Năm 1900, tại Sài Gòn chỉ mới xuất hiện vài chiếc xe chở thư tín, bưu phẩm đến những tỉnh lân cận như Biên Hòa, Tân An, Thủ Dầu Một, Tây Ninh… Đến năm 1908, đã có 30 chiếc đưa rước hành khách từ Sài Gòn đến khu vực Lục Tỉnh và ngược lại. Theo quy định của nhà xe, phải có một người chuyên lo công việc soát vé và bốc vác hành lý, “chăm sóc”/xếp chỗ cho hành khách. Người soát vé trong tiếng Pháp là “Contrôleur”, được dân Sài Gòn đọc gọn lại bằng chữ cuối là “lơ”.

Lơ xe trước 1975 – nhacxua.vn     

Một “lơ” xe thông thường thì không cần có bằng cấp, không cần vốn liếng, chỉ cần có sức khỏe tốt, không say tàu xe và chịu khó là có thể xin làm «lơ» xe. Vì yêu cầu công việc không cao, nên «lơ» xe có mức lương khá thấp và không có nhiều đãi ngộ. Có lẽ vì vậy mà ở Việt Nam hiện nay, rất ít thấy một người «lơ» xe nào có gương mặt hòa nhã, tươi cười.

Người ta nói: “Một cô gái điếm, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc dân lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là “đối tượng xã hội”. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là “chân dài”. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc tài tử màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng”.  Bạn làm gì không quan trọng bằng việc bạn làm điều đó với ai. “Lơ” cũng như vậy, có khá nhiều loại. “Giá trị con người” và yêu cầu công việc của người “lơ” sẽ được “nâng cấp” theo từng loại phương tiện và công ty mà họ làm việc.

Ví dụ như “lơ” xe tải có thể còn là người phụ lái khi tài xế mệt mỏi, nên cần biết và có bằng lái xe. Vì vậy, lương sẽ cao hơn “lơ” xe khách, xe đò. “Lơ” xe lửa là làm việc cho công ty đường sắt nhà nước, ngoài lương ra còn có tiền trợ cấp, được vào “biên chế”… Quyền lợi sẽ cao hơn “lơ” các hãng xe có ít… bánh. Còn «lơ» máy bay thì khỏi nói rồi, ngoài lương cao, được hãng cấp chỗ ở, được du lịch nhiều nơi trên thế giới, ngoài ra còn có nhiều ưu đãi tốt hơn những người “lơ” khác. Không những vậy, ánh nhìn của xã hội dành cho một người soát vé xe đò và một người “soát vé” máy bay cũng khác hẳn. Từ đó, «giá trị con người» của «lơ» máy bay cũng «đi mây về gió» như là công việc của họ.

Gì cũng có hai mặt, để được làm “lơ” cao cấp như “lơ” máy bay, thì ngoài học thức, ngoại hình, sức khỏe… thì các “lơ” máy bay còn cần có may mắn hoặc có những “mối quan hệ” hoặc có tiền để “chạy chọt” (nhất là những hãng bay vốn nhà nước). Ngoài ra, phải hiểu những rủi ro của công việc mình làm, ví dụ như những tai nạn hàng không, những hành khách thô lỗ, “tuổi thọ” của nghề thấp, có thể bị lây bệnh nếu ai đó trong máy bay mắc bệnh truyền nhiễm, có thể bị sàm sỡ nếu là lơ nữ … Mặc dầu những rủi ro này vẫn có thể xảy ra với những người làm lơ xe đò, xe tải, xe lửa… Nhưng nếu bạn là “lơ” máy bay, gặp một khách hàng thô lỗ, có thể tố cáo và được toàn xã hội bênh vực. Vị khách xấu xa kia sẽ bị chê trách là “có tiền mua vé máy bay mà không có tiền mua học thức”. Trong khi các “lơ” xe khách, xe đò, xe lửa vẫn có thể gặp khách hàng thô lỗ mỗi ngày, nhưng sự tố cáo của họ sẽ không gây “xôn xao dư luận” bằng. Có lẽ, vé xe đò, xe khách, xe lửa rẻ tiền quá, nên nhân cách của khách hàng và “lơ” cũng bị coi “rẻ” theo?

“Có nên chạy tiền để xin làm tiếp viên hàng không?” – câu hỏi từ báo “chính thống” Việt Nam – vnexpress.net

Những “lơ” máy bay có thể lợi dụng những kẽ hở của ngành hàng không để “kiếm thêm”, hoặc tìm cho mình một tương lai tốt hơn. Ví dụ như dùng đặc quyền đi lại giữa sân bay các nước mà buôn lậu hàng hoá xuyên lục địa, “tuồn” đồ trốn thuế giùm những con buôn, có người còn “giúp” người ta chuyển, nhận hàng cấm… Hay lợi dụng “thân phận” tiếp viên hàng không để tiếp cận những hành khách có điều kiện, trao đổi thân thể lấy tình hoặc lấy tiền. Rất nhiều “lơ” máy bay đã trở thành phu nhân chính khách, doanh nhân hoặc nổi tiếng vì bán dâm giá cao hơn cả người mẫu.

Xem thêm:   Hồng Kông suy tàn

Ngoài ra, trong lúc cả thế giới run rẩy vì dịch cúm Vũ Hán, các “lơ” máy bay được coi như người hùng, vì họ vẫn đi làm công việc của họ. Những chuyến bay của họ được tôn vinh, tâng bốc là «những chuyến bay ngạo nghễ». Trong khi các «lơ» xe khách, xe đò, xe lửa vẫn đi làm, vẫn chở người bị nhiễm và có thể bị nhiễm bệnh đến các khu cách ly, các thành phố đang là «tâm dịch… Nhưng họ không được ai coi là người hùng.

Là “lơ” máy bay, nếu nằm trong diện tình nghi hoặc là đã nhiễm cúm Vũ Hán, bạn sẽ được cách ly ở khách sạn sang trọng, được phục vụ tận tình, không phải trả tiền. Còn “lơ” xe khách, xe đò, xe lửa thì sẽ bị đưa vô “trại cách ly tập trung” với điều kiện thiếu thốn hoặc cách ly tại khách sạn nhưng phải tự bỏ ra rất nhiều tiền để trả chi phí.

Bởi vì được tâng bốc, được coi trọng hơn một số tầng lớp xã hội khác, như trên. Một số đông “lơ” máy bay tự cho mình quan trọng hơn tất cả mọi người. Nên sau khi xảy ra sự việc một nam tiếp viên hàng không của hãng bay Vietnam Airlines bị nhiễm dịch cúm Vũ Hán, đang được cách ly còn đi khắp nơi gieo bệnh dịch, gây sợ hãi cho mọi người đã khổ sở, thất bát cả năm bởi cúm Vũ Hán. Nhiều nhân viên của hãng bay này đã đăng những bài viết có “hashtag” là #WeApologize (có nhiều người dịch là “Chúng tôi xin lỗi”), nhưng hầu hết nội dung đều theo kiểu “Sorry but not sorry – xin lỗi nè, được chưa?” Theo các kiểu:

Xem thêm:   Chó...

1: Ðồng nghiệp tôi sai, tôi không sai, nhưng xin lỗi…
2: Kể khổ/kể công về nghề tiếp viên hàng không (aka nghề “lơ” máy bay)
3: Xin đừng đổ lỗi cho tập thể…

Tóm lại, mỗi lời “xin lỗi” đều kèm theo một lời biện minh hoặc trách cứ (dư luận). Ví dụ như bài viết của Anh Anna – người đảm nhiệm chức vụ “CS Instructor” (Chỉ đạo/Huấn luyện nghiệp vụ Chăm sóc khách hàng) tại Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines – dưới đây:

“Chúng tôi là ai???

Hãy nhìn chúng tôi để hiểu công việc và sứ mệnh của chúng tôi một cách nghiêm chỉnh người Việt Nam ơi!

Chúng tôi là ai mà sao chúng tôi đi làm không có ngày nghỉ ổn định như các bạn?
Chúng tôi là ai mà sao những ngày các bạn được đoàn tụ gia đình, đi du lịch cùng nhau thì chúng tôi phải đi làm nhiệm vụ?
Chúng tôi là ai mà sao con cái của chúng tôi luôn chịu thiệt thòi vì phải xa cha mẹ?
Chúng tôi là ai mà hạnh phúc gia đình của chúng tôi luôn nằm bên bờ vực tan vỡ vì không có điều kiện gần nhau để thấu hiểu nhau.
Chúng tôi là ai mà chúng tôi phải thức xuyên đêm, dậy quá sớm, bay xuyên lục địa và có thể không ngủ hơn 24h là chuyện bình thường?
Chúng tôi là ai mà khi mưa giông, gió lớn, bão tuyết chúng tôi vẫn phải xách vali lên đường?
Chúng tôi là ai mà khi xảy ra sự việc ở trên không thì chúng tôi phải hy sinh bản thân để bảo đảm an toàn của các bạn là trên hết.
Chúng tôi là ai? Là ai khi mà cả thế giới đang khiếp hãi với dịch bệnh, đang cách ly thì chúng tôi phải gánh trên vai trọng trách lao vào vùng dịch đưa cha; mẹ; anh; chị; con; cháu; người thân của các bạn; đưa người Việt Nam về Quê hương?
Chúng tôi là ai mà hầu như bây giờ chúng tôi sống trong khu cách ly nhiều hơn ở nhà?

Không hiểu sao, hầu hết các “lơ” máy bay liên quan đến buôn lậu đều làm ở Vietnam Airlines? – Chụp màn hình báo VN

Các bạn có biết không?

Chúng tôi cũng là con người, chúng tôi cũng có những nhu cầu như các bạn được nghỉ ngơi, được yêu thương, được đoàn tụ, được an toàn, được chia sẻ.
Chúng tôi từng ước mơ được nghỉ phép Tết, được đưa con đi tựu trường, được ăn tối cùng người thương vào lễ Valentine…
Chúng tôi từng ước mơ được ngủ đủ giấc, thức dậy theo giờ hành chính, đi làm trong một môi trường an toàn và ổn định…

An toàn của hàng ngàn kiều bào; du học sinh về Việt Nam trong mùa dịch – gia đình các bạn yên tâm đoàn tụ còn gia đình chúng tôi nơm nớp lo sợ cho chúng tôi sau mỗi chuyến bay kéo dài từ đầu mùa dịch cho đến tận bây giờ.

Xem thêm:   75 tuổi NATO

Mẹ về không dám ôm con…Chồng về phải ở riêng một phòng…” Hết trích.

Bài viết trên, không những không làm cho “người Việt Nam” cảm thông, rớt nước mắt mà còn khiến họ giận dữ. Có người liên tưởng đến câu của miệng “biết bố mày là ai không?” của tộc người nào đó, cho rằng những người viết và người đồng tình bài viết trên có thần kinh không ổn định, không còn nhận biết mình là ai, mặc dù làm công việc vạn người mơ (“lơ” máy bay). Có người còn kêu gọi tẩy chay hãng bay này: “Kêu gọi tẩy chay Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết mặt. Từ đó tới giờ chưa thấy Hãng nào như vậy, kinh doanh lãi thì chia chác tiền, mùa dịch lỗ thì kêu gọi nhà nước hỗ trợ tiền, 12,000 tỷ tiền thuế xương máu của dân cũng góp vô đó. Mang tiếng là chuyến bay nhân đạo giải cứu dân mà từ Mỹ bay về VN bắt đóng 5,000 USD xong về tới Việt Nam đóng thêm 35 triệu. Nhân đạo hay thừa nước đục thả câu? Ðủ tiền học tới đại học và đủ tiền đút lót để có thể vô làm tiếp viên, sao không ráng bỏ tiền để mua bộ não lắp vào cái đầu?”

Nghề khổ như “lơ” máy bay mà không hiểu sao cả đống người “chạy” để được làm – cand.com.vn

Có người tốt tánh, đề xuất luôn: “Tui làm bảo vệ quanh năm ở một chỗ, giờ giấc ổn định, áo quần chỉn chu… Anh chị “lơ” máy bay nào cảm thấy thiệt thòi hãy đổi nghề với tui. Mỗi năm tôi tặng lại 50 triệu (2500USD) .SÐT 0927xxx002”

Cũng có người cho rằng tại mỗi phi trường, nên lập một cái Miếu để mỗi khi đi máy bay xong, đồng bào ghé thắp cây nhang tỏ lòng biết ơn những người không biết mình là ai.

Ngoài ra, bài viết trên cũng khiến vô số người làm ngành nghề khác cảm thấy muốn biên “tâm thư”:

“Chúng tôi là ai mà trong khi các bạn được ở nhà thì chúng tôi phải đi xây nhà cho các bạn ở?”

“Chúng tôi là ai mà trong khi các bạn ăn cơm ngon thì chúng tôi phải tần tảo một nắng hai sương trên ruộng đồng?”

“Chúng tôi là ai mà trong khi các bạn được rảnh rang làm ăn còn chúng tôi phải dạy dỗ lũ trẻ nhà bạn hơn 8 giờ/ngày?

“Chúng tôi là ai mà trong khi các bạn chết còn chúng tôi phải mổ xác?”

“Chúng tôi là ai mà trong khi các bạn tự do còn chúng tôi bị công an rình bắt?”

“Chúng tôi là ai? Chúng tôi là ai mà trong khi các chị đang nệm ấm chăn êm với chồng/bồ nhí thì chúng tôi phải đứng đường kiếm từng “cuốc” giữa đêm Ðông giá rét? Chúng tôi là ai mà cả ngày mới mở hàng được một “cuốc” thì bị các anh an ninh ập vào dẫn đi, khách thì xù luôn tiền “tip”? Chúng tôi là ai mà mỗi lần bị bắt là chỉ có chúng tôi bị chụp hình, quay phim, rồi còn bị dẫn đi trại phục hồi nhân phẩm, còn các bác khách hàng thì chỉ bị phạt nhẹ nhàng?”
“Chúng tôi là ai khi mà các vị “có uy tín” mua bằng tiến sĩ giả của chúng tôi để làm quan to còn chúng tôi phải vô tù?”

“Tôi là ai khi các bạn có đôi có cặp còn tôi phải… ế?”

DU