Chóng mặt (dizziness) xuất hiện thường xuyên hơn nơi người già, nhưng đôi khi là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như khối u hoặc bệnh tim.

Nguyên nhân

Một nguyên nhân là sự di chuyển của các tinh thể nhỏ nơi tai trong (inner ear), vốn giúp chúng ta duy trì thăng bằng. Khi những tinh thể này bị lệch khỏi vị trí bình thường – xảy ra thường xuyên hơn ở người lớn tuổi – nó có thể tạo ra cảm giác quay cuồng, được gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (benign paroxysmal positional vertigo – BPPV).

Nếu bạn đứng lên sau khi buộc dây giày chẳng hạn, mà đột ngột cảm thấy căn phòng quay cuồng, thì rất có thể bạn đang bị BPPV. Còn chóng mặt xuất hiện dần dần hoặc khi ngồi dậy hoặc đứng lên nhanh chóng thì có thể do mất nước (dehydration) hoặc huyết áp thấp (low blood pressure). Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu (diuretics), thuốc chống trầm cảm (antidepressants), thuốc chống lo âu (anxiety drugs), và thuốc điều trị huyết áp cũng có thể gây chóng mặt. Nhiễm trùng tai (ear infections) hoặc ráy tai bịt kín (impacted earwax) cũng có thể khiến bạn cảm thấy quay cuồng.

Khi nào cần gọi bác sĩ

Chóng mặt thỉnh thoảng chỉ kéo dài vài giây có thể không đáng lo ngại, nhưng bạn vẫn nên thông báo cho bác sĩ. Nếu tình trạng này kéo dài trong vài phút hoặc lâu hơn hoặc tiếp tục tái diễn, hãy gọi bác sĩ ngay.

Xem thêm:   Phòng ngừa đột quỵ

Chóng mặt đột ngột hoặc mất thăng bằng, kèm theo méo mặt, khó nói, buồn nôn, rối loạn thị giác hoặc thính giác có thể là dấu hiệu của đột quỵ (stroke). Hãy gọi 911 ngay.

Ngăn ngừa chóng mặt

  1. Di chuyển chậm lại

Nếu các chuyển động đột ngột khiến bạn chóng mặt, hãy thử di chuyển chậm hơn khi quay người hoặc khi chuyển từ tư thế nằm sang ngồi hoặc từ ngồi sang đứng. Điều đó sẽ giúp hệ thống thăng bằng của cơ thể có thời gian điều chỉnh.

  1. Uống đủ nước

Vì mất nước có thể dẫn đến chóng mặt, hãy uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 7 đến 8 ly).

  1. Kiểm tra lại thuốc

Khi bắt đầu dùng thuốc mới, hãy xem lại tất cả các loại thuốc với bác sĩ, bao gồm cả thuốc không kê đơn, thảo dược, và thực phẩm chức năng (dietary supplements). Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thời gian dùng thuốc để ngăn ngừa chóng mặt hoặc các tác dụng phụ khác.

Thử nghiệm Epley Maneuver

Nếu bác sĩ cho rằng bạn bị BPPV, họ có thể hướng dẫn bạn thực hiện thủ thuật Epley (Epley maneuver), trong đó bạn xoay đầu và cơ thể theo những cách giúp đưa các tinh thể trong tai trở lại đúng vị trí.

Nếu chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc thời gian uống thuốc để giảm tác động. Nếu tình trạng này kéo dài, họ sẽ kiểm tra nhiễm trùng (infections), rối loạn thăng bằng (balance disorders), và các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như khối u (tumors), suy tim sung huyết (congestive heart failure), rối loạn nhịp tim (irregular heart rhythm), và các bệnh khác như Parkinson.

Xem thêm:   Móng tay và sức khỏe

Nếu không tìm thấy nguyên nhân, bác sĩ có thể đề nghị phục hồi chức năng tiền đình (vestibular rehab), giúp bớt chóng mặt, và các vấn đề về thăng bằng. Tuy nhiên, lo âu hoặc trầm cảm cũng có thể là một yếu tố. Nguy cơ chóng mặt tăng lên 1.5 lần nếu bạn có tiền sử lo âu. Điều trị vấn đề tâm lý này có thể giúp giảm triệu chứng chóng mặt.