Hải Quân Mỹ sở hữu một cái biển trong nhà lớn nhất thế giới, có tên là MASK. Khu biển giả này xây dựng năm 1962, được tân trang năm 2013, nằm tại Trung tâm Tác chiến trên mặt biển ở Carderock, Maryland.

Toàn cảnh khu biển thí nghiệm. Nguồn. United States Navy 

Biển giả dài 360f, rộng 240f, sức chứa 12 triệu gallon nước biển, sâu từ 20-35f. Biển có tất cả 216 tấm bảng tạo sóng được kiểm soát bằng cơ điện, xếp chung quanh bờ nước dựa theo những điều kiện sóng khác nhau của đại dương.

Calvin Krishen, kỹ sư làm việc tại biển giả, cho biết trên một video ở YouTube của Bộ Quốc phòng: “Có rất nhiều loại sóng khác nhau. Tự sóng cũng khác nhau ở từng vùng trên thế giới. Chúng khác nhau tùy vào sự hiện diện của bạn gần bờ, xa bờ, hoặc bạn ở trong cơn bão biển. Chúng tôi thực sự có khả năng thảo chương tất cả những loại sóng khác nhau đó để thử nghiệm”.

Biển thí nghiệm của Hải Quân Mỹ. Nguồn. Department of Defense

Khả năng vận hành, di chuyển của tàu và những hiệu quả là những điều mà các kỹ sư phải nghiên cứu và đánh giá. Những điều này cho phép các nhà nghiên cứu của MASK xác định được sức mạnh và khuyết điểm của tàu mới để bảo đảm tàu đạt được khả năng hoạt động như mong muốn. Tiến trình thử nghiệm cũng bảo đảm tàu có thiết kế, hình dạng chính xác để tạo điều kiện hướng dẫn chính xác cho thủy thủ đoàn.

Thí nghiệm trên biển. Ngồn. Daily MailDarren Boyle

Xác định tầm quan trọng của việc thử nghiệm này, kỹ sư Christopher Kent làm việc tại đây, cho biết: “Những thử nghiệm này là một phần không thể thiếu để tạo ra một con tàu đầy đủ chức năng và an toàn cho nước Mỹ”.

Xem thêm:   Họa sĩ... "Vandal"

Ðồng tình với quan niệm này, Jon Etxegoien, Trưởng phòng Kỹ thuật và Kiến trúc Hải quân Mỹ cũng nói: “Từ lâu, chúng ta đóng tàu, thuyền, chúng ta chỉ mới biết cách chúng hoạt động thực sự trong vòng trăm năm qua và biển giả này giúp chúng ta sự hiểu biết đó nhanh hơn”.

Sóng như thật dùng thí nghiệm. Nguồn. Fox News Video

Sử dụng phương tiện biển giả này, các nhà nghiên cứu tại MASK tuyên bố: “Không có cơn sóng nào kỳ lạ trên thế giới mà chúng ta không biết, chúng ta đều có thể dự đoán được mức độ”.

Việc lắp đặt hệ thống làm ra 216 loại sóng biển khác nhau được điều khiển bằng điện tử đã làm cho biển nhân tạo này trở thành nơi thử nghiệm sóng quy  mô nhất thế giới. Những mô hình thu nhỏ làm bằng sợi thủy tinh, tuần dương hạm bằng chiếc ca nô cỡi những con sóng lớn. Những tấm bảng dài có gắn bản lề, mỗi tấm có động cơ riêng, có thể tái tạo chính xác 8 điều kiện sóng biển, từ những con sóng phẳng lặng hiền lành cho đến những con sóng như bão biển hung dữ qua cả 7 vùng biển.

Thí nghiệm về tàu ngầm. Nguồn. Atlas Obscura

Hải quân Mỹ thí nghiệm và kiểm tra trong biển giả và chắc chắn rằng, những chiến hạm trị giá cả tỉ đô la phải nổi trên biển trước khi họ bắt tay vào thực hiện. Tại đây, họ cũng đánh giá, liệu các thủy thủ có thể sử dụng vũ khí, phóng hỏa tiễn hay máy bay trực thăng có đáp xuống an toàn trong những trường hợp đặc biệt và cách tàu giải quyết trong những trường hợp nguy hiểm. Tóm lại, tại đây, Hải quân phải tính toán, đo lường hết mọi tình huống xảy ra cho tàu trên mặt biển.

Thí nghiệm trên biển của Hải Quân Mỹ. Nguồn. Atlas Obscura

Thời kỳ 1960, hệ thống làm sóng bằng khí nén cũ đã không có khả năng tái tạo những điều kiện phức tạp của đại dương khi bị tác động của lực gió tại khu vực và những cơn bão biển thất thường. Ðôi khi nhóm thử nghiệm phải mang những mô hình chiến hạm điều khiển từ xa ra tận biển thật, và thu nhận những điều kiện thời tiết thực tế để có những thiết kết tốt hơn cho tàu biển. Ðược biết, gần đây, Hải Quân đã thử một tàu ngầm hỏa tiễn dự định sẽ hoạt động vào năm 2031.

Xem thêm:   Kinh đô thời trang Roma

Hiện nay, biển giả đang thiết kế một phương tiện gọi là JONSWAP, một loại quang phổ có tần số đặc biệt tạo những cơn sóng luân chuyển trong điều kiện của vùng biển Bắc Cực. Thực tế là sóng trên đại dương không bao giờ song song, tại biển giả này cũng vậy. Một kỹ sư về sóng cho biết: “Chúng tôi tạo ra những gì biển cả có thể làm”.

Những lượn sóng bình thường. Nguồn. Smithsonian Magazine

HĐV