Trong cuộc chiến bảo vệ đất nước tự do, Hoa Kỳ không chỉ phát triển chiến cụ trên không, trên đất liền mà còn tập trung xây dựng các hạm đội tàu ngầm để sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa từ Nga, Trung quốc ở Đại Tây Dương…

Tàu ngầm tấn công seawolf. nguồn. nationalinterest.org       

Kẻ thù truyền kiếp đã ló mặt từ lâu.

Nếu đã coi phim “Tướng Patton”, chắc bạn còn nhớ tại cuộc họp của các chỉ huy phe đồng minh sau khi chiếm nước Ðức, tướng Patton (Mỹ) đã có các câu nói để đời, khi trả lời phỏng vấn:

– Chúng ta đã giết lộn con heo (giết Nga thay vì Ðức).

– Nếu cần thì chúng ta đập bọn Nga, làm càng sớm càng tốt. Nếu phải đánh tụi nó, lúc này là đúng lúc. Vì sau này chúng sẽ mạnh hơn.

– Ðáng lẽ nước Ðức không bị tiêu diệt, mà được xây dựng lại để chống một nguy hiểm thực sự, đó là Nga và chủ nghĩa Bôn-sơ-vích (cộng sản) của họ.

Như vậy, thế chiến 2 vừa xong, Mỹ chưa kịp thở, thì đã lòi ra… Nga, kẻ thù mới và truyền kiếp cho tới giờ.

Tướng Patton và những câu nói để đời với Nga. Nguồn. www.reddit.com

Nga kết giao với Tàu

Khi Nga và Trung Quốc tăng cường năng lực các hạm đội tàu ngầm của họ, Hải quân Mỹ đã tập trung vào những mối đe dọa từ dưới biển này và coi cuộc chiến chống tàu ngầm là ưu tiên tuyệt đối cho mọi thủy thủ, và cả lực lượng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC).

Tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố kế hoạch mua 2 tàu ngầm nguyên tử với hỏa tiễn liên lục địa và 2 tàu ngầm chạy dầu. Trung Quốc đã có sẵn 4 tàu ngầm xài hỏa tiễn liên lục địa và tự hào có 50 tàu ngầm tấn công xài động cơ dầu và điện.

Tàu ngầm tấn công Los Angeles. Nguồn. MC3 Casey H. Kyhl-Navy

Phản ứng của Hải quân Mỹ

Những mối đe dọa từ lòng biển này đã được báo cáo từ tháng 2-2021.

Xem thêm:   Triết Gia & Danh Ca

Ðể “chơi lại” những đe dọa này, Hải quân Mỹ đã tái hoạt động hạm đội 2 và tập trung theo dõi các hành động quân sự của Nga, kể cả những mưu toan dưới mặt biển. Và gần đây, Hải quân Mỹ đã có những cuộc tập trận nâng cao khả năng chống lại tàu ngầm của đối phương.

Phó Ðô Ðốc hồi hưu Andrew Lewis, lúc còn là chỉ huy của hạm đội 2 đã nói với các phóng viên từ tháng 9-2020: “Ðây là nơi chiến đấu, nơi đánh nhau tới nơi, tới chốn…” và “Chiến tranh chống tàu ngầm là nhiệm vụ chính của Hải quân Mỹ”.

Tàu ngầm tấn công nhanh Virginia. Nguồn. www.sandboxx.us

Nước Mỹ không còn yên tĩnh?

Những năm gần đây, các lãnh đạo Hải quân Mỹ đã cảnh báo về sự gia tăng các hoạt động dưới biển của Hải quân Nga tại Ðại Tây Dương và cho rằng, Hoa Kỳ không còn yên tĩnh trước những mối đe dọa như vậy.

Mấy năm qua, chúng tôi đã nhận thấy có một mối đe dọa triền miên ở vùng Tây Ðại Tây Dương của lực lượng Hải quân Liên bang Nga. Ðó là một thách thức nặng nề cho việc bảo vệ quê hương của chúng tôi”, Chuẩn Ðô đốc Brian Davies, Sĩ quan Chỉ huy nhóm tàu ngầm 2, Phó Tư lệnh Hạm đội 2 nói với báo Navy Times.

Ông Davies còn cho biết: “Ðặc biệt, các tàu ngầm của Nga hiện nay đã dùng hỏa tiễn liên lục địa loại tân tiến, với tầm bắn xa, chính xác, có thể tấn công trực tiếp các mục tiêu quân đội và dân sự tại Mỹ, Canada. Vì vậy, chúng tôi luôn tập trung vào chiến lược tác chiến dưới biển trong các vùng nguy hiểm”.

Tàu ngầm tấn công USS-Alaska. Nguồn. besthqwallpapers.com

Mặc dù hạm đội tàu ngầm của Nga hiện ít hơn thời cao điểm của chiến tranh lạnh nhưng họ đang có 11 tàu ngầm bắn hỏa tiễn liên lục địa, 17 tàu ngầm tấn công chạy bằng nguyên tử.

Ông Bryan Clark, một sĩ quan tàu ngầm về hưu cho biết, các tàu ngầm có hỏa tiễn liên lục địa này đủ khả năng và kỹ thuật cao cấp ngang bằng với hạm đội tàu ngầm của Mỹ.

Xem thêm:   Lê Xuân Thiết

Ông nói thêm: “Chúng ta đã có thách thức về số lượng với Trung Quốc, bây giờthách thức về khả năng chiến đấu của Nga. Vì vậy, việc này đã tạo những khó khăn trong cuộc chiến tàu ngầm”.

Bryan McGrath, cựu thuyền trưởng khu trục hạm, điều hành công ty cố vấn quốc phòng FerryBridge lưu ý rằng, các hạm đội Trung Quốc không có kỹ thuật tân tiến và năng lực như hạm đội Nga, nhưng họ có “hãng đóng tàu đầy khả năng” đẻ ra tàu ngầm như máy.

Tàu ngầm tấn công Ohio. Nguồn.www.reddit

Hải quân Mỹ tăng cường

Hạm đội 2 của Hải Quân Mỹ đã hoạt động trở lại vào tháng 9-2019 để tăng cường chỉ huy và kiểm soát chiến tranh dưới đáy biển ở khu vực phía Tây Ðại Tây Dương. Ðược biết, Hải quân Mỹ đã có Trung tâm tác chiến dưới biển ở Naples (Ý), làm việc trực tiếp với hạm đội 6; một Trung tâm chỉ huy tác chiến dưới biển ở Yokosuka (Japan), làm việc với hạm đội 5 và 7. Một trung tâm khác ở Pearl Harbor, hoạt động với hạm đội 3.

Ông Brian Davies cũng cho biết, Hải quân Mỹ đã có cơ hội trau dồi khả năng tác chiến dưới biển trong chương trình thực tập có tên “Black Widow”. Cuộc thực tập này có mục đích thực hiện chiến thuật, kỹ thuật, quy trình phát triển mới và hoàn chỉnh các chiến thuật đã có. Ðặc biệt, “Black Widow” dựa vào một kịch bản chiến thuật đã định sẵn với những kỹ thuật công nghệ hiện có để ứng dụng cho những thập niên tới.

Qua những chiến thuật đã được thử nghiệm và phân loại, ông Davies nói: “Tất cả chiến thuật, kỹ thuật và quy trình của chúng tôi tập trung vô việc truy tìm mối đe dọa của kẻ thù nằm sâu dưới đáy biển vì chính kẻ thù đã sử dụng lợi thế này để tấn công chúng ta”.

Trung tâm Phát triển Chiến tranh dưới biển ở Groton (Connecticut) chịu trách nhiệm thiết lập các mục tiêu thử nghiệm, sau đó sử dụng những dữ kiện thu được từ cuộc tập trận “Black Widow” để đánh giá và rút kinh nghiệm. Những kết quả ấy sẽ được chia sẻ với Trung tâm Phát triển Tác chiến Hàng không và Trung tâm Phát triển Tác chiến mặt Ðất và Mìn của Hải quân Mỹ.

Tàu ngầm tấn công của Anh Astute s. Nguồn. Militarytoday.com

Chống lại hai kẻ thù truyền kiếp

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 14 tháng 3 năm 2024

Theo Phó Ðô đốc Daryl Caudle, Chỉ huy lực lượng tàu ngầm Ðại Tây Dương, thì “các thiên đường an toàn” không còn nữa. Ðiều đó có nghĩa là Hải quân phải tác chiến gần sân nhà.

Trước đây, Bryan Clark khi còn là sĩ quan tàu ngầm đã phát biểu với các phóng viên như sau: “Quê hương chúng ta không còn là thánh địa nữa. Chúng ta phải chuẩn bị để tiến hành những cuộc chiến lớn ngay trên trên vùng biển của mình. Nếu đối mặt với cuộc khủng hoảng hay các hành động thù địch, chúng tôi biết Nga sẽ huy động lực lượng tàu ngầm để đe dọa lục địa Mỹ hoặc tấn công lực lượng tàu ngầm của Hải quân Mỹ đồn trú ở vịnh Base Kings, Georgia, để ngăn cản những tàu ngầm mang hỏa tiễn liên lục địa đang ra vào căn cứ này. Trong lúc ấy, hạm đội tàu ngầm cỡ lớn của Trung Quốc sẽ tràn ngập khu vực, áp đảo những khí cụ tác chiến dưới đáy biển của Mỹ, đe dọa tấn công lực lượng Hải quân Mỹ hoặc phong tỏa đảo Guam hoặc Ðài Loan. Ðối với Mỹ, chống Trung Quốc với mục đích là để họ tránh xa các chiến hạm của chúng ta, không cần biết là họ có hoạt động hay không. Riêng với Nga, chúng ta phải đánh chìm vài tàu ngầm, bởi họ sẽ là mối đe dọa liên tục khi tiến vào vùng bờ biển phía Ðông”.

Ðược biết, Hải quân Mỹ đã đệ trình ngân sách cho năm 2022 là $211.7 tỉ, kể cả yêu cầu cung cấp thêm 2 tàu ngầm tấn công loại Virginia, chỉ tiêu này đã vượt $3.8 tỉ, so với ngân sách năm 2021.

Giám đốc Hoạt động Tác chiến Hải quân Mỹ, ông Michael Gilday đã nhấn mạnh rằng, có thể cung cấp một hạm đội cỡ 300 tàu và kế hoạch này phù hợp với yêu cầu của Hải Quân Mỹ trong tương lai gần.

Một tàu ngầm nguyên tử của Nga trốn dưới lớp băng Bắc Cực. Nguồn. Russian Defence Ministry via AP

HĐV

(Nguồn: Diana Stancy Correll. www.navytimes.com. 2021)