Người ta ghi nhận ngày nóng nhất của địa cầu từ trước đến nay là vào ngày 4 tháng 7 năm 2023 với nhiệt độ trung bình toàn cầu là 62,92 độ F (khoảng 17 độ C), mức cao nhất trong vòng 125,000 năm qua. Phá kỷ lục trước đó hồi tháng 7-2022 và tháng 8-2016 khi nhiệt độ trung bình toàn cầu lên tới 62,46 độ, theo dữ liệu của U.S. National Centers for Environmental Prediction (tạm dịch theo nội dung tin: Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng của Mỹ).
Nhà khí tượng học Samantha Davies giải thích do các đợt nắng nóng gần đây ở Mỹ, Canada và Châu Âu từ hiện tượng El Nino. Trong thời gian ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino, nhiệt độ bề mặt nước biển tăng trên mức trung bình ở Thái Bình Dương.
“El Niño” là một chu kỳ khoảng 4 năm, hoàn toàn bất quy tắc và xáo trộn trong vòng 2 đến 7 năm, một dòng nước ấm đi sát bờ biển tiến xuống phía Nam, khiến cho nhiệt độ nước biển tăng cao, nằm phần phía đông Thái Bình Dương kéo dài mấy ngàn kilômét sát gần Peru và Ecuador, mang đến mưa gió bão bùng một số vùng và một số vùng trở nên khô hạn trên diện tích rộng lớn. Các nhà khoa học bổ sung thêm rằng, hiện tượng “El Niño” liên quan với sự biến hoá vận tốc của Trái Đất, có những lúc bình thường và đôi khi “thắng” lại làm dao động các luồng hải lưu ấm lạnh, sự ấm lạnh đột ngột của các đại dương tác động đến khí hậu toàn cầu và nâng hạ mực nước biển.
Khi trái đất trở nên nóng hơn, hàng triệu công nhân phải đối mặt với thách thức về căng thẳng nhiệt và giảm năng suất làm việc và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu, do ảnh hưởng của việc tăng tiêu thụ điện năng, dầu mỏ, than và khí đốt v.v…
Dữ liệu nhiệt độ toàn cầu của NOAA/Maine có từ năm 1979, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết đây là nhiệt độ toàn cầu cao nhất kể từ khi các phép đo bằng thiết bị chính xác cao hơn, bắt đầu vào khoảng những năm 1850.
Tại Mỹ, 57 triệu người đã hứng chịu đợt nóng này. Trung Quốc cũng hứng chịu chung hậu quả này, riêng một số vùng ở phía bắc châu Phi lên tới 122 độ F (khoảng 50 độ C).
Năm ngoái, một hội thảo gồm 278 chuyên gia khí hậu hàng đầu của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng hành tinh này đang trên đà vượt qua mục tiêu đã được “quy ước” là giữ cho nhiệt độ toàn cầu chỉ “được” tăng ở mức tối đa 1,5 độ C (2,7 độ F). Nếu vượt qua ngưỡng đó, con người đối diện với các thảm họa do khí hậu gây ra như sóng nhiệt, nạn đói và các bệnh tật.
Chúng ta cùng hy vọng những đợt nắng nóng trong năm nay sẽ không vọt quá cao trong khi loài người loay hoay hội họp tìm cách ‘chữa trị”.

Cơn bão Ian tàn phá Bonita Springs, Florida (9-2019). Đây là cơn bão gây tổn hại bậc nhất tại Mỹ, thiệt hại 113 tỉ đô la, và tước đi 156 nhân mạng. Credit: Sean Rayford/Getty Images (nguồn ảnh: insideclimatenews.org)
Hạnh Dung (tổng hợp)