khí độc, đeo mắt kính bảo vệ để chống ánh chói của nước, có cả kem bảo vệ da cho công nhân để chống gió lớn và một bệnh viện dã chiến sẵn sàng túc trực ngày đêm.
Strauss còn quan tâm tới vấn đề ăn uống của công nhân. Họ được cung cấp món ăn để giảm bớt chóng mặt khi làm việc trên cao. Còn những ai say xỉn tối hôm trước, thì có ngay món giải cơn say, nước ép dưa cải chua giúp họ tỉnh táo làm việc.
Lưới an toàn cho công nhân xây thân cầu. Nguồn. Pinterest
Strauss đã lường trước chuyện rủi ro có thể xảy ra. Ông đã chi $130,000 đô (nhiều người cho rằng quá mắc) để giăng toàn bộ lưới an toàn dưới nhịp cầu, lưới được đan bằng dây có đường kính 3/8 in, lỗ lưới rộng 6 in và giăng ra ngoài cầu 10 feet dọc 2 bên, tại những nơi công nhân làm việc. Lưới an toàn rất tiện dụng. Ðã có 19 công nhân rớt khỏi cầu xuống lưới an toàn. Sau đó, họ tự thành lập một nhóm những người được cứu khi làm cầu, có tên là “Nửa đường tới địa ngục” (Half way to hell). Với công trình xây dựng nhanh chóng, chẳng bao lâu cây cầu Golden Gate đã thành hình.
Strauss ghi chú: “Phải cần tới 2 thập niên, 200 triệu chữ để thuyết phục mọi người rằng chiếc cầu có thể làm được, nhưng chỉ cần 4 năm và 35 triệu đô để kết hợp bê tông và thép với nhau”.
Công nhân kéo dây cáp. Nguồn. Travel, Leisure
Dân San Francisco rất vui vì cây cầu mới. Trong ngày mở cầu “Dành cho người đi bộ” vào tháng 5-1937, dân chúng đổ xô đi qua eo biển. Khoảng 200,000 người tham dự cuộc hành trình, này.
Và cầu Golden Gate đã được xây dựng quá an toàn, cho dù xảy ra điều đáng sợ 50 năm sau đó: Ðám đông 300,000 người tụ tập trên cầu ăn mừng sinh nhật Golden Gate, họ bị kẹt cứng, và đã làm cho đoạn đường giữa cầu lún sâu 7 feet, điều này đã báo động và cũng không bất ngờ lắm.
Những cầu treo lớn như Golden Gate cũng có thể bị lệch, hoặc lún tới cả 10 feet. Năm 2012, một người bảo vệ cầu đã nói với báo The Mecury News rằng, cầu đã được xây dựng với độ lệch ngang an toàn là 27 feet và độ lún an toàn là 16 feet.
Cầu hoàn thành. Nguồn. US Navy
Việc lún xuống dưới sức nặng không phải là điều nguy hiểm duy nhất của cầu. Hồi năm 1930, người ta chưa biết mức tai hại của “chì” đối với con người và thế giới. Lớp sơn của cầu đã chứa toàn chì và đã tốn tới 30 năm để loại bỏ. Hiện nay, cầu Golden Gate được sơn với loại có chất kẽm.
Ðây là một công trình xây dựng đồ sộ, với nhịp chính dài 4,200 feets đã tạo kỷ lục vào thời đó, và là cầu dài nhất thế giới cho tới năm 1981.
HĐV
(Nguồn: By David Rule zenherald.com)