“Đọc báo thấy uống bia có hại cho sức khoẻ, thế là bỏ uống bia. Đọc báo thấy hút thuốc có hại cho sức khoẻ, thế là bỏ hút thuốc. Đọc báo thấy ăn bánh bao có nhân làm từ giấy carton, thế là bỏ ăn bánh bao. Đọc báo thấy ăn nước tương có chất gây ung thư, thế là bỏ ăn nước tương… Đọc báo thấy tình dục có hại cho sức khoẻ, thế là bỏ… đọc báo !”

Cách người dân Thái thi hành luật không xài túi nilon dùng một lần – Từ Zing.vn    

Tuy là một câu chuyện cười, nhưng câu chuyện ở phần mở bài bày ra một sự thật là con người phải chịu đựng những thói quen xấu của chính mình và người khác một cách sẵn lòng hết từ ngày này đến ngày khác, từ năm này qua năm khác. Trong tình trạng tỉnh táo và biết rõ đó là những thói quen xấu. Cho đến khi “cai” được từng cái, từng cái theo thời gian… nếu được!

Ðó có thể là tính lười biếng, ẩu tả, thói quen hút thuốc nhiều, uống rượu bia nhiều, lên mạng vô độ, hay nghiện ngập chất kích thích, phung phí, không tiết kiệm… những tật như cắn móng tay, móc mũi, thích hóng hớt, chen ngang vào lời nói của người khác, thích hứa hẹn xa xôi cho vui miệng, thích cà khịa người khác… Tất nhiên, mỗi ngày, con người luôn tự nhủ với bản thân rằng sẽ cố gắng loại bỏ những thói quen mà họ cho là xấu, nhưng số người thành công phải nói là rất ít. Chưa kể, trong lượng người thành công “đoạn tuyệt” thói quen xấu đã ít đó chứa số người “tái nghiện” sau khi “cai” không hề nhỏ. Giống như việc người ta thích bỏ rác vào mấy chỗ để bảng “cấm đổ rác”, cái xấu luôn có một sự hấp dẫn kỳ lạ đối với con người.

Bản thân tôi cũng có rất nhiều tật xấu. Ví dụ như hay GATO (ghen ăn tức ở) với những người đẹp hơn, giỏi hơn mình. Cà nanh với những người may mắn, hạnh phúc hơn mình. Hay kiếm chuyện với người hiền hơn mình. Hay làm nhiều việc mà chính bản thân cũng không ngờ được…  Túm lại, để mỗi con người ngồi xuống, liệt kê ra những thói quen xấu của mình là một việc vô cùng dễ dàng. Trôi chảy còn hơn cả việc kể ra những thói quen tốt của bản thân nữa. Nhưng để từ bỏ những thói quen xấu đó, ai cũng cần rất nhiều lý do, rất nhiều kiên trì lẫn “nghị lực” để làm được. Bởi vậy, trong rất nhiều lời khuyên tệ hại trên thế giới này được người ta lặp đi lặp lại. Có câu nói “Hãy luôn là chính mình”.

Tại sao “Hãy luôn là chính mình” khi bạn là một người bẩn tính, ngu ngốc và đầu óc chỉ có những suy nghĩ xấu xa? Bạn có thể “Hãy luôn là chính mình” khi bạn vừa sanh ra đã thông minh, xinh đẹp, giàu có, hoàn hảo và… chết luôn ngay sau đó. Vì cho dầu bạn vừa sanh ra đã  thông minh, xinh đẹp, giàu có, hoàn hảo thì bạn cũng không thể “Hãy luôn là chính mình” khi từ từ bước qua năm tháng. Vượt qua những trắc trở, chông gai, lừa lọc trong cuộc sống tương lai.

Cách người dân Thái thi hành luật không xài túi nilon dùng một lần – Từ Zing.vn

Và những thói quen xấu ở trên kia cũng là một lý do nữa cho thấy câu nói  “Hãy luôn là chính mình” vô cùng nhảm nhí… Chẳng ai muốn xấu hoài!

Xem thêm:   Toàn tiền tỷ

Chính vì mỗi con người trong xã hội không thể xấu hoài nên ai cũng phải không ngừng thay đổi, cố gắng hoàn thiện bản thân theo năm tháng. Xã hội này cũng không thể “Hãy luôn là chính mình”. Không thể bỏ bê sự phát triển của văn minh nhân loại mà cứ hoài tụt hậu. Tất cả đều thay đổi nhau từng ngày bằng nhiều cách. Trong đó, cách “hữu hiệu” nhất khiến xã hội con người tốt đẹp hơn không phải là khuyên nhau, răn nhau. Mà là ra… luật cho nhau.

Một đất nước càng phát triển, càng văn minh thì càng có nhiều điều luật cụ thể. Những điều luật không chỉ để thay đổi và bảo vệ cuộc sống của nhân loài mà còn là muôn loài khác và cả trái đất này. Ví dụ như luật cấm ăn thịt chó, cấm săn bắt động vật quý, cấm chặt phá rừng, cấm xả rác nơi công cộng, cấm bạo lực… Luật có thể khác nhau ở một số nơi trên thế giới, nhưng nhìn chung đều hướng đến sự tồn tại của sự sống và văn minh. Tuy nhiên, bởi vì thói quen xấu cố hữu, mà có những điều luật vô cùng hữu ích, vô cùng tốt, ai cũng công nhận sự tốt, sự hữu ích đó nhưng lại bị phản đối hoặc hoài nghi khi được công bố.

Ví dụ như luật cấm dùng đồ nhựa/nilon xài một lần (rồi bỏ) vừa được áp dụng ở Thái Lan ngày 1/1/2020 đang gây “sốt” trong cộng đồng mạng Việt Nam. “Nếu một ngày các siêu thị, cửa hàng ở Việt Nam đồng loạt không dùng túi nilon như Thái Lan, bạn sẽ mang gì đi để đựng đồ?” – Là câu hỏi được đặt ra nhiều nhì trong tuần qua.

Ai cũng biết, dùng đồ nhựa/nilon xài một lần (rồi bỏ) là thứ rất độc hại, lâu phân hủy, gây ra rác thải, ô nhiễm môi trường, bệnh tật/cái chết cho loài người lẫn loài vật. Nhưng không ít người Việt đã tự hỏi, nếu luật đó được đặt ra ở Việt Nam, thì người dân VN có đồng tình hay không? Mất bao lâu để người Việt bỏ được thói quen dùng đồ nhựa/nilon xài một lần (rồi bỏ)?

Xem thêm:   Chuyện nhân duyên

Khi mọi thứ khác (cùng công năng) đều có giá mắc hơn đồ nhựa/nilon xài một lần và không được sản xuất đại trà tại Việt Nam. Khi đồng lương tối thiểu của người dân VN ngày càng thấp hơn đồng lương tối thiểu của người dân thuộc các nước trong khu vực – Việc này buộc họ phải tính toán trong chi tiêu. Khiến họ chấp nhận mua thực phẩm kém chất lượng, ở nơi kém chất lượng và dùng những món đồ kém chất lượng. – Nghèo, là một trong những lý do chính khiến người ta không rảnh để… văn minh nhất!

Không lái không lái – Từ Facebook

Thiệt ra, khi nhìn những hình ảnh người dân Thái Lan “nô nức” tận dụng mọi vật dụng đựng được đồ như vali, thau, xe kéo, cần xé, giỏ tre, bao bố… để mang đi chợ/siêu thị. Rất nhiều người Việt cũng gõ bàn phím khuyên nhau mai đem theo túi vải khi đi mua sắm, phân loại rác tự hủy và rác tái chế tại nhà… Xong, cũng chính họ, thở dài, nói: Mang túi vải làm gì khi mỗi món đồ ăn vẫn phải bỏ vô một túi nilon riêng. Phân loại rác làm gì khi mỗi lần xe rác tới, người ta ụp hết mấy thùng rác (đã phân loại) vô chung một chỗ rồi chở đi?

Ðiều này cho thấy, ngoài việc người dân thi hành luật ra sao, thì cái sự ra luật, làm luật của chính quyền, những người nhân danh chính quyền để làm việc cũng rất quan trọng. Nhờ họ, mà có những điều luật tưởng như vô cùng hợp lý, vô cùng bình thường ở khắp thế giới cũng trở nên tréo ngoe, gây tranh cãi ở Việt Nam. Ví dụ như “Luật phòng chống tác hại của rượu bia” trong nghị định 100 được áp dụng ngày 1/1/2020. Nghe qua vô cùng hợp tình, hợp lý với tình trạng tai nạn giao thông tăng cao hiện nay ở VN: ăn nhậu => có nồng độ cồn trong người => không được lái xe. Nhưng khi đọc kỹ, người ta tá hỏa nhận ra rằng, bạn uống nhiều rượu bia khi chạy xe thì bị phạt rất nặng (dĩ nhiên). Nhưng nếu bạn không uống rượu bia, uống từ hôm qua, hay ăn nhầm thứ gì có cồn như trái cây/cơm rượu/giấm táo… bạn có bị phạt hay không là do… ăn ở, do số phận, do tâm trạng của người Cảnh sát giao thông “ngoắc” bạn vô. Vì luật mới này đã quy định, mức phạt thấp nhất được đề ra cho người có nồng độ cồn từ 0 đến 0.24miligam/100 mililít máu trong 1 lít khí thở.

Chính cái sự nhập nhằng này đã gây ra không biết bao nhiêu tranh cãi và nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xung quanh việc này. Hàng loạt các câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra. Như Tài xế T.M.C (1985, quê tỉnh Phú Thọ) tối 6/1/2020 có đi nhậu nhưng không lái xe. Ðến sáng 7/1/2020, anh lái xe đi làm thì bất ngờ bị cảnh sát kiểm tra, phạt 7 triệu vì vi phạm nồng độ cồn. Hay vụ ông Lê Kỳ G. (1977) uống 1 ly rượu thuốc để chữa bệnh đau lưng trong bữa cơm gia đình. Sau bữa cơm, G. chở vợ đi mua đồ ăn thì bị Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn và bị phạt 7 triệu. Bởi vậy, có nhiều người còn tự hỏi, uống ly rượu thuốc bị phạt 7 triệu. Có nên chuyển qua chơi xì ke không? Mỗi lần bị phạt có 750 ngàn hà!

Hình từ Báo Mới

Còn có những câu chuyện thiệt mà như đùa như vầy: 1 giờ trưa ngày 8/1/2020. Sau 8 ngày “Luật phòng chống tác hại của rượu bia” được khai sanh. Có một tài xế bị Cảnh sát giao thông “ngoắc” vô “làm việc” với lý do “phát hiện lái xe có dấu hiệu đã sử dụng rượu bia”. Ðó là tài xế lái chiếc xe Fotuner biển số 34A.  Vị tài xế này đã kéo kính, khóa cửa. Nhốt các “đồng chí” cảnh sát giao thông bên ngoài, “cố thủ” trên xe và liên tục uống nước hơn 3 tiếng đồng hồ. Khi các Cảnh sát giao thông buộc phải điều xe cứu hộ đến để kéo chiếc xe hơi của ông tài xế về phường. Lúc đang định dán niêm phong thì ổng mới chịu bước ra ngoài để đo nồng độ cồn. Bất ngờ là, kết quả tài xế có nồng độ cồn bằng 0 (???)

Xem thêm:   Chó...

Ngoài sự nhập nhằng về mức phạt, cái lý do chính khiến cho “Luật phòng chống tác hại của rượu bia” đánh mạnh vào những tâm hồn mong manh, yếu ớt của cộng đồng mạng là “ấn tượng” xưa nay về Cảnh sát giao thông Việt Nam. Phải chi ai cũng dễ ăn dễ nói như cậu Cảnh sát giao thông dưới đây thì tốt quá:

“Vừa xong vụ nhậu trưa với mấy anh em, hắn vội vàng nhảy lên chiếc BMW cáu cạnh để phi về thăm cô vợ lẽ. Cậy có con xe ngon, hắn cứ vít ga 150km giờ đều đều. Rồi cái gì đến cũng đã đến, tiếng còi ụ của xe cảnh sát đuổi theo. Liếc qua gương, hắn bĩu môi nhấn ga tiếp 180km giờ. Vẫn nghe tiếng còi ụ, lại nhấn tiếp 200km, rồi 220, rồi 250km/giờ.

Nhưng gần đến trạm BOT mất rồi, đành giảm ga và tấp xe vào vệ đường. Chú cảnh sát cho xe tấp vào phía trước xe hắn, xuống xe tiến đến gần rồi nói:

– Chào bác. Quả tình em chưa bao giờ gặp bác nào lái xe nhanh giữa đường đông bằng bác. Ca trực của em cũng sắp hết rồi. Nếu bác đưa ra được một lý do chính đáng mà em chưa được nghe bao giờ thì em sẽ không lập biên bản phạt bác bất cứ lỗi gì.

Hắn gãi đầu rồi trả lời: Cách đây 20 năm, con vợ tôi nó bỏ tôi theo một tay cảnh sát giao thông. Nay thấy xe Cảnh sát giao thông đuổi theo, tôi tưởng thằng cha đó mang trả bà vợ ấy nên hãi quá mà tăng tốc, vậy thôi.

Hình từ Báo Mới

DU